2 mẹo giúp bạn hạn chế mất tiền khi sử dụng điện thoại
Để tránh việc con trẻ mua nhầm các ứng dụng có phí trên iPhone hoặc Android, bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ sau đây để ngăn chặn.
Các bậc cha mẹ thường có thói quen đưa điện thoại, máy tính bảng cho con trẻ chơi để rảnh tay làm việc khác. Tuy nhiên, nếu không biết cách kiểm soát, trẻ có thể mua các ứng dụng có phí trên App Store, Google Play. Làm thế nào để tránh bị mất tiền oan uổng?
1. Cách tắt tính năng mua ứng dụng trên Android
Đầu tiên, bạn hãy mở Google Play (hoặc CH Play) trên điện thoại, bấm vào ảnh đại diện ở góc trên bên phải và chọn Settings (cài đặt).
Truy cập vào phần cài đặt trên Google Play.
Trong trang mới hiện ra, người dùng chỉ cần chọn Authentication (xác thực) – Require authentication for purchases (bắt buộc xác thực khi mua hàng) – For all purchases through Google Play on this device (đối với mọi giao dịch mua qua Google Play trên thiết bị này).
Kích hoạt tính năng yêu cầu xác thực trên Google Play.
Kể từ lúc này, mỗi khi người dùng mua ứng dụng trên Google Play, điện thoại sẽ yêu cầu xác thực lại. Điều này sẽ hạn chế được việc mất tiền oan uổng khi đưa điện thoại cho con trẻ.
Video đang HOT
2. Cách tắt tính năng mua ứng dụng trên iPhone
Nếu đang sử dụng iPhone hoặc iPad, bạn có thể sử dụng tính năng Screen Time (thời gian sử dụng) để hạn chế việc mua ứng dụng.
Kích hoạt tính năng Screen Time trên iPhone.
Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào Settings (cài đặt) – Screen Time (thời gian sử dụng) và làm theo các bước hướng dẫn để đặt mật mã bảo vệ, ngăn chặn người khác thay đổi các thiết lập.
Tiếp theo, người dùng chỉ cần tìm đến mục Content & Privacy Restrictions (bật giới hạn) – iTunes & App Store Purchases (mua hàng iTunes và App Store) – In-app Purchases (mua in-app) – Don’t allow (không cho phép).
Tắt tính năng mua ứng dụng trên iPhone.
Hi vọng với 2 mẹo nhỏ mà Kỷ Nguyên Số vừa hướng dẫn, bạn đọc có thể dễ dàng ngăn chặn việc con trẻ mua ứng dụng có phí trên Google Play hoặc App Store, tránh mất tiền oan uổng.
Trẻ em sắp đến trường, mua đồng hồ đeo tay hay điện thoại nào để liên lạc?
Các bé lứa tuổi tiểu học sắp trở lại trường, phụ huynh cần sắm gì để tiện liên lạc với bé?
Có nên sắm điện thoại cho trẻ?
Có nhiều quan điểm trái chiều về mặt lợi và hại của việc trang bị điện thoại cho trẻ em. Người ủng hộ thì cho rằng việc cho trẻ sử dụng điện thoại ở lứa tuổi này giúp cho các phụ huynh tiện lợi hơn trong việc giữ liên lạc với con trẻ thay vì phải gọi nắm tình hình thông qua thầy, cô giáo... Bên cạnh đó, việc sở hữu smartphone sẽ mang đến nhiều lợi ích trong quá trình học tập như tìm kiếm nguồn tài liệu, cập nhật kiến thức và giải trí nhẹ nhàng sau thời gian học tập căng thẳng.
Nhưng một số người bày tỏ lo ngại rằng trẻ tiểu học ở độ tuổi quá nhỏ chưa có ý thức kỷ luật cao trong việc sử dụng điện thoại nên dễ bị mất tập trung, không tiếp thu được bài vở do liên tục "dán mắt" vào điện thoại trong giờ học để chơi game, xem YouTube... Việc này nếu không kiểm soát tốt thì các bé sẽ dễ lạc lối vào những nội dung không lành mạnh tràn lan trên mạng Internet, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ.
Do đó, theo quan điểm của người viết, các bậc phụ huynh chúng ta vẫn nên cân nhắc tận dụng các mặt tích cực đồng thời tìm giải pháp giảm thiểu mặt tiêu cực của việc sắm điện thoại thay vì cấm đoán triệt để.
Trước khi sắm điện thoại cho trẻ, cần dạy các bé học cách kiểm soát thời gian và giới hạn nội dung được xem.
Sắm điện thoại cơ bản để liên lạc
Trước tiên, nếu xác định rõ nhu cầu sắm điện thoại cho trẻ chỉ đơn thuần phục vụ nhu cầu giao tiếp liên lạc thì ta có thể chọn mua các mẫu điện thoại phổ thông giá rẻ "không thông minh" để đáp ứng nhu cầu nghe, gọi, nhắn tin là chủ yếu.
