2.000 người dự Hội nghị các quan chức cấp cao APEC tại Việt Nam
Từ ngày 9/5 – 21/5, Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp APEC ( SOM 2) sẽ diễn ra tại Hà Nội. Dự kiến có khoảng 2.000 đại biểu trong nước và quốc tế, các quan chức cao cấp của 21 nền kinh tế thành viên APEC tham dự.
Hội nghị lần thứ 2 các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu nửa chặng đường của Năm APEC Việt Nam 2017, và có vai trò then chốt trong việc triển khai các sáng kiến cụ thể hóa các ưu tiên của Năm APEC 2017, đồng thời định hướng việc chuẩn bị nội dung và các văn kiện sẽ được trình lên lãnh đạo các nền kinh tế, các Bộ trưởng APEC thông qua vào tháng 11 tới tại thành phố Đà Nẵng.
Dự kiến có khoảng 2.000 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự SOM 2, trong đó có các Bộ trưởng phụ trách về vấn đề thương mại và phát triển nguồn nhân lực của các thành viên APEC, các quan chức cao cấp của 21 nền kinh tế thành viên, cùng đại diện Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC), Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC), Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chuyên gia hàng đầu của các tổ chức quốc tế cùng lãnh đạo các tập đoàn và các viện nghiên cứu lớn của khu vực…
Lãnh đạo các tổ chức quốc tế và khu vực có uy tín, như Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Roberto Avezedo, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh, Nguyên Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy… cũng đã nhận lời tham dự các hội nghị với tư cách khách mời.
Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp APEC (SOM 2) sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 9/5 – 21/5 (ảnh minh họa: Reuters)
Một dấu ấn quan trọng trong dịp này là Đối thoại nhiều bên về hợp tác APEC hướng tới năm 2020 và tương lai, được tổ chức vào ngày 16/5, nhằm triển khai chỉ đạo của các nhà lãnh đạo APEC năm 2016. Khoảng 250 đại biểu là các quan chức cao cấp, các lãnh đạo doanh nghiệp, học giả có uy tín, các tổ chức xã hội và giới truyền thông đến từ 21 nền kinh tế thành viên cũng như từ các tổ chức quốc tế và khu vực, kết quả của Đối thoại sẽ là cơ sở để các nhà lãnh đạo APEC trao đổi về định hướng phát triển của Diễn đàn từ nay đến năm 2020 và những thập kỷ tiếp theo vào tháng 11 năm nay.
Video đang HOT
Hội nghị các Bộ trưởng APEC phụ trách Thương mại lần thứ 23 (MRT 23) sẽ diễn ra từ 20 – 21/5. Đây là một trong những Hội nghị Bộ trưởng thường niên của APEC nhằm thúc đẩy thảo luận và xây dựng định hướng cho các lĩnh vực hợp tác then chốt của Diễn đàn.
Trước đó, từ 14 – 15/5 sẽ diễn ra Đối thoại chính sách cao cấp APEC về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số. Tiếp nối các kết quả đạt được tại Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ 6 về phát triển nguồn nhân lực tổ chức tại Hà Nội tháng 9/2014, Hội nghị lần này sẽ tập trung thảo luận các biện pháp APEC cần triển khai để đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu của kỷ nguyên số.
Cũng trong hai ngày này, Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) – một trong ba quan sát viên chính thức của APEC sẽ tổ chức cuộc họp Ủy ban điều hành và Hội nghị toàn thể với chủ đề “Tầm nhìn quan hệ đối tác châu Á – Thái Bình Dương trong thế kỷ XXI”. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị toàn thể của PECC kể từ khi trở thành thành viên năm 1994.
Trên cơ sở kết quả hơn 50 cuộc họp, hội thảo và hoạt động của các ủy ban, các nhóm công tác của APEC diễn ra từ ngày 09 – 16/5, các quan chức cao cấp sẽ nhóm họp trong hai ngày 17 – 18/5 để rà soát tiến độ triển khai các trọng tâm, kế hoạch công tác đề ra tại Hội nghị SOM 1 và thảo luận hướng nội dung của các văn kiện chính của Năm APEC 2017.
Trong dịp này, tại Ninh Bình, Hội nghị các quan chức cao cấp tài chính APEC (SFOM) và các cuộc họp liên quan sẽ được tổ chức từ ngày 15 – 19/5.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Phân luồng giao thông đảm bảo an toàn cho Hội nghị APEC
Nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông phụ vụ Hội nghị các Quan chức cao cấp APEC lần thứ hai (SOM II), Công an TP Hà Nội sẽ phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các phương tiện.
