2018: Số vụ tấn công điện thoại bằng phần mềm độc hại tăng gấp đôi
Kaspersky Lab – công ty chuyên nghiên cứu về chủ đề an ninh mạng đã phát hành số liệu Secure List (Danh sách bảo mật) cho năm 2018. Theo đó, các vụ tấn công người dùng thông qua điện thoại đã tăng mạnh so với năm 2017.
Các số liệu nói lên rất rõ: Năm 2018, có 116.5 triệu cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại (malware) trên thiết bị di động, trong khi con số này trong năm 2017 chỉ là 66.4 triệu. Điều đó cho thấy, thị trường di động là một “mỏ vàng” cho nhiều người, kể cả là với giới tội phạm hoạt động trên không gian mạng.
Trong đó, các vụ tấn công bằng Trojan (phần mềm ác tính không có chức năng tự sao chép nhưng có sức hủy hoại tương tự virus) có tỷ lệ tăng mạnh nhất – từ 8.63% trong năm 2017 lên 17.21% vào năm 2018.
Sắp tới, với sự phát triển của IoT (Internet of Things – Internet kết nối vạn vật) cùng sự ra đời của các loại phụ kiện kết nối nhằm hướng đến xây dựng ngôi nhà thông minh, “tội phạm mạng” chắc chắn sẽ còn hoành hành và không thể bị loại bỏ trong tương lai gần.
Nguồn: AndroidPIT
Video đang HOT
Năm 2018, tin tặc đã gây ra 116,5 triệu vụ tấn công vào thiết bị di động
Điện thoại di động hiện nay đang là mục tiêu hấp dẫn cho tin tặc, trong khi đó nhiều người dùng tại Việt Nam hay bỏ qua các biện pháp đơn giản để bảo vệ thiết bị của mình.
Điện thoại di động ngày nay đang là một nền tảng toàn cầu, vai trò của smartphone trong kinh doanh và đời sống cho người dân gia tăng nhanh chóng ở khắp nơi trên thế giới.
Những quốc gia có tỷ lệ tấn công mã độc trên thiết bị di động nhiều nhất năm 2018
Tội phạm mạng đã nhận thấy được tiềm năng từ lượng dữ liệu khổng lồ được lưu trữ trên điện thoại thông minh của người dùng, từ đó không ngừng cải thiện chiến lược phát tán phần mềm độc hại và các cách thức tấn công thiết bị mới.
Theo báo cáo về mã độc trên di động năm 2018 của Kaspersky Lab, số lượng tấn công sử dụng mã độc với thiết bị di động trong năm qua là 116,5 triệu, cao gấp đôi năm 2017 là 66,4 triệu.
Số lượng thiết bị, số lượng người dùng bị ảnh hưởng cũng tăng lên. Tuy nhiên số lượng tập tin độc hại lại giảm, điều này cho thấy chất lượng của mã độc trên thiết bị di động đã trở nên tinh vi và hoạt động mạnh mẽ hơn.
Ảnh minh họa.
Kaspersky Lab cũng cho biết, các kỹ thuật lây nhiễm mã độc phổ biến trong năm qua là tấn công chuyển hướng DNS của thiết bị. Người dùng khi bị thay đổi DNS thay vì truy cập vào trang web thật sự của tổ chức tài chính hay trang thanh toán thật sự đã bị tin tặc điều hướng đến một trang web giả, từ đó ăn cắp thông tin đăng nhập tài khoản ngân hàng.
Xu hướng tin nhắn rác cũng phát triển trong năm qua.
Đứng đầu danh sách các nước nhiễm mã độc trên thiết bị di động hiện này là Iran với 44,24% người dùng nhiễmm, tiếp sau đó là Bangladesh và Nigeria. Người dùng Việt Nam chỉ có 5,87% nhiễm mã độc.
Mặc dù con số không quá cao khi so với tỷ lệ của thế giới nhưng người dùng vẫn cần có các biện pháp bảo vệ thiết bị của mình.
Một số biện pháp được các chuyên gia bảo mật khuyến cáo đó là người dùng nên chỉ cài đặt các ứng dụng chính thức được phát hành qua kho tải ứng dụng của hệ điều hành như App Store của Apple hay CH Play của Google.
Cùng với đó là ngăn chặn việc cài đặt các ứng dụng từ các nhà cung cấp không rõ ràng. Việc cấp quyền cho ứng dụng trên thiết bị cũng cần được chú ý. Nhiều ứng dụng xin được cấp quyền xem danh bạ, điều khiển cuộc gọi, tin nhắn hay thu thập vị trí người dùng không cần thiết là kẽ hở để tin tặc xâm nhập thiết bị.
Nhiều người dùng tại Việt Nam hay bỏ qua các bản cập nhật hệ thống trên thiết bị nhưng việc cập nhật này là vô cùng cần thiết. Các bản cập nhật này sẽ vá các lỗ hổng hiện tại và giữ cho thiết bị luôn được bảo vệ.
Theo bizlive
5 hình thức tấn công lừa đảo nguy hiểm trong năm 2019 Các chuyên gia bảo mật Trend Micro vừa đưa ra 5 dự đoán về tình hình bảo mật trong năm 2019, mọi thứ chỉ gói gọn trong câu nói phức tạp và nguy hiểm hơn bao giờ hết. Yếu tố lừa đảo sẽ thay thế chiến dịch tấn công bằng phần mềm Hình thức lừa đảo trực tuyến hiện nay không chỉ sử...