2 triệu chứng ung thư phổi chưa từng nghe nói đến
Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở cả nam và nữ, chiếm đến số ca tử vong do ung thư.
Từ tuổi thanh niên trở lên mà có các triệu chứng hen suyễn, thì coi chừng có thể đó là ung thư phổi – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Hầu hết các loại ung thư phổi đều không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi đã di căn, nhưng một số người bị ung thư phổi giai đoạn đầu vẫn có các triệu chứng.
Nếu đi khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng, thì ung thư có thể được phát hiện ở giai đoạn sớm, lúc đó việc điều trị có nhiều khả năng hiệu quả hơn, theo Cancer.net.
Do đó, nhận biết bất kỳ triệu chứng nào của ung thư phổi đều rất quan trọng.
Sau đây là 2 triệu chứng chưa từng được nhắc đến của ung thư phổi.
1. Chẩn đoán hen suyễn
Những người bị hen suyễn không có nguy cơ cao bị ung thư phổi. Tuy nhiên, nếu một người đã bị hen suyễn từ thời thơ ấu và có các yếu tố nguy cơ khác, nên đi tầm soát ung thư phổi, tiến sĩ Flores nói.
Ông Flores nói: “Đó là một triệu chứng bất thường cần ghi nhớ, từ tuổi thanh niên trở lên mà có các triệu chứng hen suyễn, thì rất có khả năng đó là ung thư phổi”, theo The Healthy.
Các bác sĩ chuyên khoa phổi thường nghe phổi, thấy tiếng thở khò khè, và xem đó là bệnh hen suyễn. Nhưng tốt nhất nên chụp CT phổi để đảm bảo không có khối u ở đó, có thể gây tắc nghẽn, tiến sĩ Flores khuyên.
Như câu chuyện của một người phụ nữ chỉ có các triệu chứng hen suyễn, hóa ra là ung thư phổi giai đoạn cuối.
Trong 4 năm, các bác sĩ nói với bà Lori Morris (49 tuổi), sống tại Mỹ rằng bà bị hen suyễn. Nhưng thật ra, căn bệnh ung thư phổi đang từ từ di căn khắp cơ thể bà.
Ở tuổi 49, Lori Morris đã hoàn thành một cuộc leo lên đỉnh núi cao nhất ở California, Mount Whitney cao 4.420 mét.
Nhưng 2 tuần sau, bà bắt đầu thở khò khè và cảm thấy như không thể thở được.
Video đang HOT
“Đột nhiên, tôi không thể bước lên cầu thang mà không thở nặng nhọc. Tôi biết có điều gì đó không ổn”, Morris kể lại.
Bác sĩ chẩn đoán viêm phổi, và kê đơn thuốc kháng sinh và ống hít, nhưng không có tác dụng nào.
Vài tháng sau, bà lại quay lại bác sĩ, và được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn.
Tuy nhiên, bà Morris biết có điều gì đó không ổn. “Tôi đã đến bệnh viện UCLA, để chụp X-quang và kiểm tra sức khỏe toàn diện. Nhưng họ nói tôi hoàn toàn ổn và hỏi bệnh hen suyễn của tôi như thế nào. Tôi tiếp tục sử dụng ống hít mặc dù chẳng có tác dụng gì”.
Bà tiếp tục vật lộn cho đến 4 năm sau, thì đột nhiên các triệu chứng bắt đầu giống như một cơn đột quỵ. “Toàn bộ phần bên trái của cơ thể tôi ngừng hoạt động. Họ đưa tôi đến một bệnh viện, và trong khi tìm kiếm các dấu hiệu của một cơn đột quỵ bằng cách chụp CT đầu, họ phát hiện thấy một khối trong não của tôi. Họ nói rằng họ không chắc đó là virus hay khối u thứ cấp, tôi biết điều đó là không tốt”.
