2014: Phục hưng công nghệ, hay… bong bóng xì?
Với đà tăng trưởng quá nóng của năm 2013, giới công nghệ bắt đầu tranh cãi nẩy lửa về chủ đề sau: Liệu 2014 sẽ là năm khởi đầu cho thời kỳ phục hưng rực rỡ, hay chỉ là bong bóng ảo sắp… xì hơi.
Những cái tên nào sẽ đốt nóng lãnh địa công nghệ trong 12 tháng tới? Chắc chắn không phải là những “cây đa cây đề” truyền thống như Microsoft, HP, Dell hay Cisco, khi mà thị trường máy tính cá nhân (PC) vẫn đang hấp hối, không lối thoát. Ngược lại, doanh số tiêu thụ của smartphone được dự đoán sẽ cán mốc một tỷ máy trong năm 2014. Chính vì thế, những “ông lớn” đang làm mưa làm gió ở thị trường di động, một cách tự động, chính là những cái tên sẽ lũng đoạn thị trường công nghệ thế giới. Nói cách khác, đó sẽ là cuộc đấu của Samsung, Apple và Google.
1. Sao đổi ngôi
Thông qua những chiến dịch truyền thông rầm rộ, liên tục, cộng với mật độ giới thiệu sản phẩm mới dầy đặc, Samsung Electronics đã vươn lên cạnh tranh với Apple về danh hiệu “Thương hiệu điện tử tiêu dùng số 1 tại Thung lũng Silicon”.
Để dễ hình dung, bạn có thể so sánh câu chuyện nầy với Pepsi qua mặt Coca-Cola vậy. Với nhiều chuyên gia công nghệ, khoảnh khắc hạ bệ ấy là tất yếu, nhất là sau khi chứng kiến “ông lớn” Hàn Quốc chi khoản tiền “khủng” để huỷ diệt đối thủ bằng hàng loạt quảng cáo, smartphone, máy tính bảng mới và chiếc đồng hồ thông minh Samsung Gear. Theo ước tính, Samsung có thể sẽ xuất xưởng tới hơn 350 triệu smartphone trong năm 2014.
“Liệu Apple có thể đánh mất danh hiệu kẻ sáng tạo, tươi mới vào tay Samsung hay không?” – một chuyên gia nêu vấn đề – “Câu trả lời là hoàn toàn có thể, và sự lựa chọn mà ta có được thậm chí còn… rẻ hơn, kinh tế hơn”.
Samsung thiếu yếu tố của một “ngôi sao”: lộng lẫy, thu hút, quyến rũ. Tuy vậy, đế chế ấy được xây dựng vững chắc, bài bản, sâu rộng và đang tiến những bước chậm mà chắc để xây dựng một ê-kíp lãnh đạo gồm toàn các anh tài tiếng tăm trong làng công nghệ thế giới.”Trong năm 2013, các sê-ri Galaxy S và Note đều đã đạt được doanh số 100 triệu máy. Chúng tôi hy vọng sẽ đứng đầu cả về doanh số lẫn doanh thu smartphone trong năm nay.” -ông J. K. Shin, giám đốc mảng công nghệ thông tin và di động của Samsung, tự tin tuyên chiến với Apple.
2. Khủng hoảng niềm tin
Những ai am hiểu lịch sử Apple đều có thể nhận thấy một điều rõ ràng: hai năm sau ngày Steve Jobs mất, Apple đã từng bước, từng bước thoát ra khỏi cái bóng của “thầy phù thủy”. Hãng rất ít khi bình luận về ảnh hưởng của Jobs đến các hoạt động và chiến lược tương lai, còn các quan chức thì không thoải mái thấy rõ mỗi khi nghe nhắc đến tên Jobs.
Hãng phim Disney đã từng trải qua hoàn cảnh tương tự, sau khi nhà sáng lập Walt Disney qua đời, và ê-kíp lãnh đạo hiện nay cảm thấy không công bằng với công sức và tài năng của họ mỗi khi công chúng cứ mãi nhớ thương một người quá cố. Hơn nữa, người ta cứ có cảm giác rằng Jobs là đại diện cho một thời kỳ vàng son, huy hoàng của Apple, còn hiện tại thì không.
