200 bác sĩ sẽ được đào tạo tầm soát phát hiện tăng huyết áp
200 bác sĩ sẽ được đào tạo hướng dẫn tầm soát phát hiện tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch ở cấp huyện thuộc 63 tỉnh, thành phố.
Ngày 9-11, tại Hội nghị Tim mạch toàn quốc đã diễn ra chương trình Bệnh lý tim mạch và sức khỏe tâm thần trong bối cảnh bệnh lý không lây nhiễm (NCD) chương trình phòng chống NCD quốc gia của Viện Tim mạch Việt Nam.
GS-TS Nguyễn Lân Việt, Viện Tim mạch Việt Nam, cho biết NCD đã và đang có khuynh hướng gia tăng một cách rõ rệt trên thế giới cũng như ở nước ta. Trong đó, các bệnh lý về tim mạch vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho người bệnh.
Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê trao kỷ niệm chương và thư khen cho Dự án “ Sao vàng sức khỏe”. Ảnh: AH
Có 5 nguyên nhân chính của các bệnh lý về tim mạch là đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì, hút thuốc lá và nhất là tăng huyết áp. Đông Nam Á là khu vực có tỷ lệ tử vong do NCD chiếm cao nhất trên thế giới.
Video đang HOT
“Trong số những nguyên nhân trên thì tăng huyết áp là nguyên nhân lớn nhất gây ra các bệnh lý về tim mạch, tỷ lệ tử vong cao với hơn 7 triệu người chết/năm. Tại Việt nam, tỷ lệ mắc tăng huyết áp đang gia tăng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên tỷ lệ phát hiện và điều trị tăng huyết áp vẫn còn rất thấp”, GS Việt cho biết.
Do đó, chuyên gia tim mạch cho rằng cần nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân trọng cộng đồng về NCD, trong đó có tăng huyết áp để thực hiện các biện pháp đồng bộ, nhằm hạn chế đến mức tối đa tỷ lệ mắc cũng như các biến chứng của bệnh.
Trong khuôn khổ chương trình cũng diễn ra lễ công bố dự án “Sao vàng sức khỏe” – Chương trình tầm soát tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch. Dự án do Viện Tim mạch Việt Nam phối hợp cùng Upjohn – a Pfizer division tổ chức. Mục tiêu của dự án trong 3 năm đào tạo được 200 bác sĩ nhằm thực hiện và duy trì công tác tầm soát phát hiện tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch ở cấp huyện khắp 64 tỉnh thành, tư vấn điều trị cho 800 ngàn bệnh nhân.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang, Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, cho biết giai đoạn triển khai bước đầu của dự án này đã đào tạo hướng dẫn mô hình tầm soát tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch tại 10 bệnh viện trên toàn quốc. Phổ cập tài liệu cho bác sĩ tuyến cơ sở và chuẩn bị sẵn tài liệu giáo dục cộng đồng/bệnh nhân cho một chương trình dài hơi. Việc đào tạo sẽ đi song song với hoạt động tầm soát tăng huyết áp, tư vấn quản lý và tầm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch khác.
Theo PLO
Kỹ năng sơ cứu đột quỵ tại nhà
Thời tiết thay đổi, mọi người, nhất là người cao tuổi, người có bệnh nền (tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường...) rất dễ bị đột quỵ
Các bác sĩ chuyên ngành cấp cứu đưa ra khuyến cáo biện pháp dự phòng và xử trí trường hợp đột quỵ.Khi gặp yếu tố tác động như quá nóng hoặc quá lạnh làm cho huyết áp, đường huyết tăng lên, gây nguy cơ đột quỵ. Những năm gần đây có hiện tượng gia tăng số người bị đột quỵ khi đi tập thể dục vào lúc sáng sớm. Việc tập thể dục là thói quen tốt cho sức khỏe, nhưng cần lựa chọn môi trường tập luyện phù hợp để không gây tác dụng ngược. Trong thời điểm nhiệt độ giảm sâu, người dân không nên ra ngoài trời đi bộ lúc 4, 5 giờ sáng hoặc khi tối muộn. Cần điều chỉnh thời gian phù hợp, thay đổi môi trường tập luyện trong nhà, kín gió.
