20 bức ảnh sẽ chứng minh cho bạn thấy: Thế giới trên tàu điện ngầm luôn ngập tràn những điều kỳ lạ
Một số bức ảnh sẽ khiến bạn phải phì cười, nhưng một số lại khiến bạn bị ám ảnh đấy nhé!
Tàu điện ngầm đang là một trong những phương tiện phổ biến nhất thế giới. Tuy nhiên, không vì vậy mà không xuất hiện những vị khách lạ lùng khiến cho những người xung quanh phải ái ngại, phì cười hay thậm chí là sợ phát khiếp.
Nếu bạn chưa tin, hãy nhìn ngay vào những bức ảnh dưới đây:
#1. Không biết liệu người đàn ông này sẽ đi đâu sau khi xuống tàu nhỉ
#2. Chuyện gì đang xảy ra ở đây vậy?
#3. Không biết mục đích hóa trang của anh chàng này là gì, nhưng chắc chắn bộ đồ này đang khiến cộng đồng tàu điện ngầm phải tránh xa hàng cây số
#4. Còn anh chàng này lại trò chuyện với một… người giấy?
#5. Chuyện tình ngang trái trên tàu điện: Mickey Mouse bỏ Minnie Mouse để đi theo người khác
#6. Lại là một pha hóa trang chẳng giống ai, vì sao mọi người cứ thích mặc những bộ đồ dị hợm trên tàu điện vậy nhỉ?
#7. Cô gái này đang sử dụng một khối vuông vật lý để tạo ra khoảng trống riêng tưcho mình
#8. Những rocker yêu nhạc từ những năm 80 xuyên không về thế kỷ 21
#9. Mang máy nướng bánh mì lên tàu điện ngầm để ăn sáng cho nó tiện
#10. Một chú chó láu lỉnh đang ngồi trên con ngựa đồ chơi. Sự kỳ lạ của tàu điện ngầm đang dần đạt đến đỉnh điểm
#11. Các siêu anh hùng đang đi tàu điện ngầm thay vì bay bằng tên lửa hoặc giăng tơ nhện, có lẽ là để đảm bảo mọi thứ được an toàn
Video đang HOT
#12. Có ai đó đã mang một chú gà lông màu hồng, ngồi trong chiếc nôi màu hồng và được trang trí bằng những bộ xương lên tàu điện…
#13. Một vì khách có vẻ ngoài giống hệt diễn viên Anthony Hopkins
#14. Không biết nên nói gì về bức ảnh này
#15. Lại là câu chuyện về những trang phục quái gở
#16. Thay vì dắt thú cưng thì người này lại dắt theo một… quả dứa
#17. Khi bạn thích đi tàu điện ngầm nhưng vẫn muốn tiết kiệm tiền gửi xe
#18. Khi bạn muốn trở thành một phi hành gia nhưng bạn lại giả vờ coi tàu điện ngầm là tàu vũ trụ của mình
#19. Ở đâu cũng phải ăn uống sao cho thật lịch sự, đàng hoàng
#20. Khi bạn đang đi bắt cướp thì hết tơ nhện và phải chọn một phương tiện di chuyển đỡ tốn kém nhất có thể
Theo trí thức trẻ
7 nghi thức giao tiếp kỳ lạ của người Nhật: Không được chạm vào người nhau, hôn nhau nơi công cộng từng bị bỏ tù
Nhật Bản nổi tiếng với các những quy tắc giao tiếp cực kỳ phức tạp. Nhiều người cho rằng các quy định này chỉ gây ra phiền hà trong cuộc sống. Nhưng ở Nhật Bản điều đó là cần thiết để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác.
1. Xưng hô với người khác:
Tại Nhật Bản, xưng hô với mọi người bằng tên là chưa đủ
Tại Nhật Bản, xưng hô với mọi người bằng tên là chưa đủ. Khi giao tiếp, hậu tố "san" nổi tiếng được dùng để diễn tả sự trang trọng và tôn kính nhưng đó chỉ là một trong những hậu tố cơ bản trong tiếng Nhật. Thực tế có nhiều hậu tố hơn để gọi tên hoặc đề cập đến một ai đó.
- "kun": thể hiện sự trang trọng ít hơn "san", được sử dụng để gọi tên hoặc đề cập đến người có địa vị thấp hơn người nói. "Kun" thường được dùng để gọi các bạn nam bằng tuổi hoặc các cậu bé. Thông thương sử dụng "kun" có nghĩa là bạn.
