20 bác sĩ giỏi của Quảng Ninh lên đường trợ giúp Bắc Giang đợt 2
Những bác sĩ lên đường hỗ trợ tỉnh Bắc Giang chống dịch Covid-19 đều có chuyên môn giỏi về hồi sức.
Hôm nay (3/6), 20 bác sĩ của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tập hợp về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh để lên đường sang Bắc Giang hỗ trợ công tác y tế, chống dịch Covid-19.
Đây là lần thứ 2 Quảng Ninh hỗ trợ lực lượng y tế cho Bắc Giang, trước đó lần 1 vào ngày 15/5 gồm 200 bác sĩ và nhân viên y tế. Những bác sĩ tình nguyện lần này lên đường trong tinh thần phấn khởi, quyết tâm vì mục tiêu chung đẩy lùi dịch bệnh.
20 bác sĩ tham gia hỗ trợ đợt 2 có trình độ cao trong việc điều trị, hồi sức
Là một trong những bác sĩ trẻ tuổi trong đoàn hỗ trợ Bắc Giang, bác sĩ Nguyễn Trung Đức (27 tuổi, Khoa Huyết học Hóa Sinh, Bệnh viện Bãi Cháy) phấn chấn khi được lãnh đạo bệnh viện đồng ý cho mình tham gia hỗ trợ Bắc Giang.
“Lần trước tôi rất muốn tham gia nhưng do bận việc gia đình nên không đi được. Sau khi nghe thông tin tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ Bắc Giang đợt 2, tôi không do dự xin đi luôn, gia đình thấy vậy động viên, ủng hộ. Tôi vẫn còn độc thân nên mong trong chuyến hỗ trợ này sẽ tìm được nửa mảnh ghép còn lại của mình”, bác sĩ Đức vui vẻ nói.
Mọi người đều đồng lòng quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19
Đúng 9h sáng, chuyến xe đưa 20 bác sĩ Quảng Ninh xuất phát sang tỉnh Bắc Giang, chuyến xe này cũng được một công ty vận tải miễn phí như đợt 1.
Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh Nguyễn Trọng Diện cho biết, dù hỗ trợ Bắc Giang về lực lượng y tế, nhưng Quảng Ninh vẫn đủ nhân lực để đảm bảo là địa phương an toàn.
“Từ việc Quảng Ninh chống dịch thành công và có kinh nghiệm trong hơn 1 năm qua, sẽ có nhiều hơn những y, bác sĩ đủ trình độ để tham gia hỗ trợ các địa phương khác đang bùng phát dịch trong thời gian tới. Những nhân viên tham gia hỗ trợ thực sự là những chiến binh quả cảm, họ luôn sẵn sàng lên đường, chúng tôi muốn gửi lời biết ơn tới những chiến binh áo trắng”, ông Diện cảm xúc nói.
Trước đó ngày 14/5, tỉnh Bắc Giang có công văn đề nghị tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ lực lượng y tế trong công tác xét nghiệm SARS-CoV-2. Ngay ngày hôm sau, 200 bác sĩ, nhân viên y tế đã tình nguyện tham gia với tinh thần cao nhất.
Video đang HOT
Một số hình ảnh 20 bác sĩ lên đường hỗ trợ Bắc Giang:
Đây là đợt 2 Quảng Ninh hỗ trợ lực lượng y tế cho Bắc Giang
Những nữ bác sĩ giỏi giang, dũng cảm của Quảng Ninh tình nguyện tham gia hỗ trợ Bắc Giang
Cùng đồng lòng chống dịch như chống giặc
Những chiến binh áo trắng lên đường hỗ trợ Bắc Giang
Mọi người đều chuẩn bị đủ đồ dùng cá nhân để đi hỗ trợ chống dịch trong thời gian dài
Những cái ôm động viên từ đồng nghiệp
Người dân xúc động khi xem buổi ra quân hỗ trợ sáng nay
Mọi người gửi nhau những lời chúc chiến thắng đại dịch
Những lời hứa sẽ an toàn trở về sau khi hỗ trợ Bắc Giang
Đoàn xe chở 20 bác sĩ lên đường tới Bắc Giang
Bác sĩ ở tâm dịch: 'Điều trị ca COVID-19 nặng ở Bắc Giang áp lực hơn Đà Nẵng'
BSCKII Trần Thanh Linh, Đội trưởng Đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ áp lực mà anh và đồng nghiệp trải qua ở tâm dịch Bắc Giang.
"Điều trị ca COVID-19 nặng ở Bắc Giang, chúng tôi chịu áp lực lớn hơn ở Đà Nẵng. Hồi ở Đà Nẵng, bệnh nhân nặng chủ yếu là người lớn tuổi, nhiều bệnh nền, còn ở Bắc Giang, chúng tôi căng thẳng hơn vì bệnh nhân nặng tăng nhanh và họ đều còn trẻ", BS Linh nói.
Sau 5 ngày tăng cường chi viện cho Bắc Giang, BS Trần Thanh Linh cùng Đội phản ứng nhanh Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) ngày đêm theo dõi, chữa trị, cấp cứu, hồi sức cho những bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang.