Nhưng hãy xem: sau hai năm, Apple còn lại gì? Hãng đang nằm trên một núi tiền (khoảng 150 tỷ USD) và vừa ký được hợp đồng quan trọng với China Mobile – nhà mạng có số thuê bao đông nhất thế giới. Không những thế, Apple còn có lợi thế không thể chối cãi về thiết kế, về lòng trung thành nơi người dùng, về bản sắc mà tất cả mọi người đều khao khát – những di sản thừa kế từ thời Steve Jobs.
Video đang HOT
Marc Andreessen, một quan chức gạo cội của làng công nghệ Hoa Kỳ, người góp mặt trong hội đồng quản trị của cả HP lẫn Facebook, từng bình luận rằng những công ty châu Á như Samsung có lối tiếp cận theo kiểu “tôi giống anh, chúng ta giống nhau”. Nói cách khác, đó là mô hình kinh doanh tôn vinh cái ta, “tập thể” hơn là một cá nhân nổi bật. Đó là hạn chế của họ, vì smartphone là một sản phẩm đậm đặc tính cá nhân hơn bất cứ món đồ công nghệ nào khác.
Đồng hồ thông minh “iWatch” là một ẩn số của năm 2014. Nếu thành công, một lần nữa “iWatch” sẽ khẳng định sức mạnh tuyệt đối của Apple trước các đối thủ đang lăm le tiếm ngôi.
3. Vươn lên những nấc thang mới
Có vẻ như đà tiến của Google chưa hề có điểm dừng. 15 năm sau ngày được Larry Page và Sergey Brin sáng lập, gã khổng lồ về trình duyệt tìm kiếm đang tràn trề động lực và có được sức mạnh tài chính đáng mơ ước hơn bao giờ hết. Năm qua, lần đầu tiên Google chinh phục mốc doanh thu 50 tỷ USD, còn cổ phiếu của hãng cán mốc 1.000USD, hệ điều hành di động Android nới rộng khoảng cách với iOS để trở thành nền tảng có đông người dùng nhất thế giới.
Sundar Pichai, phó chủ tịch cấp cao phụ trách Android, Chrome và ứng dụng của Google, tuyên bố: “Mục tiêu của chúng tôi đầy tham vọng. Một số nghe có vẻ hơi điên rồ, nhưng chúng tôi tin vào những người có hoài bão, dám nghĩ xa và liên tục sáng tạo. Chỉ có họ mới tạo ra được công nghệ đột phá, làm thay đổi cuộc sống của chúng ta”.
Nexus 5, smartphone mới nhất do Google phát triển, đã nhận được sự đánh giá rất cao từ giới công nghệ. Nexus 5 nhanh chóng “cháy hàng” ở hàng loạt thị trường cũng như trên quầy Google Play chỉ sau ít giờ lên kệ. Với cấu hình mạnh mẽ, kiểu dáng thu hút và mức giá “không tưởng”, Nexus 5 được nhiều website công nghệ tôn vinh là smartphone Android toàn diện nhất của năm. Đó cũng chính là “con dế” ăn khách nhất mà Google từng ra mắt.
Moto X, một “siêu phẩm” Android khác, lại le lói những tiềm năng của “mối lương duyên” Google với Motorola Mobility. Năng lực phần cứng của Motorola khi kết hợp cùng phần mềm và tiềm lực tài chính của Google có thể tạo ra những sản phẩm mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.
Hãy chờ đợi thêm nhiều bất ngờ nữa từ Google – “ông lớn” không bao giờ chịu ngồi yên của làng di động.
4. BlackBerry: Chưa hết đắng cay, bao giờ mới đến vị ngọt?
Với 2013, BlackBerry đã có một năm không thể chông gai hơn. Màn ra mắt của phiên bản hệ điều hành BlackBerry 10 là một thảm hoạ. Z10, smartphone đầu tiên dùng hệ điều hành ấy, cũng bị chê tơi tả và ế tới mức các đại lý bán lẻ phải đồng thanh phá giá chỉ một tháng sau khi phân phối.
