2 phụ nữ trẻ phải cắt bỏ trực tràng vì ung thư, vừa nghe tên 2 món mà họ thích ăn bác sĩ liền hiểu ngay nguyên nhân gây bệnh
Bác sĩ Sun Lifeng đã điều trị cho nhiều bệnh nhân ung thư trực tràng nhưng có 2 bệnh nhân mà bác sĩ nhớ nhất, cả 2 người này đều có chung thói quen ăn uống tai hại.
Ung thư ruột (ung thư đại trực tràng) là tên gọi chung của ung thư ruột kết và ung thư trực tràng, tức là ung thư phát triển từ ruột kết hay trực tràng (là những phần của ruột già). Bệnh gây nên bởi sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm lấn hoặc lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể.
Bác sĩ Sun Lifeng, bác sĩ trưởng của Khoa phẫu thuật đường ruột của Bệnh viện thứ hai thuộc Đại học Chiết Giang, Trung Quốc cho biết ung thư ruột ngày càng trẻ hóa bởi giới trẻ luôn nghĩ mình còn khỏe mạnh, họ thoải mái thức khuya, lười tập thể dục, không chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh, uống nhiều rượu, không chú ý đến việc đi kiểm tra sức khỏe định kỳ…
Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân trẻ tuổi mắc ung thư ruột ở Trung Quốc ngày càng gia tăng. 2 năm về trước, bác sĩ từng tiếp nhận một bệnh nhân mắc ung thư trực tràng khi chỉ mới 14 tuổi. Ngoài ra, mỗi năm trung tâm chẩn đoán và điều trị ung thư ruột của bệnh viện cũng tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân mắc ung thư di căn dưới 30 tuổi.
Trong số đó, có 2 bệnh nhân mà bác sĩ Sun Lifeng nhớ rất rõ.
Cô gái 23 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trực tràng
Theo lời kể của bác sĩ Sun Lifeng, bệnh nhân là một cô gái 23 tuổi tên là Xiaoyu. Cô đến bệnh viện khám khi nhận thấy trong phân có lẫn máu suốt 3 tháng trời. Ban đầu, Xiaoyu nghĩ mình bị trĩ nên đến viện để mua thuốc uống.
“Nhưng tình trạng của bệnh nhân càng ngày càng nặng, phải đến khi xuất hiện triệu chứng chán ăn, sụt cân, khó chịu… mới đến bệnh viện kiểm tra. Kiểm tra bằng nội soi trực tràng cho ra kết quả ung thư trực tràng”, bác sĩ Sun kể trong sự tiếc nuối.
Bác sĩ cho biết, không giống như các bệnh ung thư khác, ung thư trực tràng giai đoạn đầu ngoài triệu chứng phân mỏng, phân có máu thì không có triệu chứng đau rõ rệt. Điều này dễ khiến bệnh nhân lầm tưởng mình bị tiêu chảy hoặc trĩ, không đi khám kịp thời khiến bệnh tiến triển nhanh.
Người phụ nữ 35 tuổi được chẩn đoán ung thư sau phẫu thuật cắt trĩ
Video đang HOT
Một trường hợp khác là cô Li, 35 tuổi đến từ thành phố Dương Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Cô phát hiện mình mắc bệnh trĩ khi đang mang bầu, đến khi cảm thấy tình trạng ngày càng tồi tệ cô đã đến một bệnh viện địa phương để phẫu thuật cắt trĩ.
3 tháng sau phẫu thuật, vết mổ của cô Li liên tục chảy máu nên đã đến Bệnh viện thứ hai thuộc Đại học Chiết Giang thăm khám. Thấy kỳ lạ, bác sĩ yêu cầu cô Li thực hiện kiểm tra hậu môn, lấy mẫu bệnh phẩm đem đi sinh thiết, kết quả cho thấy cô Li đã mắc ung thư trực tràng lúc nào không hay.
