2016 sẽ là năm của yen Nhật
Đồng yen Nhật ( JPY) sẽ còn sáng hơn cả đô la Mỹ trên thị trường tài chính quốc tế năm 2016. Đây là nhận định của ngân hàng Morgan Stanley.
Theo Morgan Stanley, diễn biến JPY sẽ sáng hơn cả USD trong thị trường tài chính quốc tế năm 2016 – Ảnh: Reuters
Theo Bloomberg hôm nay 1.12, ngân hàng đầu tư Morgan Stanley dự báo nội tệ Nhật Bản sẽ tăng đến 115 JPY đổi được 1 USD vào cuối năm 2016. Đây là nhận định trái ngược với dự báo trung bình của giới phân tích tài chính trong cuộc khảo sát của Bloomberg, những người cho rằng JPY sẽ yếu đi đến khoảng 126 JPY ngang giá 1 USD.
Khuyến nghị hàng đầu của Morgan Stanley cho năm giao dịch sau bao gồm việc mua đồng yen thay vì bảng Anh, franc Thụy Sĩ, won Hàn Quốc và nhân dân tệ của Trung Quốc ở nước ngoài. Đây là nội dung trong báo cáo ngày 29.11 của ngân hàng đầu tư được Bloomberg xếp hạng nhất trong số 61 hãng về mặt dự báo tỷ giá hối đoái trong quý trước.
“Yen Nhật là đồng tiền bị định giá thấp nhất trong nhóm 10 loại tiền tệ và nó cũng đang trong góc nhìn lịch sử cực kỳ lớn. JPY sẽ diễn biến tốt hơn hẳn so với những dự đoán của thị trường”, Ian Stannard, trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối châu Âu tại ngân hàng Morgan Stanley ở London (Anh) cho biết. Ngoài ra, yen Nhật cũng sẽ được hỗ trợ trong dài hạn vì các quỹ hưu trí Nhật Bản đang hồi hương tiền của họ.
JPY đã giảm hơn 20% so với USD kể từ tháng 4.2013, khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) áp dụng gói kích thích chưa từng có để thúc đẩy nền kinh tế đất nước. Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda cho hay đồng tiền yếu có lợi cho lợi nhuận và xuất khẩu của Nhật Bản.
Video đang HOT
Dù thế, BOJ có thể hoãn chuyện tung ra một gói kích thích mới vì các triển vọng về nền kinh tế quốc gia Đông Á đang dần lạc quan hơn. Haruhiko Kuroda, một chuyên gia về chiến lược thị trường ngoại hối khác của Morgan Stanley cho rằng các thị trường hiện đánh giá quá cao khả năng nới lỏng ý định của BOJ.
Yen Nhật hạ xuống 0,3%, đứng ở mức 123,11 JPY đổi được 1 USD hôm 30.11. Hiện nội tệ Nhật Bản đang tăng so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trong năm nay, sau cú rơi trong năm 2014.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ của IMF
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công nhận việc bổ sung đồng nhân dân tệ vào giỏ tiền dự trữ rạng sáng 1.12. Giờ đây bản tệ Trung Quốc sẽ đứng cùng hàng với đô la Mỹ, bảng Anh, yen Nhật và đồng euro.
Nhân dân tệ vừa được công nhận là đồng tiền dự trữ quốc tế - Ảnh: Bloomberg
Theo CNN và Bloomberg, IMF vừa công bố chấp nhận thêm nhân dân tệ (CNY) vào giỏ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR).
Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde cho hay quyết định trên là "một cột mốc quan trọng" trong quá trình hội nhập của Trung Quốc vào hệ thống tài chính toàn cầu. Nhiều thập niên qua, hệ thống tài chính thế giới được thống trị bởi Mỹ, Nhật Bản và khu vực châu Âu.
"Đây cũng là sự công nhận các tiến bộ mà chính quyền Trung Quốc đã đạt được trong các năm qua về việc cải cách hệ thống tiền tệ và tài chính đất nước", bà Lagarde nói.
Giỏ SDR là nhóm các đồng tiền được sử dụng để định giá tài sản mà các ngân hàng trung ương trên thế giới nắm giữ, giúp các quốc gia chống lại sự biến động tỷ giá hối đoái. Cứ mỗi 5 năm, IMF đánh giá giỏ tiền này một lần.
Việc nhân dân tệ góp mặt trong giỏ SDR phần lớn chỉ là tượng trưng, song nó cũng có thể giúp nhân dân tệ tăng vị thế trên thế giới và giúp nhiều nước khác có thêm tự tin để giữ đồng tiền này.
Việc CNY được thêm vào giỏ tiền dự trữ là một thắng lợi cho Trung Quốc, đất nước đã không ngừng vận động để bản tệ nước nhà được quốc tế công nhận trong thời gian qua. Hồi năm 2010, CNY đã không được xem xét cho vào giỏ SDR vì đồng tiền vẫn chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn mà IMF đưa ra, trong đó có tính chất tự do giao dịch và chuyển đổi.
Bắc Kinh có lịch sử kiểm soát chặt chẽ đồng nội tệ vì CNY giá rẻ sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu và hoạt động sản xuất. Hành động này đã vấp phải sự chỉ trích từ phía Mỹ.
Hiện tại, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) vẫn đặt tỷ giá tham chiếu hằng ngày cho CNY, cho phép giá trị đồng bản tệ dao động trong một phạm vi nhất định. Song Bắc Kinh đã dần nới lỏng mức kiểm soát.
Năm ngoái, PBOC tăng gấp đôi biên độ dao động của tỷ giá và tháng 8 vừa qua, họ thông báo rằng tỷ giá tham chiếu CNY sẽ được đặt bằng giá trị đóng cửa của ngày hôm trước. Điều này khiến nhân dân tệ sụt giá, giảm gần 3% giá trị so với USD trong năm nay.
IMF trước đây vốn có cái nhìn hoài nghi về CNY, nhưng gần đây mọi chuyện đã thay đổi. Đầu tháng này, thành viên IMF cho hay nhân dân tệ giờ đã được "tự do sử dụng". Dù vậy, Bắc Kinh "vẫn cần phải làm nhiều hơn trong việc thuyết phục các nhà quản lý dự trữ toàn cầu đầu tư thực sự vào các tài sản dự trữ liên quan đến Trung Quốc", nhà phân tích ngoại hối Koon How Heng thuộc ngân hàng Credit Suisse viết.
Hôm 30.11, nhân dân tệ được giao dịch ở mức 6,40 CNY đổi 1 USD. Ngày 1.10.2016, quyết định vừa rồi của IMF sẽ có hiệu lực và CNY sẽ chính thức đứng cùng 4 đồng tiền chính khác.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
3 nguyên nhân khiến giá vàng thế giới cận đáy 6 năm Giá vàng thế giới đang giao dịch ở mức 1.051,6 USD/ounce, mức giá thấp nhất trong vòng 6 năm qua. Đây là tuần mất giá thứ sáu liên tiếp của vàng. Giá vàng thế giới giao dịch ở mức cận đáy 6 năm hôm 27.11 - Ảnh: CNN Theo CNN hôm nay 28.11, giá vàng chưa hề thấp như hiện tại kể từ...