2 tháng bão táp trong cuộc đời Jack Ma: Tài sản bốc hơi 11 tỷ USD chỉ vì 1 lần vạ miệng
Dù đã nghỉ hưu nhưng Jack Ma đang phải đối mặt với những ngày tháng khó khăn nhất trong cuộc đời.
Theo ghi nhận của Bloomberg, tổng tài sản của Jack Ma đã bốc hơi gần 11 tỷ USD kể từ cuối tháng 10 khi chính quyền Trung Quốc thắt chặt kiểm soát đế chế của ông và cả những gã khổng lồ công nghệ lớn khác trong cả nước.
Năm nay, vị tỷ phú 56 tuổi đã có lúc chứng kiến tài sản vọt lên 61,7 tỷ USD, giành lại ngôi giàu nhất châu Á. Tuy nhiên hiện tại, khối tài sản ông nắm sụt giảm chỉ còn 50,9 tỷ USD và đứng ở vị trí thứ 50 trong bảng xếp hạng 500 người giàu nhất thế giới của Bloomberg.
Nguyên nhân của sự sụt giảm khối tài sản của Jack Ma xuất phát từ một bài phát biểu vào tháng 10 khi ông lên tiếng chê các nhà băng Trung Quốc và các quy định của chính quyền mà ông cho là không hiểu gì về internet.
Kể từ đó, chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt kiểm soát các công ty của Jack Ma, đầu tiên là đình chỉ thương vụ IPO của Ant và sau đó là thành lập đội điều tra về cáo buộc độc quyền với Alibaba. Những động thái kể trên đã khiến giới đầu tư toàn cầu lo sợ, kết quả là vốn hóa thị trường của Alibaba và cả những gã khổng lồ Trung Quốc khác bốc hơi hàng trăm tỷ USD. Tài sản của Pony Ma – ông chủ Tencent cũng đã giảm 15% kể từ đầu tháng 11 còn ông chủ Meituan là Wang Xing cũng đã chứng kiến khối tài sản giảm 1/5 so với giai đoạn đỉnh điểm vào tháng trước.
Dù tài sản giảm mạnh thời gian gần đây nhưng tính từ đầu năm, những tỷ phú công nghệ Trung Quốc như Jack Ma vẫn bỏ túi thêm nhiều tỷ USD.
“Có một làn sóng cho thấy rằng các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang chịu sự theo dõi sát sao của chính quyền. Những bản thảo chỉ dẫn chống độc quyền chỉ là một trong những tín hiệu đó”, chuyên gia phân tích Bruce Pang nói.
Dẫu vậy, mặc cho những sự cố gần đây, những gã khổng lồ Internet Trung Quốc vẫn chứng kiến cổ phiếu tăng kể từ đầu năm nay. 21 tỷ phú công nghệ được Bloomberg theo dõi đã kiếm được 187 tỷ USD trong năm 2020. Kể cả tài sản của Ma cũng tăng 4,3 tỷ USD.
Gần đây chính quyền Trung Quốc đã ra tay quyết liệt với một vài tập đoàn tư nhân trong đó có cả Ant. Cho tới gần đây, Jack Ma nổi tiếng có mối quan hệ tốt với chính quyền. Trước bài phát biểu công khai vào ngày 24/10, ông chưa từng có bất kỳ lời nói công khai nào liên quan tới các vấn đề chính sách của nhà nước.
Trong nhiều năm, nhiều công ty bao gồm cả Ant và các gã khổng lồ như Alibaba, Tencent đều được hưởng 1 giai đoạn chịu rất ít sự soi xét của chính quyền, nhờ vậy họ mở rộng được sang nhiều lĩnh vực từ thanh toán, cho vay…
Với WeChat của Tencent và một số ứng dụng khác được phát triển bởi những công ty này, người tiêu dùng Trung Quốc và những chủ doanh nghiệp nhỏ có thể mua sắm, gọi taxi, thực hiện đầu tư hay vay tiền chỉ bằng một cú vuốt điện thoại. Những công ty như Alibaba và Tencent đã trở nên quá quyền lực đến nỗi chính quyền phải lo ngại.
Tháng 11, Trung Quốc đã công bố một vài dự thảo luật nhắm tới việc ngăn những công ty như vậy thu thập dữ liệu nhạy cảm người dùng, chống độc quyền.
Video đang HOT
Những Fintech khổng lồ của Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị kìm hãm
Việc các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc chiếm lợi thế về dữ liệu người dùng khiến hệ thống tài chính tại quốc gia này đứng trước rủi ro bị phá vỡ.
