2 tỷ người chết nếu chiến tranh hạt nhân Ấn Độ-Pakistan nổ ra
Chiến đấu cơ Ấn Độ và Pakistan không chiến và ở dưới đất, hai bên không ngừng pháo kích, nã súng cối là những dấu hiệu nguy hiểm về một cuộc xung đột có thể leo thang thành chiến tranh hạt nhân.
Viễn cảnh thảm khốc nếu chiến tranh hạt nhân Ấn Độ-Pakistan nổ ra.
Theo National Interest, hôm 26.2, chiến đấu cơ Ấn Độ thả tổng cộng 1 tấn bom xuống các mục tiêu nghi là trại huấn luyện phiến quân Jaish-e-Mohammed (JeM) ở Pakistan. Vụ tấn công là lời đáp trả vụ đánh bom tự sát khiến 40 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng hôm 14.2.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1971, hai cường quốc hạt nhân Ấn Độ-Pakistan dùng không lực để tấn công nhau.
Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân lại công khai không kích nhau.
Cần phải lưu ý rằng các tiêm kích Mirage 2000 mà Ấn Độ sử dụng, đã được nâng cấp để mang theo vũ khí hạt nhân.
Căng thẳng leo thang chưa từng có, khi Pakistan đáp trả bằng đòn không kích và pháo kích vào lãnh thổ Ấn Độ.
May mắn rằng, phi công Ấn Độ Abhinandan Varthaman đã được trả tự do, như một động thái thiện chí đến từ Pakistan.
Video đang HOT
Xác máy bay Ấn Độ nghi do bị Pakistan bắn rơi.
Bởi mọi chuyện hoàn toàn có thể tồi tệ hơn. Ấn Độ và Pakistan là hai quốc gia có kho vũ khí hạt nhân phát triển nhanh nhất thế giới.
Các chuyên gia ước tính, Ấn Độ có 140 vũ khí hạt nhân còn với Pakistan là 150. Vũ khí hạt nhân của Paksitan mới dừng lại ở mức chiến thuật vì nước này không có tên lửa đạn đạo tầm xa như Ấn Độ.
Triết lý quân sự Pakistan nhắc đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân để ngăn Ấn Độ mở các đợt tấn công thông thường và xâm lấn lãnh thổ Pakistan, theo National Interest.
Điều này là dấu hiệu nguy hiểm vì các cường quốc như Nga, Mỹ thông thường chỉ dùng tới vũ khí hạt nhân nếu như bị đối phương dùng vũ khí hạt nhân tấn công trước.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump từng lên tiếng quan ngại. “Chúng tôi rất quan ngại về vấn đề vũ khí hạt nhân chiến thuật, được thiết kế để sử dụng trong các cuộc xung đột quy mô vừa và nhỏ. Điều này sẽ dẫn đến thảm họa hạt nhân lớn hơn nhiều cho cả khu vực”.
Ấn Độ và Pakistan đã trải qua 3 cuộc chiến lớn kể từ khi độc lập khỏi Anh.
Trong chiến tranh lạnh, Mỹ cũng từng sẵn sàng vũ khí hạt nhân chiến thuật nếu Liên Xô đưa quân về phía Tây.
Theo National Interest, những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, chiến tranh hạt nhân Ấn Độ-Paksitan nếu xảy ra có thể khiến 2 tỷ người chết trên toàn cầu.
Để ngăn viễn cảnh ác mộng đó, cộng đồng quốc tế cần phải lên án mạnh mẽ các hành động leo thang xung đột của hai bên, xây dựng vùng đệm để xoa dịu tình hình trước khi mọi chuyện vượt tầm kiểm soát.
National Interest nhấn mạnh, các cường quốc hạt nhân nên có các động thái rõ ràng để cùng kiểm soát vũ khí và ngăn không cho vũ khí hạt nhân tái xuất như những gì từng xảy ra năm 1945.
Tuần trước, Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã gửi lời nhắn đến người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi, “Với sức mạnh vũ khí hạt nhân của cả hai bên, liệu chúng ta có sẵn sàng cho những tính toán sai lầm?”
Theo Danviet
Hành động bất ngờ của Pakistan dù tuyên bố cứng rắn với Ấn Độ
Pakistan những ngày qua bắt đầu truy quét phiến quân ở khu vực Kashmir do nước này kiểm soát, nhưng khẳng định rằng họ không chịu khuất phục hay e ngại Ấn Độ.
Thiếu tướng quân đội Pakistan Asif Ghafoor.
Theo CNN, hôm 5.3, Pakistan bắt giữ 44 thành viên của nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan Jaish-e-Mohammed, bao gồm cả con trai và anh em của Masood Azhar, thủ lĩnh nhóm này.
Đây là nhóm phiến quân nhận trách nhiệm về vụ đánh bom tự sát ở khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát hôm 14.2, khiến 40 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và thổi bùng căng thẳng giữa hai cường quốc hạt nhân.
Trả lời trên CNN, phát ngôn viên quân đội Pakistan, thiếu tướng Asif Ghafoor nói việc truy quét phiến quân nằm trong chiến lược của Pakistan.
"Chúng tôi không làm bất kỳ điều gì trước sức ép của bất cứ ai", tướng Ghafoor nói, nhấn mạnh rằng Pakistan sẽ không bao giờ chịu khuất phục hay e ngại Ấn Độ.
Sau vụ đánh bom, Ấn Độ từng yêu cầu Pakistan "có hành động cụ thể nhằm ngăn chặn các nhóm khủng bố hoạt động trong lãnh thổ nước này".
Sau khi Pakistan im lặng, Ấn Độ đã mở đợt không kích lớn nhất trong 48 năm, thả tổng cộng 1 tấn bom xuống các khu vực lãnh thổ Pakistan, nghi là nơi khủng bố lập trại huấn luyện.
Pakistan ngày hôm sau đáp trả bằng đợt không kích nhằm vào lãnh thổ Ấn Độ và bắn rơi hai máy bay, bắt sống một phi công. Phía Ấn Độ chỉ xác nhận họ mất một tiêm kích MiG-21.
Tướng Ghafoor khẳng định phía Pakistan đã có thành ý khi trả tự do cho phi công Ấn Độ. "Hạ nhiệt căng thẳng hay không thì đó là tùy thuộc vào hành động của Ấn Độ. Nếu họ tiếp tục gây hấn thì tình hình sẽ càng tồi tệ hơn".
Pakistan hôm 5.3 cũng tuyên bố sẽ phong tỏa tài sản, tài khoản ngân hàng của các nhóm phiến quân hoạt động ở biên giới Ấn Độ. Hành động này phù hợp với các biện pháp mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đề ra.
Jaish-e-Mohammed, hay còn gọi là "Đội quân của Nhà tiên tri Mohammed", là nhóm phiến quân Pakistan hoạt động ở khu vực Kashmir. Mục tiêu của nhóm này là đòi lại phần lãnh thổ Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.
Theo Danviet
Kẻ đánh bom tự sát trẻ tuổi kéo Ấn Độ-Pakistan vào xung đột khốc liệt Kẻ đánh bom tự sát sinh ra ở vùng Kashmir có thể sẽ được ghi nhớ là người khơi mào chiến tranh Ấn Độ-Pakistan lần 4. Bức ảnh hiếm hoi về kẻ đánh bom tự sát khiến hơn 40 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng ngày 14.2. Theo New York Times, khu vực Kashmir từ lâu đã là một trong những điểm nóng...