2014: Samsung làm gì để giữ ngôi vương?
2013, Samsung đã có 1 năm thành công với một loạt các sản phẩm ấn tượng. Tuy nhiên, giữ được ngôi vương trong năm 2014 là điều không đơn giản cho Samsung.
Theo thông tin đăng tải trên The Wall Street Journal, trong bài phát biểu mới đây của mình, Giám đốc điều hành của Samsung, ông Lee Kun-hee cho biết, trong năm 2014, công ty lên kế hoạch “thoát khỏi mô hình kinh doanh và chiến lược từ năm, mười năm trước đây và tập trung vào phần cứng”.
Trong một vài năm gần đây, thị trường công nghệ đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương hiệu Samsung. Đầu tiên là việc công ty đã chiếm ngôi nhà sản xuất điện thoại di động số 1 thế giới từ tay Nokia. Tiếp theo đó, Samsung trở thành hãng smartphone lớn nhất thế giới.
Không dừng lại ở đó, Samsung được cho là nhà sản xuất tiên phong trên phân khúc phablet với thiết bị Galaxy Note. Trong thế giới smartphone chạy trên nền tảng Android, Samsung cũng độc chiếm với tỷ lệ thị phần hơn 80%.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích thị trường nhận định, trong năm 2014, nếu muốn tiếp tục giữ vị trí ngôi đầu trên thị trường di động, Samsung cần phải cải thiện phần mềm và tích hợp nhiều công nghệ mới trên các thiết bị của mình.
Bản thân nhà lãnh đạo của Samsung, ông Lee Kun-hee cũng cho biết, để duy trì được đà tăng trưởng, Samsung sẽ cần phải bắt đầu chuyển trọng tâm phát triển phần mềm và và công nghệ mới.
Lãnh đạo của Samsung cho biết thêm, một trong những bước đầu tiên của Samsung trong kế hoạch phát triển phần mềm chính là ra mắt các thiết bị khác ngoài Android. Trong năm nay, chắc chắn người dùng sẽ chứng kiến sự ra một số thiết bị chạy trên Tizen – nền tảng do công ty phát triển.
Theo VTV
Video đang HOT
Smartphones màn hình cong là xu hướng tất yếu?
Sự trỗi dậy của thiết kế màn hình cong đối với cả điện thoại và TV là một xu hướng tất yếu trong giai đoạn chín muồi của công nghệ OLED, với màn hình siêu mỏng và có tính đàn hồi tự nhiên.
Liệu màn hình cong có là xu hướng mới của thị trường điện thoại thông minh, hay đây chỉ là một sản phẩm mang tính thử nghiệm? - Ảnh: Mashable
Có một điều không cần tranh cãi là thị trường smartphones đã có bước nhảy vọt trong năm 2013. Hàng loạt mẫu điện thoại và nền tảng được tung ra, cũ có, mới có.
Nhưng ngay khi bạn cho rằng mảnh đất smartphones đã bão hòa, thì một thế hệ sản phẩm mới toanh trình làng khiến nhiều người không khỏi tò mò: Điện thoại thông minh màn hình cong.
Không hẹn mà gặp, mùa thu này cả Samsung và LG đều ra mắt hai dòng smartphones mới với thiết kế cong. Sản phẩm Samsung Galaxy Round có hình dạng cong theo chiều ngang, tạo cảm giác thoải mái khi màn hình 5,7-inch áp vào đùi khi nằm trong túi quần.
Hai chiếc Samsung Galaxy Round (phải) và LG G Flex (trái).
Mặt khác, LG G Flex lại được trang bị màn hình 6-inch lượn cong theo chiều thẳng đứng, giúp điện thoại bắt tiếng tốt và áp sát mặt hơn khi bạn thực hiện cuộc gọi.
LG G Flex được trang bị màn hình 6-inch lượn cong theo chiều thẳng đứng.
Với cả 2 sản phẩm trên, màn hình đều được giảm lóa đáng kể. Nhất là khi xem video, độ chói được cải thiện rõ rệt. Khi đặt chiếc điện thoại màn hình cong cạnh một chiếc màn hình phẳng thông thường, có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt.