NHỮNG NẠN NHÂN "ĐỨNG ĐẦU NGỌN GIÓ"
Chính quyền Trung Quốc tìm cách thắt chặt kiểm soát ngành fintech. Theo South China Morning Post, việc các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc chiếm lợi thế về dữ liệu người dùng khiến hệ thống tài chính tại quốc gia này, điển hình là các ngân hàng, đứng trước rủi ro bị phá vỡ. Các ông lớn công nghệ nghiễm nhiên tận dụng xu hướng số hoá, và coi đây như một cách để giành giật thị phần trên thị trường tài chính nói chung.
Ant Group - tập đoàn công nghệ được tỷ phú Jack Ma chống lưng là "nạn nhân" điển hình cho làn sóng kiểm soát mạnh mẽ từ giới chức Trung Quốc đại lục. Theo Reuters, hoạt động kinh doanh tín dụng trực tuyến của Ant Group chính thức bị "kìm kẹp" hơn bởi chính phủ nước này. Quy mô hoạt động và nguồn doanh thu khổng lồ được Ant tiết lộ trong bản báo cáo trước thềm IPO hồi cuối tháng 8 đã khiến các cơ quan quản lý "giật mình". Bắc Kinh lo sợ rằng các nền tảng công nghệ của bên thứ ba như Ant sẽ khiến nguy cơ vỡ nợ tại quốc gia này tăng cao. Hoạt động tín dụng của Ant, bao gồm dịch vụ thẻ tín dụng ảo Huabei và nhà cung cấp các khoản vay ngắn hạn Jiebei, đóng góp gần 40% doanh thu của tập đoàn này trong 6 tháng đầu năm.
Ant Group - tập đoàn công nghệ được tỷ phú Jack Ma chống lưng là "nạn nhân" điển hình cho làn sóng kiểm soát mạnh mẽ từ giới chức Trung Quốc đại lục
Tính đến cuối tháng 6, Ant đã cho vay tổng cộng 1,7 nghìn tỷ Nhân dân tệ (254 tỷ USD), chiếm 21% các khoản vay tiêu dùng ngắn hạn được cung cấp bởi các tổ chức tài chính. Thực tế, các cơ quan quản lý từ lâu đã nhắm đến hoạt động tín dụng trực tuyến của Ant vì quan ngại rằng hệ thống tài chính khổng lồ của Trung Quốc sẽ bị đe doạ. Thương vụ IPO của Ant Group, nghiễm nhiên, trở thành tâm điểm bị "mổ xẻ".
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cùng cơ quan giám sát ngoại hối cũng yêu cầu Ant Group phải tuân thủ các quy tắc mới về mảng tín dụng vi mô (micro-lending) trong nỗ lực kìm hãm quy mô đang ngày càng phình to của gã khổng lồ này.
Các quy định mới từ chính quyền đại lục cũng khiến kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trị giá 37 tỷ USD của Ant Group - vốn được kỳ vọng trở thành đợt IPO lớn nhất thế giới - phải ngậm ngùi tạm gác lại.
Màn IPO lỡ dở của Ant Group khiến start-up tài chính của tỷ phú Jack Ma phải hoàn trả lại toàn bộ số tiền đặt cọc của các nhà đầu tư
Theo South China Morning Post, riêng tại Hong Kong (Trung Quốc), khoảng 1,55 triệu nhà đầu tư lẻ đặt cọc 167,7 tỷ USD để mua cổ phiếu Ant Group. Màn IPO lỡ dở của Ant Group khiến startup tài chính của tỷ phú Jack Ma phải hoàn trả lại toàn bộ số tiền đặt cọc trên. Tập đoàn này cũng phải trả lại số tiền khổng lồ gần 3.000 tỷ USD mà 3,5 triệu nhà đầu tư ở Thượng Hải (Trung Quốc) đã cọc trước.
Kế hoạch IPO của JD Digits Technology của tỷ phú Richard Liu cũng rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan". Lufax Holding cũng phải thương lượng lại với các cổ đông sau khi định giá thị trường của tập đoàn này sụt giảm sau lần IPO gần đây. Theo số liệu từ ngân hàng đầu tư Renaissance Capital, Lufax nằm trong danh sách các vụ IPO lớn của Trung Quốc tại Mỹ. Mặc dù vậy, phía các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn gặp khá nhiều khó khăn trong nỗ lực tiếp cận dòng vốn của Mỹ, trước sức ép từ chính quyền Tổng thống Donald Trump. Mới đây nhất, ông Trump vừa ký một dự luật buộc các doanh nghiệp Trung Quốc phải hủy niêm yết tại sàn chứng khoán phố Wall, nếu giới chức Mỹ không thể kiểm toán các công ty này.