Hai người phụ nữ trẻ cùng mắc ung thư trực tràng vì sở thích ăn đồ cay nóng và đồ nướng
Hai người phụ nữ trẻ này cùng mắc ung thư trực tràng và điều đặc biệt là cả hai đều có chung sở thích ăn uống giống nhau.
Khi bác sĩ Sun Lifeng hỏi họ về lịch sử y tế và thói quen sống, cả hai đều trả lời rằng mình thích ăn đồ cay nóng và đồ nướng. Mỗi tuần họ đều ăn thịt nướng hoặc đồ ăn cay 2-3 lần.
Theo bác sĩ, thực quản và niêm mạc dạ dày của con người nói chung chỉ có thể chịu được nhiệt độ từ 50-60 độ C. Thực phẩm quá nóng có thể làm hỏng màng nhầy và gây viêm thực quản cấp tính và viêm dạ dày cấp tính. Nếu đồ ăn được chế biến sẵn, nó thường chứa một lượng lớn nitrosamine, tạo ra nitrit, tích tụ dần dẫn đến bệnh khối u ác tính.
Thực phẩm quá nóng có thể làm hỏng màng nhầy và gây viêm thực quản cấp tính và viêm dạ dày cấp tính.
Còn khi chúng ta ăn thực phẩm chiên nướng ở nhiệt độ cao, các chất dinh dưỡng sẽ bị phá hủy, khiến suy giảm protein và tạo ra các chất gây ung thư như benzopyrene và các amin dị vòng. Ăn những loại thực phẩm này thường xuyên sẽ làm tăng gánh nặng tiêu hóa đường ruột, có thể gây táo bón, đau bụng và ung thư.
Ngoài hai sở thích ăn uống trên, họ còn thường xuyên thức khuya để xem phim truyền hình.
Bác sĩ Sun Lifeng cho biết ung thư trực tràng là loại ung thư có khả năng điều trị nếu phát hiện sớm, thời gian sống sót sau 5 năm cao tới 95%. Tuy nhiên, trường hợp của cô Xiaoyu và cô Li vì phát hiện bệnh quá muộn nên họ phải cắt bỏ trực tràng và hậu môn, sau đó mở hậu môn nhân tạo vĩnh viễn để phục vụ nhu cầu bài tiết sau này.
Dấu hiệu của ung thư trực tràng là gì?
Những dấu hiệu ung thư trực tràng được bác sĩ Sun Lifeng chia sẻ là:
- Chán ăn, khó tiêu, đầy hơi dai dẳng, thay đổi thói quen đại tiện hoặc có máu trong phân là một trong những dấu hiệu cần phải cảnh giác…
- Phân mỏng, hẹp so với bình thường.
- Giảm cân bất thường.
- Mệt mỏi và suy nhược.
- Ở phụ nữ, triệu chứng là rối loạn kinh nguyệt không rõ lý do, đặc biệt là khi đi kèm các triệu chứng đường ruột nói trên thì bạn nên đi đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.
Bác sĩ Sun cũng đề nghị mọi người hãy vì sức khỏe của chính mình mà đi kiểm tra sức khỏe định kỳ đều đặn.
Ăn ít rau, nhiều muối thúc đẩy nguy cơ ung thư
Ăn ít rau xanh không chỉ khiến bạn táo bón mà còn là nguyên nhân gây ung cơ ung thư ruột. Hay việc ăn nhiều muối không chỉ là yếu tố gây tăng huyết áp, suy thận mà cũng là nhân tố gây ung thư dạ dày.
Ung thư ruột, ung thư đại trực tràng vì ăn ít rau xanh
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, dinh dưỡng không hợp lý là yếu tố quan trọng làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm, trong đó có bệnh ung thư.
Nhiều người Việt ăn lượng rau không đủ với nhu cầu khuyến cáo, chỉ đơn giản nghĩ ăn ít rau gây táo bón. Trên thực tế, ăn ít rau và trái cây được quy cho là nguyên nhân của 1,7 triệu trường hợp tử vong, chiếm 2,8% tổng số tử vong trên thế giới.
