2 nữ sinh bất ngờ bị rắn lục đuôi đỏ tấn công trong khuôn viên ĐH Cần Thơ
Sáng nay (29/9), tin từ Bệnh viện Quân Y 121 Cần Thơ cho biết, bệnh viện vừa cấp cứu, kịp thời cứu sống 2 nữ sinh viên bị rắn lục đuôi đỏ cắn.
Theo đó, hai nữ sinh gồm em Trần Xuân Th, 20 tuổi, sinh viên năm thứ hai khoa Sư phạm và em Nguyễn Thúy V, 21 tuổi, sinh viên năm thứ ba khoa Công nghệ Thông tin ĐH Cần Thơ. Cả hai em đều nhập viện vào khoảng 21h ngày 27/9 trong tình trạng bị rắn cắn ở bàn chân (Th bị cắn ở bàn chân trái, V bị cắn ở bàn chân phải), mạch nhanh, vết thương nhức nhiều… Sau khi nhập viện, bác sĩ cho cấp cứu và truyền huyết thanh… kịp thời nên cả hai không nguy hiểm đến tính mạng.
Em Nguyễn Thúy V đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 121.
Theo em Trần Xuân Th kể, khoảng hơn 20 giờ 30 phút ngày 27/9, sau khi đi họp nhóm tại nhà học C1 Đại học Cần Thơ xong, Th cùng nhóm bạn ra nhà xe dắt xe thì bị rắn cắn vào chân. Hoảng hốt Th giật chân, con rắn văng ra và em la lên. Những bạn đi cùng đuổi theo con rắn nhưng không đập được, chỉ thấy con rắn màu xanh lục. Sau đó, Th được bạn chở đến Bệnh viện 121 cấp cứu.
Còn em Nguyễn Thúy V cũng bị rắn cắn trong khoảng thời gian trên, lúc em cùng nhóm bạn đi tập võ về và đi bộ từ sân tập về khu KTX Cà Mau thì bất ngờ bị một con rắn lục to hơn ngón chân cái lao ra từ đám cỏ bên đường, cắn vào chân. Do nhóm đi cùng phát hiện ngay nên đã đập chết con rắn lục, gấp rút chở em đi cấp cứu và không quên mang theo xác con rắn vào bệnh viện cho bác sĩ xem.
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Văn Chiếm – Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 121 cho biết, từ đầu năm đến nay bệnh viện tiếp nhận 354 ca nhập viện do bị rắn cắn, trong đó bị rắn lục đuôi đỏ cắn 345 ca, rắn hổ 9 ca. Rất may các ca bị rắn lục đuôi đỏ cắn đều đến bệnh viện cấp cứu kịp thời nên không nguy hiểm đến tính mạng.
Theo Hồng Cẩm
Dân Việt
Rắn lục đuôi đỏ tấn công người
Đầu tháng 1/2014 rộ lên thông tin rắn lục đuôi đỏ cắn nhiều người ở Vĩnh Long và mới đây cháu bé 3 tuổi ở Bình Dương cũng bị loài rắn này tấn công.
Rắn lục đuôi đỏ tấn công nhiều người ở Vĩnh Long và Bình Dương.
Theo thông tin từ bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long, trong năm 2013, bệnh viện đã tiếp nhận 34 trường hợp bị rắn cắn, trong đó chủ yếu là rắn lục.
Bác sĩ Hồ Bích Thủy, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu tích cực và hồi sức, bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long, cho biết đa phần khi các trường hợp đến đây cấp cứu vì rắn cắn đã được điều trị theo kiểu gia truyền.
Bệnh viện chỉ có 2 huyết thanh trị rắn hổ và rắn lục. Nếu người bị rắn hổ cắn sẽ bị rối loạn hô hấp, còn rắn lục thì làm rối loạn đông máu. Rắn lục đuôi đỏ có nọc độc hơn rắn lục thường. Người bị rắn lục đuôi đỏ cắn nếu không điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Tháng 1/2014, ở khu vực chợ xã Trung Hiếu (Vũng Liêm, Vĩnh Long) cũng rộ lên tin đồn là Trung Quốc mướn người đi thả rắn lục (đuôi đỏ) để đi cắn người, gây xôn xao trong dân chúng.
Cụ thể là tin đồn ở xã Xuân Hiệp (Trà Ôn) có 2 người mang 2 bao đựng đầy rắn lục đuôi đỏ đi thả vào nhà dân, dân chúng vây bắt được một người, còn một người chạy thoát,... Tuy nhiên, đây có phải là sự thật hay không còn chờ cơ quan chức năng vào cuộc.
Mới đây, bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) tiếp nhận bé P. (3 tuổi, ở Bình Dương) nhập viện do rắn cắn. Theo hồ sơ bệnh án, bé đang chơi gần đống củi khô thì người nhà thấy bé khóc thét sau khi bị con rắn lục đuôi đỏ cắn vào ngón tay trỏ bên trái. Vết thương do rắn cắn sưng rất nhanh. P. được chuyển viện đến bệnh viện Nhi đồng 2.
Bác sĩ Lê Thị Thùy Linh, Khoa nội Tổng hợp, Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết P. đã được truyền huyết thanh kháng nọc rắn, kháng sinh và các biện pháp điều trị hỗ trợ, hiện nay tình trạng của bé đã ổn định.
Qua trường hợp trên, bác sĩ Linh lưu ý thân nhân bệnh nhi khi bé bị rắn cắn cần phải trấn an bệnh nhân, sơ cứu tại chỗ, tránh can thiệp vào vết cắn (như rạch, hút máu, đắp lá cây, thuốc không rõ loại...) vì có thể gây nhiễm trùng, tăng hấp thu nọc độc và chảy máu tại chỗ.
Bệnh nhân cần phải nẹp gỗ để tránh cho chi bị cắn vận động sau đó băng ép đủ chặt nhưng không được ga rô động mạch. Nếu con rắn đã bị giết thì nên mang theo đến bệnh viện.
Khi bệnh nhân có các dấu hiệu sưng nề lan rộng nhanh, đau nhức dọc chi bị cắn, chảy máu không cầm; dấu hiệu toàn thân buồn nôn, đau đầu, nặng mi mắt, sụp mi, khó nuốt, khó thở, lơ mơ, nước tiểu đen... cần lập tức đến viện.
Để phòng ngừa rắn cắn cần phát quang môi trường sạch sẽ, ra ngoài vườn nên mang ủng và bao tay. Khi cần đi qua các bụi rậm dùng cây gậy khua trước.
Theo Xahoi
Đằng sau tin đồn rắn lục đuôi đỏ cực độc cắn nhiều người ở Cần Thơ Liên tục những ngày qua, nhiều người dân ngụ TP. Cần Thơ truyền nhau thông tin trên địa bàn xuất hiện một loài rắn lục đuôi đỏ cực độc thường xuyên cắn người. Nhiều người dân xôn xao trước tin đồn thổi vô căn cứ Nguyên nhân khiến loài rắn lục đuôi đỏ này xuất hiện là do có một số người Trung...