Bà Morris được chuyển đến một bệnh viện khác và chụp CT thêm. Các bác sĩ đã xác định được khối u dài 6 cm trong phổi của bà, nó là nguồn gốc của khối u trong não. Kết quả chụp cũng cho thấy các khối u ở cột sống, tuyến tụy, thận, gan và các hạch bạch huyết. “Tôi bị ung thư phổi giai đoạn 4 di căn lên não”, bà nói, theo The Healthy.
2. Đau toàn thân
Đau toàn thân có thể là dấu hiệu ung thư phổi đã di căn – ẢNH MINH HỌA: SHUTTESTOCK
Vì ung thư phổi thường không biểu hiện bằng các triệu chứng cho đến giai đoạn sau, nó có thể không được chẩn đoán cho đến khi di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Nhức đầu, chóng mặt và các vấn đề về thăng bằng, hoặc tê ở tay chân có thể là dấu hiệu của ung thư phổi đã di căn đến não hoặc tủy sống.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, vàng da và mắt có thể là dấu hiệu ung thư đã lan đến gan, và nổi hạch ở cổ hoặc trên xương đòn có thể là bệnh đã di căn đến da hoặc các hạch bạch huyết.
Những vấn đề này thường xảy ra dần dần và kết hợp với các triệu chứng khác.
Các triệu chứng phổ biến khác của ung thư phổi là:
Ho không khỏi hoặc ngày càng nặng
Ho ra máu hoặc có đờm màu gỉ sắt
Đau ngực thường nặng hơn khi thở sâu, khi ho hoặc cười
Khàn giọng
Chán ăn, sụt cân
Khó thở
Cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu
Viêm phế quản và viêm phổi không khỏi hoặc liên tục tái phát
Sụp hoặc yếu mí trên ở một bên mắt
Đồng tử ở một bên mắt nhỏ hơn
Ít hoặc không đổ mồ hôi ở một bên mặt , theo Cancer.net.
Uống rượu bia và hút thuốc lá cùng một lúc gây hại đến mức nào?
Rượu bia hay thuốc lá đều gây hại cho sức khỏe nên khi kết hợp cả 2 thứ đó nguy cơ mắc các bệnh ung thư tăng lên rõ rệt và hủy hoại bạn theo thời gian.
Vừa uống bia rượu và sử dụng thuốc lá nguy cơ mắc ung thư cao
Trên thực tế, việc hút thuốc khi uống rượu bia còn khiến cồn ngấm vào máu nhanh hơn, và bạn càng dễ dàng mất tỉnh táo. Khi uông rươu hay bia cùng với thói quen hút thuốc lá, nó không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: ung thư vòm họng, phôi... mà còn tôn thương cho cả não.
Các nhà nghiên cứu ở Heidelberg cho rằng: "Xác suất sinh ung thư thực quản tăng gấp 18 lần nếu uống mỗi ngày hơn 80g rượu (khoảng ba ly bia). Tỉ lệ này nhảy vọt lên đến bốn lần nếu đi kèm với thuốc lá. Cũng với tỉ lệ này, người ung thư ruột già thì khổ hơn nữa vì chỉ cần 50g rượu (khoảng hai ly bia mỗi ngày) thì sẽ rơi vào tầm ngắm của bệnh ung thư.
Đối với phụ nữ, chỉ cần tiêu thụ mỗi ngày có 10g rượu bia kèm theo thuốc lá thì cũng đủ để cơ thể hứng chịu bệnh tật.
Uông bia rươu nhiêu đã đươc chưng minh làm tăng rõ rêt nguy cơ măc các loại ung thư khoang miêng, ung thư hâu họng, ung thư thanh quản, ung thư thưc quản (Ảnh minh họa)
Tất cả tỉ lệ vừa kể đều nhân đôi nếu mức thu nhập bình quân mỗi ngày hơn 90g rượu và hơn 20 điếu thuốc. Bình quân nghĩa là cho dù không uống mỗi ngày nhưng hễ đụng trận thì "không say không về" thậm chí còn tai hại hơn mỗi ngày lai rai ba sợi".
