20 năm đi tìm thuốc nam miễn phí cho người nghèo
Ngót nghét đã 20 năm vợ chồng ông Mai Văn Phấn (Năm Phấn) đã ăn ngủ cùng cây thuốc nam, giúp cho nhiều người bệnh ở miền Tây.
Hàng chục bao thuốc nam sẵn sàng phục vụ bà con với giá “0 đồng” khi đến tổ thuốc nam từ thiện – Ảnh: LAN NGỌC
Chúng tôi đến phường Tân Phú (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) hỏi chỗ cho thuốc nam từ thiện của ông Mai Văn Phấn (86 tuổi) và bà Lê Thị Dồi (80 tuổi) thì ai cũng biết rất rành.
Bơi xuồng kiếm thuốc nam
Hôm nay, nắng sáng ở TP Cần Thơ ngon lành nên ông Năm Phấn chậm rãi phụ vợ kéo mấy đệm đinh lăng, cam thảo đất ra khoảnh sân trống trước nhà phơi cho thiệt khô rồi đem cho các thầy lương y ở địa phương hốt thuốc cho bà con.
Ông Năm Phấn vui vẻ kể năm 2003, ông và bà Dồi đã có kế hoạch đi kiếm thuốc nam ở vườn và bờ ruộng về giúp cho người nghèo trị bệnh.
Công việc đi kiếm cây thuốc nam cũng không phải dễ và ông cũng mất rất nhiều công sức, có khi mưa nắng gì cũng bơi xuồng cả chục cây số để tìm đinh lăng, cam thảo đất… Sau đó bỏ vô bao, ông Năm Phấn và bà Dồi đem về rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô.
“Ai đến trả tiền, ổng cũng cười xòa cái rồi trả lại…” – bà Dồi, đang loay hoay rửa sạch gốc mấy cây cam thảo đất chất đống dưới mé sông, nói.
Hồi xưa hai vợ chồng ông Năm Phấn cũng nghèo. Có ít tiền ông nuôi bầy vịt kiếm tiền sống qua ngày. Đồng thời hồi xưa ông nội và cha của ông Năm Phấn khi còn sống cũng biết chút ít về bắt mạch và hốt thuốc nam trị bệnh. Sau đó, ông đã học “lóm” từ cha mình là ông Mai Văn Thình công dụng và cách nhận dạng cây thuốc nam.
Có kiến thức, ông bơi xuồng rong ruổi tìm và xin các vị thuốc nam mọc ở ven đường hay ở nhà người dân như đinh lăng, cam thảo đất, cà gai leo, xạ đen, thù lù, ngải cứu… về cho bà con. Rồi cũng trồng thêm quanh vườn nhà.
Video đang HOT
“Cây này giúp hỗ trợ trị ung thư, đau nhức, huyết áp, ăn ngon, ngủ khỏe và nhiều công dụng lắm!” – dẫn chúng tôi ra vườn, ông Năm Phấn khoe cây xạ đen quý.
Lương y chỗ từ thiện nào cần vị thuốc nào là ông bà mang tới cho ngay, không có thì cũng ráng lặn lội đi kiếm cho bằng được.
“Chắc nhờ trời thương cho sức khỏe và minh mẫn tới giờ, rồi cũng “mát tay”. Bơi xuồng tới đâu tìm là tôi thấy có thuốc tới đó. Bà con uống thuốc thấy khỏe tôi cũng vui lắm”, ông Năm Phấn nói.
Ngoài 80 tuổi nhưng ông Năm Phấn và bà Dồi vẫn miệt mài đi kiếm thuốc nam. Càng đi kiếm thuốc, bà Dồi thấy cuộc sống có nhiều ý nghĩa, không đau bệnh và rất khỏe trong người. Nói nào ngay việc chẳng ai biểu nhưng ông bà đều có chung một lòng làm chừng nào hết nổi mới thôi.
Tuổi xế chiều nhưng ông bà Năm Phấn vẫn miệt mài gắn bó với cây thuốc nam – Ảnh: LAN NGỌC
Giúp người bệnh tới cùng
Đi tìm thuốc nam chưa đủ, vợ chồng ông Năm Phấn đêm nằm bàn nhau rồi quyết định tận dụng đất nhà mình để làm chỗ khám chữa bệnh, chứa dược liệu.
Được phía phường đồng ý nữa nên trở thành tổ thuốc nam từ thiện của phường luôn. Tiếng lành đồn xa nên từ ngày phòng khám mở cửa thì lượng bệnh nhân đến khám chỗ ông càng đông thêm.
