2016 sẽ là năm nóng nhất từng ghi nhận trong lịch sử
Số liệu của Tổ chức Khí tượng Thế giới cho thấy nhiệt độ toàn cầu đã tăng 1,2 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp và sẽ chạm mức kỉ lục mới trong năm nay.
Nắng nóng càn quét Ấn Độ tháng 5.2016. Có nơi nhiệt độ lên tới 51 độ C, chưa từng có trong lịch sử
2016 nhiều khả năng sẽ là năm nóng nhất từng ghi nhận trong lịch sử, với nhiệt độ có thể phá vỡ kỉ lục của năm 2015, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO).
Theo báo cáo của WMO, nhiệt độ toàn cầu năm 2016 đang cao hơn 1,2 độ C so với mức nhiệt thời tiền công nghiệp. Những số liệu này vừa được công bố hồi đầu tuần tại một hội nghị thượng đỉnh khí hậu toàn cầu ở Maroc, châu Phi.
Trong thỏa thuận khí hậu hồi tháng 12.2015 ở Paris, 195 nước đã thống nhất không để nhiệt độ toàn cầu tăng quá 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Đây là mức tăng nhiệt có thể khiến môi trường trên Trái Đất bị hủy hoại nghiêm trọng và không thể đảo ngược.
Cũng theo các nhà khoa học. hiện tượng thời tiết El Nino đã đẩy nhiệt độ tăng cao vào đầu năm 2016. Tuy nhiên, sự nóng lên của trái đất, gây ra bởi phát thải khí nhà kính do hoạt động của con người, mới là yếu tố góp phần nhiều nhất.
Video đang HOT
Băng tan là một trong nhiều hệ quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu
“Cứ một năm lại có một kỉ lục mới”, Tổng thư ký WMO, Petteri Taalas, nói trong hội nghị. “Nhiệt lượng bộ sung từ hiện tượng El Nino đã không còn nữa. Nhiệt độ từ sự ấm lên toàn cầu lại đang tiếp diễn”.
“Do biến đổi khí hậu, tần số xuất hiện và quy mô ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan đang tăng lên,” ông nói.”Nắng nóng và ngập lụt đang ngày càng phổ biến”.
WMO cho biết sự ấm lên toàn cầu do hoạt động con người đã gây ra ít nhất một nửa các hiện tượng cực đoan trong nhứng năm gần đây.
Như vậy, 2016 nhiều khả năng sẽ là năm thứ 3 nóng kỉ lục liên tiếp, theo sau 2015 và 2014.
Theo Trà My – Tổng hợp (Dân Việt)
Cách Mỹ kiểm 100 triệu phiếu bầu trong "một nốt nhạc"
Chỉ trong mấy tiếng ít ỏi, hơn 100 triệu phiếu bầu được kiểm tra toàn bộ với diễn biến cập nhật từng giây.
Bà Clinton có mặt ở New York để bỏ phiếu.
Năm 2016, số lượng cử tri phổ thông Mỹ đi bầu là khoảng 100 triệu người. Dân Mỹ muốn thức dậy sau một đêm là có kết quả ngay nên quy trình kiểm đếm hơn 100 triệu phiếu này không thể thực hiện bằng tay. Cần biết rằng năm 2012, tổng số phiếu bầu vượt 129 triệu,
Để thực hiện quy trình tưởng như bất khả này, trợ giúp đắc lực nhất là những đôi tay và máy móc siêu hiện đại. Cũng giống như hệ thống bầu cử, quy trình đếm phiếu khác nhau ở mỗi bang, thậm chí là mỗi hạt. Heather Gerken, chuyên gia luật bầu cử đại học Yale nói: "Quy trình này rất khác nhau". Cô từng là tư vấn luật cấp cao cho Obama trong năm 2008 và 2012.
"Tại một số địa điểm như Los Angeles, kết quả được công bố theo một đơn vị lớn. Maine có 533 đơn vị khác biệt và phải gọi điện tới từng nơi để biết kết quả". Cần biết rằng Los Angeles có số dân gấp 10 lần Maine.
Người dân xếp hàng đi bầu sáng ngày 8.11.
Dù vậy, một bang có chia nhỏ thế nào thì quy trình kiểm đếm vẫn dựa trên quy tắc cơ bản. Khi hòm phiếu đóng, người kiểm phiếu sẽ bắt đầu công việc của mình. Quy trình này có thể khác biệt tùy thuộc vào hệ thống bầu mà đơn vị đó sử dụng. Hầu hết trường hợp, không đơn vị nào kiểm bằng tay. Chỉ có ít hơn 5% đơn vị bỏ phiếu toàn nước Mỹ dùng tay đếm phiếu, theo Charles Stewart III, giáo sư khoa học chính trị ở MIT, nói. Theo Charles, có hai cách để đếm phiếu.
Cách đầu tiên là dùng máy scan quang học để kiểm tra từng tờ phiếu. "Sau khi cử tri bỏ phiếu, họ tự đưa phiếu vào máy scanner. Quy trình diễn ra quá nhanh nên họ không nhận ra máy đã có kết quả trong kho dữ liệu". Cuối ngày bầu cử, máy scan in ra một tờ tổng hợp số phiếu và một "thẻ thông minh". Chiếc thẻ này chứa một con chip có cùng dữ liệu với tờ phiếu in. Charles nói: "Quy trình này giống hệt chấm phiếu thi trắc nghiệm".
Nhiều phân khu khác sử dụng cách thứ hai đơn giản hơn là một máy bỏ phiếu điện tử. Cử tri sẽ dùng màn hình cảm ứng để chọn ứng viên tổng thống. Ưu điểm lớn nhất của thiết bị này là tiết giảm thời gian. "Khi quy trình kết thúc, máy bỏ phiếu điện tử tổng sẽ thu thập kết quả chung và in thành một tờ báo cáo chi tiết", Charles.
Một máy chấm kết quả bỏ phiếu.
Khi các đơn vị bỏ phiếu đếm tất cả phiếu, kết quả và thẻ thông minh sẽ được gửi tới các khu vực tập trung và sẽ chuyển lên cấp cao hơn. "Nếu kết quả của đơn vị bầu cử địa phương được kiểm tra hợp quy, họ có thể thông báo lên cấp bang và báo chí ngay sau đó", Charles nói.
Theo Quang Minh - Wired (Dân Việt)
Bất ngờ: Dân Trung Quốc ủng hộ bà Clinton hơn ông Trump Tuy ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump rất nổi tiếng ở Trung Quốc, người được lòng dân nơi đây hơn cả thực chất lại là bà Clinton. Người dân Trung Quốc theo dõi cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên của bà Clinton và ông Trump Một cuộc khảo sát được công bố ngày hôm qua cho thấy Hillary Clinton được...