- "chan": là một hậu tố nhỏ, chủ yếu được sử dụng cho trẻ em, các thành viên nữ trong gia đình, người yêu và bạn bè thân thiết. Ngoài ra , ngược lại với "kun", khi muốn gọi một bé gái thì dùng "chan".
- "sama": là một phiên bản của "san" với hình thức tôn trọng rất cao. Nó được sử dụng chủ yếu để chỉ đến những người có địa vị cao hơn nhiều so với chính mình, hoặc những vị khách, và đôi lúc là đối với những người mà bản thân rất ngưỡng mộ. Ngày nay, đôi khi nó được sử dụng để thể hiện châm biếm.
- "senpai" (tiền bối): để xưng hô với đồng nghiệp lớn tuổi hoặc các anh chị ở khối lớp trên trong trường học.
" khai" (hậu bối): mang tính chất đối lập với "senpai".
"sensei": dành cho các giáo viên, bác sĩ, nhà khoa học, chính trị gia và các cơ quan có thẩm quyền khác.
"shi": dùng trong hình thức văn viết và đôi khi là trong các bài phát biểu chính thức.
2. Khi sử dụng thang máy
Nếu bạn là một du khách ở Nhật Bản, chúng tôi khuyên bạn không nên là người đầu tiên bước vào thang máy!
Ngay cả khi điều này không phải là một trong những quy tắc chính thức nhưng điều này được thực hiện như một thói quen của người dân ở Nhật Bản. Nếu bạn là người đầu tiên bước vào thang máy, bạn sẽ trở thành "thủ lĩnh" của thang máy, và bạn nên đứng gần bảng điều khiển. Bạn sẽ cần phải giữ cửa mở cho đến khi mọi người hoàn toàn bước vào thang máy. Lặp lại hành động như vậy cho mỗi tầng mà tại đó thang máy dừng lại. Bạn cũng phải là người cuối cùng ra thang máy, và bạn cần phải làm mọi thứ rất nhanh chóng.
Nếu bạn là một du khách ở Nhật Bản, chúng tôi khuyên bạn không nên là người đầu tiên bước vào thang máy!
3. Trên tàu điện ngầm
Trên tàu điện ngầm, có một số quy tắc mà người Nhật luôn luôn tuân theo: không được phép nói chuyện
Trên tàu điện ngầm, có một số quy tắc mà người Nhật luôn luôn tuân theo: không được phép nói chuyện (trên điện thoại cũng vậy), và việc nhìn chằm chằm vào những người khác là hành vi bất lịch sự.
Ở Nhật, bạn không cần phải nhường ghế cho người già ở trên tàu điện ngầm, vì họ sẽ cảm thấy "khó chịu". Những người già vẫn có thể đứng vững khi không còn ghế trống. Hơn nữa, sẽ có những chỗ ngồi riêng dành cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người khuyết tật. Và không người Nhật nào ngồi vào những dãy ghế ưu tiên này nếu không thuộc những người đã kể trên, kể cả khi tàu đang chật cứng.
4. Chạm vào người khác
Ở Nhật Bản, chạm vào người khác khi không có sự đồng ý của họ là một hành vi thô lỗ
Ở Nhật Bản, chạm vào người khác khi không có sự đồng ý của họ là một hành vi thô lỗ. Đây là phép lịch sự tối thiểu trong văn hóa Nhật Bản, nên mỗi người dân nơi đây đều tôn trọng không gian cá nhân của người khác. Nếu bạn đến thăm Nhật Bản, đừng chạm vào mọi người.
Hôn nhau ở nơi công cộng cũng được xem là hành vi thiếu tôn trọng người khác tại Nhật Bản. Trước năm 1945, nó được coi là hành vi vi phạm trật tự công cộng và có thể bị phạt tù.
5. Văn hóa ngồi
"Seiza" là từ dùng để chỉ tư thế ngồi bằng cách gấp chân bên dưới đùi, và người Nhật ngồi trên sàn chỉ theo cách này
"Seiza" là từ dùng để chỉ tư thế ngồi bằng cách gấp chân bên dưới đùi, và người Nhật ngồi trên sàn chỉ theo cách này. Họ cảm thấy thoải mái khi ngồi kiểu seiza, như thể đang ngồi trên ghế bành.