Lương y Cao Văn Ta (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, hành nghề bắt mạch hốt thuốc nam đã hơn 30 năm) cho biết hai ông bà Năm Phấn ai cũng ngưỡng mộ. Ở cái tuổi đã xế chiều vậy mà dốc hết lòng vì người bệnh là điều rất quý.
“Cho dược liệu thì lấy liền, chứ ai cho tiền ông bà nhất quyết không lấy đâu!”, lương y Cao Văn Ta nói chắc nịch.
Chuyện làm phước “0 đồng” của lương y Cao Văn Ta và ông bà Năm Phấn được nhiều người biết đến. Người dân ở Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre… nghe tiếng cũng đều đến phòng khám ông để bắt mạch, bốc thuốc, châm cứu hay đắp thuốc.
Ông Nguyễn Văn Tâm (67 tuổi, huyện Long Hồ, Vĩnh Long) cho hay do làm nông, mần nặng nhiều nên ông bị đau thần kinh tọa đã nhiều năm, đau nhức liên miên, đi lại cũng khó khăn.
“Có người chỉ tui qua đây, gặp đúng thầy hay sao mà mấy nay tui uống thuốc nam chỗ ông Năm Phấn thấy đỡ đau hết sức. Tôi đi lại cũng mạnh dạn hơn, khỏe hơn. Tôi hy vọng uống thêm thuốc nam này, bệnh tình sẽ giảm đi nhiều hơn để có thể mần việc phụ gia đình”, ông Tâm chia sẻ.
“Tôi bị nhức hai cái đầu gối cứ tái đi tái lại. Người ta chỉ tôi tới đây đắp thuốc. Thầy Cao Văn Ta đắp thuốc cho tôi được mấy lần rồi, thấy đỡ nhức hẳn. Thiệt tôi mừng hết sức” – bà Nguyễn Thị Kiều (42 tuổi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), ngồi kến bên ông Tâm, góp lời.
Đôi bàn tay chai sần, trổ đồi mồi nhưng không ngăn được việc giúp đời của ông bà Năm Phấn. Con cháu thấy ông bà cương quyết quá nên thay vì cấm cản, vì sợ ông bà đã lớn tuổi cần nghĩ ngơi, thì con cháu cũng phụ tiếp chất vô bao, xắt cây thuốc ra phơi, phân loại thuốc…
Ông Nguyễn Thành Được, chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường Tân Phú (quận Cái Răng), tâm tình ai chứ hai ông bà cao niên này ai cũng biết tới tiếng thơm à nghen. Ai đến xin thì cho, ai cho dược liệu thì lấy, cứ thế vòng quay cho – nhận đã kéo dài hai chục năm qua.
Theo thống kê gần đây thì tổ thuốc nam của ông Năm Phấn đã cho đi khoảng 3.700kg thuốc nam tươi “phân phối” đến các chùa, tịnh xá, tổ thuốc nam từ thiện ở Cần Thơ, An Giang.
“Một tấm lòng vàng của cặp đôi “vàng” cao niên đã giúp phần nào chữa bệnh cho người dân khắp miền Tây…”, ông Được nói với giọng trân trọng.
Ông Nguyễn Văn Tám, chủ tịch UBND phường Tân Phú (quận Cái Răng), cho biết: “Chúng tôi trân quý tấm lòng của ông bà Năm Phấn. Tuy tuổi cao nhưng vẫn miệt mài làm việc thiện giúp đỡ người bệnh mà không hề than vãn. Chúng tôi cũng tạo mọi điều kiện cũng như động viên tinh thần ông bà để tiếp tục nối dài sự yêu thương cộng đồng lan tỏa khắp nơi”.
Cách kiếm tiền mới của nông dân nghèo, ngồi nhà nhận thu nhập chưa từng có
Cựu nhà báo Jessie Tan trầm ngâm về hiện tượng những người nghèo chuyển từ ăn xin trên đường sang bán hàng trên Douyin.
Mặc dù người nghèo hoặc người khuyết tật đã có được một nguồn thu nhập xứng đáng và hiệu quả hơn, nhưng đây chỉ là một khía cạnh nhỏ trong những điều tốt đẹp mà phương tiện truyền thông xã hội và công nghệ mang lại.