TTXVN thông tin, từ 6 - 9 giờ; từ 11 - 14 giờ 30 phút và từ 16 - 19 giờ 30 phút các ngày từ 8/5 - 22/5, hạn chế đối với các xe ô tô chở hàng có khối lượng hàng chuyên chở từ 500 kg trở lên; xe ô tô chở khách từ 25 chỗ trở lên (trừ các xe ô tô phục vụ Hội nghị, xe có phù hiệu bảo vệ, xe buýt, xe vệ sinh và xe giải quyết, khắc phục sự cố; xe cấp cứu; xe chở khách tuyến cố định) hạn chế hoạt động trên các tuyến đường: Phạm Hùng (đoạn từ Mễ Trì đến Trần Duy Hưng); Đại lộ Thăng Long; đường Đỗ Đức Dục; Miếu Đầm; Trần Duy Hưng; Nguyễn Chí Thanh; Liễu Giai (đoạn từ Liễu Giai - Phan Kế Bính đến Liễu Giai - Kim Mã); Kim Mã (đoạn từ Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh đến Kim Mã - Nguyễn Thái Học); Đào Tấn, Láng (đoạn từ Láng - Cầu Giấy đến Láng - Nguyễn Chí Thanh).
CSGT Hà Nội ra quân phân luồng giao thông.
Yêu cầu tất cả các phương tiện khi tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ; khi gặp các đoàn xe có xe Cảnh sát giao thông dẫn đường, xe có phù hiệu của Hội nghị, xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ, các phương tiện phải khẩn trương nhường đường, đi sát vào lề đường phía bên phải chiều đi và dừng hẳn lại nhường đường cho đoàn xe ưu tiên.
Báo Kinh tế & Đô thị cũng thông tin, trong thời gian diễn ra Hội nghị Quan chức cao cấp APEC (SOM II), Công an TP Hà Nội thông báo và tổ chức hướng đi cho các phương tiện trong diện hạn chế tham gia giao thông theo tuyến đường như sau:
- Xe từ các tỉnh phía Đông đi các tỉnh phía Tây và ngược lại đi theo tuyến QL5 - Nguyễn Văn Linh - Lý Sơn - cầu Đông Trù - Trường Sa - Hoàng Sa - Võ Văn Kiệt - QL2 - đi các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
- Xe từ các tỉnh phía Nam đi các tỉnh phía Bắc (qua Cầu Thăng Long) và ngược lại có nhu cầu vào trung tâm Thành phố đi theo đường Vành đai 3 trên cao, xuống nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi, Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu; Phạm Văn Đồng - Trần Quốc Hoàn; Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt để vào Trung tâm Thành phố hoặc rẽ Hồ Tùng Mậu tại nút giao Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu để đi QL32 về các tỉnh phía Tây.
Các phương tiện sẽ bị hạn chế di chuyển trên các trục đường chính. (Ảnh minh họa)
- Xe từ các tỉnh phía Nam đi phía Bắc theo tuyến QL1A (hoặc QL1B) - Pháp Vân - cầu Thanh Trì - Nguyễn Văn Linh - Lý Sơn - cầu Đông Trù - Trường Sa - Hoàng Sa - Võ Văn Kiệt - QL2 - đi các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ và ngược lại.
- Đối với các xe từ các tỉnh phía Tây đi các tỉnh phía Nam đi theo tuyến QL21A - Đại lộ Thăng Long - Tỉnh lộ 70 - Lê Trọng Tấn - Văn Phú - Phúc La - Cầu Bươu - Phan Trọng Tuệ - QL1A - đi các tỉnh phía Nam (hoặc QL1A - Pháp Vân - QL1B).
- Riêng xe ô tô tải, có tải trọng toàn bộ xe cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên từ phía Nam đi phía Bắc theo tuyến Pháp Vân- Ngọc Hồi - (hoặc QL1A) rẽ Phan Trọng Tuệ - Cầu Bươu - Phúc La - Văn Phú - Lê Trọng Tấn (Hà Đông) - Đại lộ Thăng Long (hoặc đến Lê Trọng Tấn - Quang Trung (Hà Đông) - rẽ đi QL6 - Xuân Mai - QL21A - Đại lộ Thăng Long) - Tỉnh lộ 70 - Nhổn - QL32 - Hồ Tùng Mậu - Phạm Văn Đồng - Cầu Thăng Long.
(Theo Đời Sống Pháp Luật)
Hơn 10 tuyến đường Hà Nội bị hạn chế phương tiện dịp APEC Nhiều phương tiện sẽ bị cấm đi vào những trục đường lớn trong 13 ngày diễn ra Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ hai. Hơn 10 tuyến đường sẽ bị hạn chế phương tiện để phục vụ Hội nghị APEC. Ảnh minh hoạ: Bá Đô Theo kế hoạch của Công an Hà Nội, vào giờ cao điểm sáng (6-9h), trưa...