TRUNG QUỐC NGÀY CÀNG MẠNH TAY VỚI CÁC FINTECH
Trung Quốc mới đây tuyên bố có thể sẽ hạn chế số lượng ngân hàng mà một nền tảng fintech có thể liên kết
Trung Quốc mới đây tuyên bố có thể sẽ hạn chế số lượng ngân hàng mà một nền tảng fintech có thể liên kết trong nỗ lực ngăn chặn khả năng thâu tóm quá nhiều thị phần của các công ty công nghệ. Bởi thực tế, càng ôm trọn nhiều miếng bánh thị trường, các ông lớn sẽ càng khiến nền kinh tế nước này đứng trước rủi ro về nợ xấu tăng cao.
Theo ông Lou Jiwei, cựu Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc, "số lượng ngân hàng liên kết fintech sẽ bị giới hạn, để các nền tảng công nghệ hoạt động kinh doanh trong một môi trường, điều kiện như nhau. Các nền tảng không nên trở thành "người thâu tóm tất cả".
Quyết định hạn chế mới được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đại lục tuyên bố sẽ tăng cường giám sát các tập đoàn công nghệ do nghi ngờ một lượng lớn dữ liệu người dùng đã bị các doanh nghiệp này bị truy cập. Giới chức Bắc Kinh thậm chí còn cân nhắc áp thuế kỹ thuật số đối với những công ty công nghệ nắm giữ lượng lớn dữ liệu cá nhân.
Cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc trước đó cũng tuyên bố mức phạt 500.000 Nhân dân tệ đối với Tencent Holdings, Alibaba và SF Express do những tập đoàn này không báo cáo chính quyền về các thương vụ mua bán, sáp nhập theo luật Chống độc quyền.
Alibaba bị phạt 500.000 Nhân dân tệ do tập đoàn này không báo cáo chính quyền về các thương vụ mua bán, sáp nhập theo luật Chống độc quyền
Trong thông báo, Cơ quan Quản lý Thị trường Nhà nước Trung Quốc SAMR cho biết Alibaba đã tăng cổ phần của tập đoàn này lên 73,79% trong công ty cửa hàng bách hóa Intime Retail Group vào năm 2017 mà không hề có sự cho phép. Nhà xuất bản trực tuyến và sách điện tử China Literature được tách ra từ Tencent, cũng bị phạt số tiền tương tự vì không xin phép cơ quan quản lý khi thâu tóm New Classics Media.
Mức phạt này được cho là có thể lên tới 10% doanh thu công ty, sau khi bộ luật được sửa đổi và thắt chặt hơn nữa vào năm sau. Theo ông Scott Yu, luật sư công ty Zhonglun, "những gì các công ty công nghệ lớn đang phải đối mặt là sự thắt chặt các quy định đa chiều".
Động thái này đánh dấu lần đầu tiên chính quyền Trung Quốc mạnh tay trừng phạt các công ty công nghệ lớn vì lý do chống độc quyền - "tấm gương" cụ thể nhất mà Bắc Kinh muốn gửi tới các công ty công nghệ và mạng xã hội nước này.
PHẢN ỨNG CỦA CÁC ÔNG LỚN CÔNG NGHỆ
Trong bối cảnh sức ép từ chính phủ ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp lớn như Alibaba đang dần có thái độ mềm mỏng hơn.
Ông Daniel Zhang, Giám đốc điều hành của tập đoàn này cho rằng chính sách thắt chặt hạn chế đối với các công ty internet là "kịp thời và cần thiết". Mặc dù nguy cơ cao nằm trong tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý Trung Quốc khiến cổ phiếu của các gã khổng lồ lao dốc không phanh, ông Zhang vẫn giữ một giọng điệu hòa giải. Bên cạnh đó, vị giám đốc điều hành này cũng khẳng định rằng sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế kỹ thuật số Trung Quốc đều đến từ các chính sách của giới chức đại lục.
Ông Daniel Zhang, Giám đốc điều hành của tập đoàn này cho rằng chính sách thắt chặt hạn chế đối với các công ty internet là "kịp thời và cần thiết"
"Sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp internet Trung Quốc kéo theo nhiều vấn đề và thách thức. Chính phủ cần quản lý fintech bằng các chính sách và quy định mới bắt kịp với thời đại". Cổ phiếu tại sàn Hong Kong (Trung Quốc) của Alibaba ngay lập tức tăng gần 5% sau phát biểu này của ông Zhang.
Theo ông Dan Baker, chuyên gia phân tích tại công ty môi giới Morningstar, quy định mới có thể áp đặt một số hành vi độc quyền trở thành bất hợp pháp, chẳng hạn như việc các fintech yêu cầu tiểu thương chọn một nền tảng trực tuyến duy nhất, bán phá giá và hoặc dựa trên dữ liệu cá nhân để định giá.