"Vào buổi tối, một trong những thú vui lớn nhất của tôi là lướt qua Douyin, phiên bản tiếng Trung của TikTok. Mặc dù khiếu hài hước của người Trung Quốc và khả năng sáng tạo của họ trong việc tạo ra các video ngắn thực sự thú vị, nhưng đây cũng là một cửa sổ cho những suy nghĩ và cảm xúc của người Trung Quốc địa phương về một số vấn đề," nhà báo Jessie Tan chia sẻ.
Mặc dù chỉ có thể truy cập ở Trung Quốc đại lục, Douyin được báo cáo có hơn 700 triệu người dùng hoạt động hàng ngày và sự đa dạng của nội dung có sẵn trên nền tảng này là không thể tin được.
Bên cạnh những người có ảnh hưởng, những người sáng tạo nội dung trên Douyin còn bao gồm những người chơi mạt chược chuyên nghiệp, nhạc sĩ và vũ công truyền thống Trung Quốc, vận động viên quốc gia và thậm chí cả hướng dẫn viên chuyên nghiệp cung cấp miễn phí các chuyến tham quan trực tiếp đến các điểm du lịch có bán vé.
Giống như TikTok, khi mở ứng dụng Douyin, trang "Dành cho bạn" là trang đầu tiên bật lên, bao gồm nội dung từ những người sáng tạo mà người dùng không theo dõi nhưng thuật toán của ứng dụng cho rằng có thể họ sẽ quan tâm.
Và thật thú vị, các tài khoản này sẽ tiến hành các buổi livestream thường xuyên hoặc thậm chí hàng ngày để bán các sản phẩm từ nhu yếu phẩm hàng ngày đến thực phẩm. Vì những người sáng tạo này là người khuyết tật hoặc là người chăm sóc chính của người khuyết tật và không thể có công việc ổn định nên nội dung đó có thể là nguồn thu nhập duy nhất của họ.
Trên thực tế, những người ăn xin trên đường phố Bắc Kinh ngày càng ít. Jessie nói: "Tôi đã từng bắt gặp một người đàn ông chơi đàn nhị và một vài phụ nữ trung niên bán hoa hồng ở Sanlitun, nhưng chỉ có vậy thôi. Bạn sẽ không còn thấy nhiều người ăn xin như trước tại các điểm du lịch nổi tiếng như Tử Cấm Thành, Vạn Lý Trường Thành và Di Hòa Viên nữa".
Có lẽ đại dịch đã khiến việc đi lại và ra ngoài trở nên khó khăn. Số lượng người ăn xin trên đường phố giảm cũng có thể là do các cá nhân hiện đang thoát nghèo tại nhà bằng cách sử dụng công nghệ như livestream trên mạng.
Công nghệ phát trực tiếp cũng đã mang lại lợi ích cho nông dân. Nông dân thành thạo với những công nghệ này có thể bán sản phẩm của họ trực tiếp cho người tiêu dùng và xây dựng mối quan hệ với các nhà quản lý ngay cả khi họ ở cách xa hàng ngàn dặm. Người ta thường có cảm tình với những người nông dân lớn tuổi, với làn da rám nắng và nhăn nheo, mỉm cười chân chất dưới những chiếc mũ rơm, có lẽ vì họ khiến khán giả nhớ đến ông bà của họ.
Hơn nữa, khi khả năng kiếm tiền của họ tăng lên, người Trung Quốc có thể thích mua trực tiếp từ các nguồn thực phẩm mà họ tin là đáng tin cậy và hữu cơ. Nhiều phương tiện truyền thông đã đưa tin rằng với sự trợ giúp của nhiều nền tảng phát trực tiếp và thương mại điện tử, một số nông dân đã tăng thu nhập của họ, đôi khi lên tới hàng triệu USD.
Tất nhiên, đây không phải là vận may của tất cả nông dân và người nghèo, những người tìm đến công nghệ để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Một số buổi phát trực tiếp chỉ thu hút được một số ít người xem và thậm chí có thể không có người mua sau một giờ khuyến mãi.
Người đàn quặn gánh đôi vai, vất vả vác cây đá lên núi bà Đen lúc 4h Trong cuộc sống hoa lệ, người ta vẫn hay nói "hoa cho người giàu, lệ cho người nghèo" để diễn tả những công việc cũng như những khó khăn mà mỗi mảnh đời đang trải qua. Có người may mắn được sống tận hưởng, song, cũng có những người phải bươn chải, mưu sinh với những công việc nặng nhọc. Người đàn ông...