Ăn ít rau và trái cây ước tính là nguyên nhân của 19% số ung thư dạ dày ruột, 31% các bệnh thiếu máu tim cục bộ, và 11% số trường hợp đột quỵ.
Ăn ít nhất 400 gam rau và trái cây (tương đương với 5 đơn vị chuẩn) mỗi ngày giúp phòng chống các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như các bệnh tim mạch, ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.
Tuy nhiên, mức tiêu thụ rau của người Việt rất thấp. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, sau 30 năm, mức tiêu thụ rau không hề đổi thay (nếu không nói giảm đi 10%), với khoảng 200 gram/người/ngày.
Bên cạnh đó, mức tiêu thụ quả chín năm 2000 có tăng so với năm 1985, nhưng đến nay vẫn không đổi thay, 65 gram/người/ngày.
Ngoài việc ăn rau xanh mới chỉ đạt một nửa so với khuyến cáo của WHO, khẩu phần ăn của người Việt gia tăng thức ăn từ động vật trong khi dinh dưỡng từ các loại hạt được khuyến khích tốt nhưng lại chưa được coi trọng.
Trong khi đó theo công bố, đến nay có đến hơn một số dân số trưởng thành (57,2%) ăn thiếu rau, trái cây so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO. Trong đó nam lại càng lười ăn rau xanh hơn nữ giới, với 61,3% nam giới và 51,4% nữ giới chưa ăn đủ lượng rau xanh so với khuyến cáo.
Đây là các yếu tố thúc đẩy nguy cơ gây ung thư, trong đó có ung thư ruột, ung thư đại trực tràng.
Các bằng chứng khoa học cho thấy ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng, ví dụ như thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất béo và đường, làm tăng nguy cơ béo phì và tác hại cũng giống như ăn ít rau và trái cây. Ăn thực phẩm có nhiều chất béo no (có nhiều trong mỡ động vật) và chất béo chuyển hóa (Trans fatty acid - có thể có trong thực phẩm chế biến sẵn) làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và bệnh ĐTĐ và cả nguy cơ ung thư. Những người béo phì có nguy cơ ung thư cao hơn người khác.
Ung thư dạ dày liên quan đến thói quen ăn mặn
Lượng muối tiêu thụ hàng ngày là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mức huyết áp cũng như nguy cơ các bệnh tim mạch.
Với bệnh ung thư, việc ăn mặn cũng là yếu tố thúc đẩy nguy cơ ung thư dạ dày. WHO khuyến cáo không nên ăn quá 5 gam muối/ngày để phòng chống các bệnh tim mạch và phòng nguy cơ các bệnh không lây nhiễm.
Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở cả hai giới. Ung thư dạ dày đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư thường gặp sau ung thư gan, ung thư phổi. Ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa, nhận biết sớm và điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, nhưng điều đáng tiếc là các bệnh nhân thường đến viện ở giai đoạn muộn, việc phẫu thuật, điều trị khó khăn và rất tốn kém, thời gian sống thêm không được nhiều.
Để giảm nguy cơ ung thư đường tiêu hóa và ung thư dạ dày, cần thay đổi lối sống như tập thể dục thường xuyên, ăn nhiều trái cây và rau củ, ăn đều hằng ngày. Chọn nhiều loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc. Cố gắng giảm lượng thức ăn mặn và hun khói. Nên bỏ thuốc lá nếu đang hút. Nội soi định kỳ để phát hiện sớm ung thư.
Thực phẩm tốt cho gan, chống ung thư cực kỳ hiệu quả Gan là cơ quan đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể. Bên cạnh việc tập thể dục thường xuyên, hạn chế bia rượu... việc lựa chọn những thức ăn có lợi để giữ gan khỏe, chống ung thư gan là vô cùng cần thiết. Ảnh minh họa: Internet Bông cải xanh và các loại rau lá xanh đậm Bông cải...