Jack Ma trước đó đã công khai chỉ trích các cơ quan quản lý Trung Quốc khi đưa ra các chính sách kìm hãm đà phát triển của ngành công nghiệp internet, bao gồm việc giới hạn các khoản vay 300.000 Nhân dân tệ đối với khách hàng cá nhân và buộc Ant tài trợ 30% cho các khoản vay nhỏ trên nền tảng của mình. Tại Trung Quốc, tập đoàn Ant Group hiện chỉ tài trợ 2% cho các khoản vay nhỏ, 98% đều được chứng khoán hóa hoặc bảo lãnh bởi các ngân hàng đối tác, yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với thị trường tài chính.
Jack Ma trước đó đã công khai chỉ trích các cơ quan quản lý Trung Quốc
Tuy nhiên, vị tỷ phú này sau đó đã phải "xuống nước". Tuần trước, lãnh đạo Ant Group cho biết, công ty đang nỗ lực "xử lý đúng cách" các vấn đề liên quan tới việc đình chỉ thương vụ IPO của công ty. Mới đây nhất Thời báo Phố Wall tiết lộ, tỷ phú Jack Ma từng bày tỏ quan điểm sẵn sàng làm những gì đất nước cần, để cứu vãn mối quan hệ đang dần xấu đi với Bắc Kinh, trong đó bao gồm cả việc quốc hữu hóa một phần đế chế tài chính Ant Group.
TRUNG QUỐC KHÔNG PHẢI QUỐC GIA DUY NHẤT
Trung Quốc không phải quốc gia duy nhất tăng cường sức ép lên các đại gia công nghệ. Hàn Quốc, Australia và các quốc gia Đông Nam Á cũng đang thực hiện kế hoạch áp thuế kỹ thuật số nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp.
Mới đây nhất, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã chinh thưc công bố các dự thảo luât nhắm vào những "gã khổng lồ" công nghệ như Google, Amazon và Facebook. Theo đo, một bộ quy tắc co tên Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA) được ra đời, nhắm thẳng vào nhưng gã khổng lồ công nghệ, hay "người gác cổng" cua thi trương trực tuyến.
Google cũng đang phải đối mặt với vụ kiện thứ ba chỉ trong vòng hai tháng
Bộ quy tắc thứ hai la Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) cũng yêu cầu các nên tang công nghệ tim cach giải quyết cac nội dung bất hợp pháp và tranh lạm dụng vị thế nhăm vi phạm các quyền cơ bản cua ngươi dung... Cac công ty se phai đối mặt với khoản tiền phạt lên đến 6% doanh thu toàn cầu nếu vi phạm các nguyên tắc trên. Quyết định này được đưa ra chỉ ít ngày sau khi các tiểu bang tại Mỹ liên tiếp tiến hành các vụ kiện nhằm vào Facebook, buộc hãng công nghệ này phải bán lại các dịch vụ có hàng tỷ người dùng mà họ từng thâu tóm.
Google cũng đang phải đối mặt với vụ kiện thứ ba chỉ trong vòng hai tháng khi 38 tiểu bang tại Mỹ tiếp tục cáo buộc công ty trị giá 1 nghìn tỷ USD này lạm dụng vị thế độc quyền để thống trị công cụ tìm kiếm đối với ô tô, TV và loa. Đơn kiện tập trung vào mảng kinh doanh và quảng cáo công cụ tìm kiếm của Google.
Hiện các tiểu bang và một số vùng lãnh thổ đã yêu cầu tòa án kết tội gã khổng lồ này, đồng thời ra lệnh chấm dứt mọi thỏa thuận, hành vi mà họ cho là lạm dụng vị thế trên thị trường. Điều này thậm chí đã đẩy Google đứng trước nguy cơ phải bán lại tài sản. Tuy nhiên, phía ông lớn công nghệ này vẫn phản kháng lại mọi cáo buộc, đồng thời khẳng định mọi thay đổi mà Google tạo ra đều nhằm mục đích mang lại lợi ích cho người dùng. Trước đó, Amazon cũng bị kiện vì nghi ngờ lạm dụng thế độc quyền của mình.
'Giẫm phải đuôi hổ', Jack Ma bị cảnh báo qua một bức tranh: 'Con ngựa' có thể bị thổi bay như một đám mây! Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng một trong những bức tranh của họa sĩ bậc thầy người Nhật Bản để gửi lời cảnh báo nghiêm khắc tới tỷ phú giàu nhất nước này, Jack Ma. Theo Nikkei, mới đây, chính phủ Trung Quốc đã sử dụng một trong những bức tranh của họa sĩ bậc thầy người Nhật Bản - Kaii Higashiyama...