BSCKII Trần Thanh Linh, Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, Đội trưởng Đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy tại Bắc Giang.
Anh cho biết, trước khi đến Bắc Giang, với kinh nghiệm từ những trận dịch khốc liệt trước đó cũng như nghiên cứu về chủng mới, anh tiên lượng được nguy cơ và số lượng bệnh nhân có thể diễn tiến. Tuy nhiên, mỗi đợt dịch lại có đặc thù khác nhau. Đặc thù của đợt dịch ở Bắc Giang là gây tổn thương phổi rất nhanh so với những đợt trước.
Từ hôm nhập cuộc, anh tiếp nhận 3 ca phải thở máy, lọc máu liên tục, 7 ca thở oxy dòng cao. Đặc biệt 1 ca được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang sang Bệnh viện Phổi Bắc Giang ngay trong đêm. Ca bệnh này, ban đầu anh tiên lượng xấu, phải làm ECMO (tim phổi nhân tạo), nhưng đội ngũ đã xử lý đặt nội khí quản, sau đó lọc máu là thấy đỡ và không cần ECMO.
"Bắc Giang không có nhiều bệnh nhân lớn tuổi nhiều bệnh nền như Đà Nẵng, nhưng vì chủng virus lần này biến thể nên bệnh nhân nặng vẫn có. Đặc biệt, số lượng người mắc vẫn gia tăng thì số lượng bệnh nhân nặng cũng sẽ tăng.
Hồi ở Đà Nẵng những ca nặng thì đều cao tuổi, bệnh nền, không có ca trẻ, trẻ nhất là hơn 40 tuổi. Đợt đó, bệnh nhân trẻ gần như là không có triệu chứng, không có hình ảnh tổn thương phổi hoặc phải chụp CT mới thấy rõ tổn thương. Còn lần này, chỉ mấy ngày sau chụp Xquang là thấy phổi trắng xóa. Ca tử vong ở Bắc Giang bệnh nhân trẻ quá, con mới 6 tuổi", BS Linh nói.
BS Linh cũng cho rằng, công tác hồi sức tích cực lần này tại Bắc Giang khó hơn vì ranh giới bệnh nhân nặng diễn tiến tới nguy kịch rất nhanh, nếu không theo dõi sát, không chủ động thì tử vong dễ xảy ra. Thành ra đội ngũ y tế phải theo dõi nhiều, cực hơn hồi ở Đà Nẵng. Nhưng chính vì những điều này mà đội ngu y bác sĩ càng thêm quyết tâm phải cứu bằng được các bệnh nhân. Đặc biệt là các bệnh nhân trẻ, thầy thuốc phải cố gắng cứu bằng được, kiên quyết không để người bệnh tử vong.
Bác sĩ Linh cũng cho biết, chính vì những áp lực điều trị nên anh phân công, bố trí rất cụ thể để lúc nào tại khu ICU cũng có các y, bác sĩ Chợ Rẫy.
"Ban ngày chúng tôi tập trung lực lượng theo dõi chăm sóc các bệnh nhân nặng rất sát và giải quyết ổn thoả. Còn ca tối chỉ bố trí 1 bác sĩ, 1 điều dưỡng Chợ Rẫy ở lại trực và xử lý các tình huống. Lúc nào cũng có người của Chợ Rẫy trực thì tôi mới yên tâm được" .
Các chuyên gia Bộ Y tế kiểm tra công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại một cơ sở y tế điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bắc Giang.
Về việc tiếp nhận, phân luồng bệnh nhân, vị bác sĩ chia sẻ, Bệnh viện Phổi Bắc Giang tiếp nhận tất cả các ca phải thở oxy ở các bệnh viện dã chiến vì các bệnh viện dã chiến không đủ điều kiện cơ sở vật chất để điều trị. Nếu bệnh nhân chuyển nặng hơn thì đội ngũ y bác sĩ tại đó không có đủ điều kiện, cơ sở vật chất để xử lý nên Bệnh viện Phổi sẵn sàng tiếp nhận.
Đơn cử như những trường hợp bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang rồi, phải là ca bệnh thở HFNC thì Bệnh viện Phổi Bắc Giang mới nhận. "Tôi muốn phân bố hợp lý, để dành chỗ cho bệnh nhân nặng hơn", BS Linh chia sẻ.
Đến thời điểm hiện tại, theo BS Linh, đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy đã quen với công việc và đang kiểm soát được tình hình điều trị những ca nặng tại Bắc Giang. Anh hy vọng góp phần cùng Bắc Giang dập dịch nhanh chóng và hạn chế trường hợp tử vong đáng tiếc.
Bác sĩ Đà Nẵng lên đường chi viện cho Bắc Giang chống dịch bằng cả trái tim "Chúng tôi sẵn sàng lên đường bất cứ lúc nào để tiếp sức đồng nghiệp ở Bắc Giang bằng cả trái tim của mình", bác sĩ Nguyễn Tấn Hùng, trưởng đoàn y, bác sĩ Đà Nẵng chi viện Bắc Giang chia sẻ. Chiều mai, 31/5, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng lên đường chi viện Bắc Giang chống dịch Covid-19 vào...