Nghiện rượu và thuốc lá là tự sát. Nhưng nhiều người vẫn chủ quan biện hộ rằng: Nếu thiếu điếu thuốc bên ly bia cốc rượu thì cuộc sống sẽ vô cùng tẻ nhạt". Cho nên các cảnh báo đều có vẻ bị phớt lờ đi khi hậu quả chưa thật sự diễn ra. Và hình ảnh nam thanh nữ tú vừa uống rượu bia vừa phì phèo khói thuốc vẫn ngày càng tăng ở nước ta, đến mức báo động - báo động về một tương lai Việt Nam được xếp vào một trong những nước có số lượng người chết vì bệnh ung thư do thuốc lá và bia rượu nhiều nhất thế giới.
Báo cáo dựa trên nghiên cứu về mối liên quan giữa việc sử dụng rượu và thuốc lá cho thấy những người đam mê cả hai có nguy cơ cao hơn mắc ung thư họng, thanh quản, thực quản, miệng... Nguy cơ này cao gấp 30 lần so với những người tiêu thụ hoặc rượu hoặc thuốc lá.
Ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo không có một mức tiêu thụ rượu bia nào được coi là an toàn. Ngoài ra, uống rượu cũng ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh ung thư, bao gồm cả cách thức hoạt động của một số loại thuốc hóa trị.
Rượu bia và ethanol được Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IRAC) xếp vào nhóm chất gây ung thư gồm: ung thư khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ. Theo đó, không có ngưỡng uống rượu bia nào là an toàn để phòng bệnh ung thư.
Ủy ban về các chất gây ung thư Anh (CoC) cũng cho rằng việc uống rượu bia, ngay cả một lượng nhỏ cũng làm tăng nguy cơ của một số bệnh ung thư so với những người không uống. Các nguy cơ mắc ung thư liên quan đến rượu bia giảm dần theo thời gian từ khi ngừng uống rượu bia, nhưng có thể phải mất nhiều năm trước khi nguy cơ giảm xuống ở mức như những người bình thường chưa bao giờ uống rượu bia.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, với các bệnh ung thư miệng, họng, thanh quản, thực quản, người uống khoảng 1,5 đơn vị rượu một ngày có nguy cơ tăng khoảng 5 lần đối so với những người không bao giờ uống hoặc chỉ thỉnh thoảng uống. Thậm chí, người chỉ uống không quá một ly mỗi ngày cũng có nguy cơ cao hơn 20% so với người không uống rượu.
Ảnh minh họa
Giảm tiêu thụ rượu đồng nghĩa giảm nguy cơ mắc ung thư. Vì thế, Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IRAC) khuyên mọi người tốt nhất không nên uống rượu bia hoặc nếu có uống thì nên giới hạn mức độ. Cụ thể, nam/nữ giới khỏe mạnh không nên uống quá 2 đơn vị cồn một ngày để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và chấn thương. Không nên uống quá 4 đơn vị cồn trong một lần uống bất kỳ để giảm nguy cơ bị tai nạn thương tích do rượu bia.
Người dưới 18 tuổi không nên uống rượu bia. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú tốt nhất không nên uống rượu bia, nếu uống có thể gây hại cho bào thai và cho trẻ bú mẹ. Để giảm lượng cồn dung nạp vào cơ thể thì phải có vài ngày không uống rượu bia trong một tuần.
Một đơn vị cồn của Tổ chức Y tế Thế giới bằng 10 g cồn nguyên chất, tương đương với 3/4 chai bia 330 ml (5%), một ly rượu vang 100 ml (13,5%), một cốc bia hơi 330 ml, hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (40%).
Biểu hiện cảnh báo ung thư phổi lộ trên khuôn mặt Những người bệnh ung thư phổi giai đoạn muộn thường bị sưng phù mặt và cổ. Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến và nghiêm trọng nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, mỗi năm, số lượng ca mắc mới khoảng hơn 24.000 người, khoảng 20.000 người tử vong. Khi bệnh phát tác, tình trạng sưng tĩnh mạch...