Tin buồn là năm 2014 cũng chưa hề có một dấu hiệu nào cho thấy tình hình sẽ sáng sủa hơn với BlackBerry. Mọi hy vọng còn lại của “Dâu đen” đang được dồn cả cho chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành John Chen, người có tiếng là giỏi xoay chuyển tình thế và giải cứu những công ty bên bờ vực thẳm. Nhưng nên nhớ rằng những công ty mà Chen từng kinh qua đều thua xa BlackBerry về quy mô cũng như về “thảm trạng”.
Trong năm tới, BlackBerry sẽ rời bỏ mảng thị trường cá nhân mà chỉ tập trung mọi nguồn lực cho khối doanh nghiệp, dịch vụ mà thôi. Hãng cũng sẽ nhắm đến các thị trường đang phát triển hơn, thông qua hợp đồng hợp tác với chuỗi nhà máy Foxconn, vốn có giá nhân công rẻ hơn hẳn. Tất nhiên, chi phí sẽ giảm đi và hãng có thể giảm thiểu nguy cơ hàng tồn kho.
Trong tháng 3 hoặc tháng 4 tới, smartphone đầu tiên do Foxconn lắp ráp sẽ ra mắt và được bán tại Indonesia. BlackBerry cũng có thể sẽ công bố thêm các kế hoạch về phát hành ứng dụng bảo mật, văn phòng trên nền tảng Android hay iOS, giống như cách mà họ vừa chào bán BlackBerry Messaging cho iPhone, Android vậy. John Chen tuyên bố rất “hứng thú” được hợp tác cùng Apple và Google trong việc đưa thêm các tính năng của BlackBerry đến với hai hệ điều hành đối thủ.
Tuy nhiên, Chen sẽ phải cần ít nhất là hai quý để có thể tìm hiểu hết “thâm cung bí sử” của BlackBerry và xây dựng các ứng dụng tối ưu nhất.
5. Thương hiệu Lumia sẽ bị khai tử?
Chỉ trong vòng quý I/2014, Nokia sẽ chính thức chuyển về mái nhà mới mang tên Microsoft. Câu hỏi lớn nhất là: Microsoft sẽ xử lý thương hiệu Lumia ra sao? Cho nó tồn tại độc lập, hay sẽ khai tử và chuyển toàn bộ nguồn lực sang cho thương hiệu Surface?
Vì sao ư? Mẫu máy tính bảng Lumia 2520 của Nokia đang chạy hệ điều hành Windows 8.1 RT và cạnh tranh trực tiếp với Surface RT 2 của chính Microsoft. Đó là một sự… kỳ cục mà chắc chắn Microsoft không lấy gì làm thích thú.
Từ góc độ người dùng mà nói, việc Lumia và Surface song song tồn tại sẽ gây ra sự bối rối, nhầm lẫn không đáng có. Thế nên, dù là khách quan hay chủ quan, thì Microsoft cũng sẽ buộc phải lựa chọn giữa Lumia và Surface. Việc hợp nhất một thương hiệu là hết sức cần thiết, và với thương hiệu mới, Microsoft sẽ chịu trách nhiệm phát triển, cung cấp các giải pháp phần mềm trong khi Nokia chịu trách nhiệm về thiết kế và sản xuất.
6. LG tái xuất như một tên tuổi “hot”, HTC đuối sức
Sự góp mặt của LG tại thị trường Hoa Kỳ tỏ ra khá mờ nhạt trong những năm gần đây, Thế nhưng từ năm 2013, có vẻ LG đã tìm lại được nguồn cảm hứng và “thần chú” cho mình khi cho ra mắt một số sản phẩm hấp dẫn.
Cụ thể, hãng đã sản xuất hai mẫu Nexus mới nhất cho Google, trong đó có Nexus 5, “con dế” Android bán chạy nhất dịp cuối năm qua. Và theo tin đồn, từ thành công của Nexus 5, LG sẽ còn được tín nhiệm đặt hàng thêm nhiều mẫu kế tiếp trong họ Google Nexus.
