2 món canh nóng hổi nấu nhanh lại đơn giản, chị em học ngay về nấu liền bữa tối thôi!
2 món canh thơm ngon, nóng hổi cực phù hợp cho bữa cơm tối ngày lạnh đấy nhé!
Để nấu canh ngô sườn bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
250g sườn non
1 bắp ngô ngọt
1 củ cà rốt
Gừng, tỏi, hành lá
Gia vị
Cách làm:
Đầu tiên, rửa ngô cắt khúc, cà rốt gọt vỏ cắt miếng, sườn rửa sạch chặt miếng vừa ăn.
Cho sườn vào nồi nước thêm chút gừng thái lát, sau đó đun sôi rồi đem rửa sạch sườn.
Video đang HOT
Sau đó cho sườn đã rửa sạch lại vào nồi, thêm ngô, cà rốt, thêm lượng nước vừa đủ đun sôi trong 20 phút ở lửa lớn.
Sau đó giảm nhỏ lửa, nêm gia vị cho vừa với khẩu vị gia đình. Bạn cho khúc đầu hành trắng thả vào nồi canh cho ngọt. Ninh tiếp khoảng 10 phút nữa thì tắt bếp. Thêm hành lá thái nhỏ vào là xong.
Múc canh sườn ngô ra bát dùng nóng. Sườn ngọt mềm, ngô ngọt thơm thơm chắc chắn sẽ giúp bữa cơm gia đình thêm hấp dẫn.
Để nấu canh bí mọc bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
200g bí đao
30g mộc nhĩ khô
100g thịt băm
20g cà rốt
Hành, tỏi, gừng
Gia vị
Cách làm:
Đầu tiên bí gọt vỏ, thái miếng mỏng. Mộc nhĩ ngâm nở rồi đem rửa sạch, để ráo nước.
Cà rốt nạo vỏ, băm nhỏ. Hành lá thái nhỏ. Cho cà rốt, chút hành lá vào tô có sẵn thịt băm, thêm chút nước tương, dầu hào, chút xíu đường, 1 chút gừng băm nhỏ vào trộn đều. Cho chút dầu ăn vào nồi, thêm gừng và tỏi băm nhỏ vào phi thơm.
Tiếp đó cho bí vào xào cho chín tái, thì thả mộc nhĩ vào xào cùng.
Nêm chút muối rồi xào tiếp cho ngấm gia vị, sau đó đổ một lượng nước vừa ăn vào nồi. Đun sôi.
Khi nồi canh sôi thì dùng thìa cà phê múc từng viên thịt viên nhỏ thả vào nồi. Làm lần lượt cho đến hết sau đó đun sôi trở lại, khi nào thịt viên nổi lên trên mặt nước tức là thịt đã chín. Nêm nếm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp. Rắc chút hành lá thái nhỏ là xong.
Mùa đông là mùa của trái bí đao, bí đao thanh mát dùng để nấu canh ngọt mà thơm. Bạn hãy nấu món canh ngon lành này cho cả nhà nhé!
Nồi canh kỳ công, thơm ngon bỗng dưng mất vị chỉ bởi cho thứ gia vị cực phổ biến này vào
Nồi nước dùng nấu canh tưởng thơm ngon, đẹp mắt nhưng hương vị lại không còn, thậm chí gây trái vị chỉ bởi chị em đã không biết mà cho thứ gia vị cực phổ biến này vào.
Không ít chị em nói rằng khi họ tự nấu nước dùng ở nhà, nhiều lần rơi vào trường hợp nguyên nồi súp hay nồi canh có mùi không thơm như họ tưởng, khiến công sức cả buổi nấu thành công cốc. Nếu rơi vào trường hợp như vậy, chị em có thể đã phạm phải những sai lầm này khi nêm nếm.
Thêm hạt tiêu rừng (hạt xẻn, hạt mắc khén, xuyên tiêu)
Do sự khác biệt về văn hóa nên nhiều khu vực ở phía bắc thường sử dụng hạt tiêu rừng khi nấu ăn. Khác với những loại tiêu thông thường, hạt tiêu rừng có mùi rất nặng. Khi làm các món như súp, hầm, nấu canh, khi cho hạt tiêu rừng vào về cơ bản nó sẽ lấn át đi mùi thịt. Điều này khiến cho nồi nước dùng hay súp không còn mùi thơm tự nhiên của rau củ và thịt nữa.
Thêm tỏi
Không nên cho tỏi vào nồi canh
Tỏi là gia vị quen thuộc trong gian bếp. Nhiều người cho rằng khi nấu nước dùng họ sẽ cho vài thứ gia vị để khử mùi, nếu đó là gừng thì không có vấn đề gì, nhưng nếu là tỏi thì nó không giúp loại bỏ mùi tanh của thịt mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ mùi vị của nước dùng. Tỏi có mùi rất nặng, nó cũng sẽ lấn át hết mùi các nguyên liệu khác.
Thêm hạt tiêu
Hạt tiêu sẽ át đi mùi thơm tự nhiên của canh
Có rất nhiều người thích cho hạt tiêu vào khi nấu canh, nấu súp, nấu nước dùng. Họ nghĩ rằng điều này sẽ làm tăng hương vị, nhưng thực tế là hạt tiêu sẽ khiến mùi tanh tăng mạnh hơn, phá hỏng cả nồi nước. Nếu muốn thêm hạt tiêu, tốt nhất là sau khi nấu xong nước dùng, chế biến thành các món ăn khác thì rắc lên trên.
Cách làm canh gà khoai tây Sự kết hợp giữa thịt gà cùng khoai tây, cà rốt mang lại cho bạn tô canh ngọt nước, hấp dẫn trong những ngày lạnh sắp tới.