Tuy nhiên những người đến từ các quốc gia khác không quen với kiểu ngồi seiza, nên chân họ sẽ trở nên tê liệt trong vài phút. Nếu bạn là khách du lịch, hoặc một người cao tuổi thì bạn có thể duỗi chân ra và chắc chắn người Nhật có thể hiểu và thông cảm cho bạn. Nhưng sẽ không thể tưởng tượng được nếu một người Nhật ngồi xuống như vậy đâu!
6. Nghệ thuật chào hỏi
Nghệ thuật cúi chào rất quan trọng ở đất nước Nhật Bản và trẻ em phải học điều đó từ rất sớm. Có rất nhiều cách cúi chào: đứng, ngồi, và các biến thể khác ở hai phái.
Nghệ thuật cúi chào rất quan trọng ở đất nước Nhật Bản và trẻ em phải học điều đó từ rất sớm. Có rất nhiều cách cúi chào: đứng, ngồi, và các biến thể khác ở hai phái.
- Cúi chào ("eshaku") là 15: dành cho những người có cùng độ tuổi, tầng lớp hoặc cùng vị trí trong xã hội. Cũng có lúc "eshaku" được dùng để thể hiện lòng cảm kích, thay lời cảm ơn, nhưng kiểu chào này vẫn được xem là không phù hợp trong các sự kiện lớn.
- Cúi chào lịch sự ("keirei") là 30: cách chào này được áp dụng trong các cuộc gặp gỡ của doanh nghiệp. Khi bước vào hoặc rời khỏi phòng họp, "keirei" là một hành động bắt buộc. Tương tự khi gặp gỡ với khách hàng cũng vậy.
- Cúi chào tôn trọng ("saikeirei") là 45: Thường xuyên được sử dụng khi muốn thể hiện lòng biết ơn rất lớn với người khác, hoặc để thay cho một lời xin lỗi cực kỳ chân thành. Cái cúi đầu này cũng được dùng khi cúi chào thần, phật, Chúa trời, Hoàng đế, quốc kỳ.
Cúi "cầu xin cho cuộc sống của bạn": có lẽ chỉ được sử dụng nếu bạn đã làm điều gì đó thực sự khủng khiếp.
Tất nhiên, người nước ngoài không cần phải tuân theo quy tắc này, nhưng người Nhật sẽ cảm thấy rất vui lòng nếu bạn làm vậy.
7. Cảm ơn khách hàng
Tại Nhật Bản, một khách hàng hoặc đối tác kinh doanh được đối xử đúng như "khách hàng là Thượng Đế" với sự tôn trọng đáng kinh ngạc
Tại Nhật Bản, một khách hàng hoặc đối tác kinh doanh được đối xử đúng như "khách hàng là Thượng Đế" với sự tôn trọng đáng kinh ngạc. Khi họ ra về, một hoặc toàn bộ nhân viên sẽ đi theo họ đến cửa hoặc thang máy và cúi chào cho đến khi cánh cửa đóng lại.
Sẽ khá bất tiện nếu điều này xảy ra trong một trung tâm thương mại hoặc một cửa hàng vào giờ cao điểm với lượng khách đông đúc. Bên cạnh đó, khách hàng nước ngoài có thể cảm thấy xấu hổ vì không quen với điều này. Người Nhật thế hệ ngày nay cho rằng đây là một quy tắc không cần thiết và thường bỏ qua nghi thức này.
Không biết liệu có điều gì sẽ thay đổi trong những thế kỷ tới, nhưng ít nhất hiện tại thì Nhật Bản vẫn luôn "kỳ lạ" như vậy!
Không biết liệu có điều gì sẽ thay đổi trong những thế kỷ tới, nhưng ít nhất hiện tại thì Nhật Bản vẫn luôn "kỳ lạ" như vậy!
Nguồn: Japan News
Theo Helino
Chiều lòng cô nàng thích "độc lạ", anh người yêu đã tặng một bó hoa chỉ toàn súp lơ xanh, có cả tỏi điểm danh "Chắc chị nhà mê nấu nướng lắm, mấy bác con trai nên học ông anh này nè, tặng hoa hồng làm chi rồi vứt. Tặng hoa này đem bông súp lơ ra xào tỏi chả ngon hơn à". Phải tặng quà gì cho một cô người yêu độc lạ và thích nấu nướng, nhưng vẫn giữ được tính lãng mạn của tình yêu?...