Thứ hai, dù mẫu smartphone đầu bảng G2 không ăn khách lắm nhưng vẫn nhận được sự đánh giá rất tốt từ cộng đồng chuyên gia. Một số ý kiến còn coi đó là smartphone xuất sắc nhất mà LG từng tung ra trong lịch sử của hãng. Với những tín hiệu tích cực đó, LG tràn đầy tự tin rằng 2014 sẽ là năm mà hãng có thể vươn lên, trở thành một lựa chọn đáng tin cậy, bên cạnh Apple và Samsung, trong mắt người dùng Hoa Kỳ.
Trong lúc khí vận của LG đang thịnh thì ở cực đối lập, thương hiệu HTC lại đang ngày một suy yếu. Năm Giáp Ngọ có lẽ sẽ là một năm khó khăn nữa của hãng điện thoại Đài Loan, dù cho năm 2013 họ đã trình làng được HTC One – một sản phẩm được rất nhiều chuyên gia công nghệ gọi là “Ngôi sao của làng Android”. Khó có khả năng tình hình tài chính của HTC sẽ được cải thiện, hay đổi chiều trong một tương lai gần, khi mà chiến lược của hãng chưa có bất cứ điểm nào rõ ràng hơn.
Vấn đề lớn nhất của HTC hiện nay chính là quy mô quá nhỏ bé. Hãng không có được sức mạnh tiếp thị để cạnh tranh với Apple và Samsung, dù cho sản phẩm của HTC không hề thua kém, nếu không muốn nói là cũng có sản phẩm nhỉnh hơn.
Theo VNE
Google bán Motorola cho Lenovo với giá rẻ mạt
Google vừa bán lại Motorola Mobility cho Lenovo với giá chỉ 2,91 tỷ USD.
Google mới đây vừa công bố bán lại Motorola Mobility cho hãng công nghệ Trung Quốc Lenovo với mức giá được coi là khá rẻ mạt: 2,91 USD. Nói rẻ là bởi Google đã từng phải bỏ ra tới 12,5 tỷ USD để có được Motorola hồi 2011.
Giá bán 2,91 tỷ USD của thương vụ này sẽ bao gồm cả tiền mặt lẫn cổ phiếu. Google sẽ vẫn sở hữu phần lớn bằng sáng chế của Motorola, tuy nhiên Lenovo vẫn sẽ có được 2000 bằng sáng chế của ông vua di động một thời này. Lenovo sẽ trả cho Google 660 triệu USD tiền mặt và 750 triệu USD tiền cổ phiếu. 1,5 tỷ USD còn lại sẽ được công ty Trung Quốc trả dần cho Google trong 3 năm.
Phát biểu về thương vụ này, CEO Larry Page của Google cho biết Lenovo là công ty có kinh nghiệm để giúp đưa Motorola trở thành một tên tuổi lớn trong hệ sinh thái Android.
Google mua lại Motorola Mobility với giá 12,5 tỷ USD hồi 2011 và ở thời điểm đó, hãng nói rằng việc mua lại Motorola chỉ nhằm sở hữu bằng sáng chế của hãng này. Và việc bán lại Motorola hôm nay đã minh chứng cho phát biểu đó. Mảng thiết bị cầm tay của Motorola đã bị bán lại với giá rẻ mạt 2,91 tỷ USD nhưng đây cũng là điều dễ hiểu khi mà từ thời điểm về tay Google thì Motorola vẫn liên tục thua lỗ hàng trăm triệu qua từng quý.
Trước đây, Google cũng từng bán bán mảng set-top-box của Motorola với giá 2 tỷ USD. Dù vậy, trong thương vụ với Lenovo, Google sẽ giữ lại mảng Advanced Technology and Projects của Motorola.
Với Lenovo, việc mua lại Motorola giúp hãng ngày càng được biết tới nhiều hơn trong lĩnh vực di động, đặc biệt là tại thị trường Mỹ, khi Motorola là nhà sản xuất di động lớn thứ 3 tại thị trường này.
Theo VNE
Smartphone 'xếp hình' Project Ara chính thức dưới quyền phát triển của Google Đây là động thái mới nhất sau khi Google quyết định bán Motorola cho Lenovo. Một tháng trước đây, Motorola được xác nhận là đang thực hiện một dự án đầy táo bạo mang tên Project Ara hay còn gọi là smartphone lắp ghép. Thiết kế của Project Ara bao gồm bộ khung xương endo và các module tháo rời. Endo là một...