Các bác sĩ cũng cảnh báo tình trạng khá nhiều người bị đột quỵ nhưng đưa đến bệnh viện muộn do quan niệm sai lầm của người nhà. Nhiều người cho rằng, nếu bị đột quỵ, phải nằm yên một chỗ, cho nên không đưa đi ngay. Nhưng đây là nhận thức không đúng. Việc sơ cứu kịp thời, đúng sẽ giảm nguy cơ tử vong do đột quỵ. Khi phát hiện người có dấu hiệu đột quỵ, hãy cho người bệnh nằm cao đầu. Trong trường hợp có nôn, rối loạn ý thức, để người bệnh nằm nghiêng một bên, tránh sặc vào miệng, họng, đường thở. Tuyệt đối không cho người bệnh ăn hay uống bất cứ loại thuốc gì, ngay cả nước lọc. Khi cho uống (nước hoặc thuốc) rất dễ làm người bệnh sặc, gây ra tình trạng viêm phổi... để lại hậu quả nặng nề.
Với người bị đột quỵ, cố gắng bảo đảm thông thoáng đường thở cho họ bằng cách tháo răng giả (nếu có), lau sạch chất nôn, đờm dãi, nới rộng áo để thông thoáng đường hô hấp, nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất, càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không lãng phí thời gian thực hiện các phương pháp như xoa bóp, bấm huyệt, chích nặn máu... Nhiều người, khi thấy người thân nghi ngờ có dấu hiệu đột quỵ, thường cho uống ngay viên An Cung. Đây là điều rất nguy hiểm, bởi lẽ, khi bị đột quỵ, người bệnh thường rơi vào trạng thái rối loạn nuốt. Viên thuốc có thể gây sặc, trở thành dị vật đường thở.
Có ba dấu hiệu chính để nhận biết cơn đột quỵ gồm: người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội; đột ngột khó nói hoặc không nói được, mồm méo; đột ngột mất hoặc giảm thị lực một trong hai mắt. Khi có các dấu hiệu này, việc đầu tiên người nhà cần làm là gọi cấp cứu (115) để được cấp cứu ban đầu và đưa người bệnh vào cơ sở y tế điều trị tốt nhất, chuyên sâu về đột quỵ.
Trong khi đợi xe cấp cứu, người nhà sơ cứu cho người bệnh bằng cách để phần đầu và lưng bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể (để nếu bị nôn đờm dãi, thức ăn sẽ không chui vào mũi, miệng và phổi người bệnh); mặc quần áo thoáng, mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp. Nếu người bệnh ngừng tim, phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực và gọi trợ giúp của người chung quanh. Dùng khăn tay, quấn vào ngón tay trỏ, lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh. Nếu người bệnh bị co giật, phải lấy chiếc đũa đã được quấn lớp vải, ngáng ngang miệng để người bệnh không cắn vào lưỡi.
Theo các bác sĩ, cách đơn giản nhất để có thể nhận biết được dấu hiệu đột quỵ là yêu cầu người bệnh nói - cười - giơ tay, chân. Yêu cầu nói để xem có biểu hiện nói ngọng, khó nói, nói không tròn vành rõ chữ, không nói được. Yêu cầu cười để xem mồm có bị méo, lệch một bên. Yêu cầu giơ tay chào, nhấc chân để xem phản ứng của tay, chân. Nếu có ba dấu hiệu này thì chính là đột quỵ, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ bằng thuốc Đông y thế hệ 2
Đối với bệnh nhân đã từng trải qua đột quỵ hiện nay đã có thuốc Đông Y thế hệ 2 có hiệu quả vượt trội, chi phí rẻ, an toàn và không nhờn thuốc khi sử dụng lâu dài, được sản xuất theo dây chuyển hiện đại chuẩn GMP-WHO giúp phòng ngừa tai biến và phục hồi di chứng sau tai biến.
Xuân Khánh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Gần 10 triệu người tử vong mỗi năm: Chuyên gia mách bạn 5 điều cần làm Tăng huyết áp được coi là kẻ hại chết người thầm lặng, đa số người bệnh không có biểu hiện gì và đến khi bị nhồi máu cơ tim, bị đột quỵ mới biết là bị tăng huyết áp. Ảnh minh họa. Bệnh nhiều biến chứng Theo PGS, TS Phạm Mạnh Hùng - Viện Trưởng Viện tim mạch Việt Nam, tăng huyết áp...