Sau khi trải nghiệm cả hai sản phẩm, phân tích viên của tạp chí công nghệ Mashable cho rằng màn hình G Flex cho chất lượng hiển thị "điện ảnh" hơn khi xem video, dù Galaxy Round có hình ảnh rực rỡ sống động hơn hẳn màn hình phẳng cùng cỡ của Galaxy Note 3.
Nhưng xét trên khía cạnh tổng thể, vì cả hai cùng là điện thoại cỡ to, nên ngay từ đầu đây đã là yếu tố khiến người dùng ngại ngần khi phải mang theo người. Samsung đã vượt lên với kiểu dáng gọn và thuận tiện để đút túi hơn chiếc điện thoại to và hơi thô mang hiệu G Flex.
Ngoài màn hình cong, G Flex còn được trang bị một tính năng khá lạ, đó là công nghệ tự phục hồi (self-healing), giúp các vết xước trên nắp lưng mờ dần sau vài tiếng. Tuy nhiên, với những vết xước lớn, thời gian "hồi phục" dài hơn và vẫn để lại vệt về sau.
Sự trỗi dậy của thiết kế màn hình cong đối với cả điện thoại và TV là một xu hướng tất yếu trong giai đoạn chín muồi của công nghệ OLED, với màn hình siêu mỏng và có tính đàn hồi tự nhiên.
Sự trỗi dậy của thiết kế màn hình cong đối với cả điện thoại và TV là một xu hướng tất yếu.
Bước tiếp cho điện thoại sẽ là khả năng đàn hồi hoàn toàn, dù để đạt được điều này thì không chỉ màn hình mà tất cả các bộ phận khác cũng cần có thể bẻ cong.
Các nhà nghiên cứu công nghệ đang nỗ lực cho mục tiêu này. Bước đầu, một nhóm kỹ sư Hàn Quốc đã phát minh ra bộ "pin đàn hồi" cho điện thoại.
Cả hai sản phẩm Galaxy Round và G Flex hiện đã có mặt tại vài quốc gia châu Á, LG đã tuyên bố hãng sẽ tấn công thị trường Mỹ trong năm tới, và Samsung chắc chắn sẽ nối gót theo sau. Các sản phẩm smartphones với màn hình cong cỡ nhỏ hơn cũng sẽ được phát triển.
Liệu màn hình cong có là xu hướng mới của thị trường điện thoại thông minh, hay đây chỉ là một sản phẩm mang tính thử nghiệm? Báo cáo của Samsung cho thấy hiện giờ nhu cầu đối với thiết kế này còn khá hạn chế. Nhưng có thể gió sẽ đảo chiều nếu nhiều ứng dụng chuyên biệt được phát triển thêm.
Thế nên, có lẽ đế chế của "smartphones cong" mới chỉ vừa bắt đầu.
OLED (Organic Light-Emitting Diode: Diode phát sáng hữu cơ) là các thiết bị thể rắn cấu tạo từ các tấm phim mỏng làm từ các hợp chất hữu cơ. Tấm phim này sẽ phát ra ánh sáng khi được cung cấp điện năng. OLED có thể tạo ra những hình ảnh sáng và rõ nét hơn nhưng lại tiêu thụ ít điện năng hơn các công nghệ màn hình LED (Light-Emitting Diode: Diode phát quang) hay LCD (Liquid Crystal Display: Màn hình tinh thể lỏng) hiện tại.
Theo Mashable
Phablet sẽ là điện thoại của tương lai? Không thể phủ nhận rằng, kích thước màn hình smartphone đang ngày càng lớn hơn bao giờ hết. Thậm chí, nhiều chuyên gia công nghệ còn nhận định, thiết bị này sẽ là điện thoại của tương lai. Dòng sản phẩm smartphone màn hình siêu lớn (còn gọi là phablet) đang nhận được sự quan tâm của đông đảo người dùng toàn cầu....