Ưu điểm của các dòng điện thoại cơ bản là tính năng chỉ gói gọn trong việc nghe, gọi nên thiết kế máy khá nhỏ gọn thuận tiện cho trẻ mang đến trường, bỏ vào túi quần áo giúp giữ liên lạc thông suốt. Kèm theo đó là thời gian dùng pin của dòng máy này có thể lên đến vài ngày hoặc thậm chí hằng tuần nên không phải thường xuyên mất thời gian cắm sạc.
Ngoài ra, với giá bán khá rẻ - trên dưới 1 triệu đồng - kèm thiết kế có độ bền bỉ đáng kể khi so với smartphone nên những mẫu điện thoại phổ thông sẽ lại càng thích hợp cho trẻ em sử dụng. Bởi lứa tuổi này chưa có ý thức cao trong việc bảo quản đồ dùng cá nhân nên dễ rơi rớt, đồng thời đảm bảo an toàn cho trẻ vì đó không phải là tài sản giá trị đủ cao để gợi lòng tham của những kẻ xấu có âm mưu trộm, cắp.
Đại diện tiêu biểu cho những chiếc điện thoại phổ thông thích hợp để bạn sắm cho trẻ dịp tựu trường có Nokia 6300 4G (1.290.000 đồng), Nokia 215 4G (900.000 đồng)...
Lợi ích của việc chọn điện thoại phổ thông cho trẻ dùng sẽ giúp tách bạch rõ ràng giữa những thiết bị để liên lạc và thiết bị thông minh như laptop, tablet để phục vụ học tập.
Chọn smartphone và đồng hồ đeo tay
Nếu trẻ tha thiết có nhu cầu sắm smartphone để giải trí nhẹ nhàng cùng bạn bè thì các bậc phụ huynh có thể chọn mua các smartphone mới giá rẻ trên dưới 2 triệu đồng, hoặc lựa chọn các smartphone cũ đã qua sử dụng từ những nơi bán hàng uy tín.
So với điện thoại phổ thông thì smartphone sẽ giúp trẻ có phương tiện để học tập hiệu quả vì có kết nối Internet và khả năng cài đặt thêm những phần mềm phục vụ học tập.
Ngoài ra, điện thoại thông minh còn hỗ trợ phụ huynh dễ dàng xác định vị trí các bé đang ở đâu thông qua tính năng GPS được trang bị mặc định trên hầu hết các smartphone hiện nay. Hãy ưu tiên lựa chọn những smartphone có cấu hình khiêm tốn đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và lướt web nhưng cũng chưa đủ mạnh mẽ để làm các bé xao nhãng việc học tập vì mải mê chơi game...
Ở phân khúc smartphone giá rẻ, phụ huynh có thể cân nhắc tới các mẫu như Galaxy A02 (2.390.000 đồng), Nokia C20 (2.240.000 đồng) hay Xiaomi 9A (2.490.000 đồng)... Điểm chung của những mẫu điện thoại này là có viên pin lớn cùng màn hình rộng, giúp kéo dài thời gian sử dụng và giảm thiểu việc ảnh hưởng thị giác của trẻ.
Với tùy chọn mua smartphone cũ, phụ huynh có thể tìm kiếm các mẫu hàng đổi trả của các hệ thống bán lẻ điện thoại như Thế Giới Di Động, FPTShop... để có thêm phần an tâm về chất lượng cùng chế độ hậu mãi.
Nếu như bạn đang có dư một chiếc smartphone hoặc muốn sắm một điện thoại cấu hình cao để phù hợp cho trẻ sử dụng lâu dài thì nên giáo dục trẻ về ý thức, thời gian sử dụng điện thoại hợp lý cân đối giữa học và chơi. Và đừng quên tận dụng chế độ trẻ em Kids Mode trên smartphone để hỗ trợ quản lý thời gian, thói quen sử dụng điện thoại, kèm theo những tính năng đề xuất nội dung, ứng dụng phù hợp cho các bé.
Bên cạnh lựa chọn điện thoại cho trẻ thì những mẫu đồng hồ đeo tay thông minh được thiết kế riêng cho trẻ như Masstel Smart Hero 4G (1.990.000 đồng), Abardeen T3 4G (2.690.000 đồng), Kidcare S6 4G(1.990.000 đồng) vừa đáp ứng nhu cầu liên lạc vừa là phụ kiện đeo tay, vừa giúp các bé theo dõi giờ giấc hiệu quả.
Điểm chung của các mẫu đồng hồ đeo tay thông minh nêu trên là được tích hợp loa, micro, khe cắm nanoSIM kèm camera để hỗ trợ đàm thoại thông thường lẫn thoại video qua kết nối mạng 4G, tích hợp GPS để định vị trí, lộ trình của bé cùng khả năng kháng bụi, nước bền bỉ để có thể đồng hành thường xuyên với trẻ em vốn hiếu động. Tuy nhiên, điểm trừ của các mẫu smartwatch cho trẻ là thời lượng pin khá khiêm tốn chỉ có đáp ứng được thời gian sử dụng từ 1-2 ngày sau mỗi lần sạc.
Điện thoại, linh kiện là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất trong 9 ngày Tết 2022 Điện thoại, linh kiện điện thoại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là các mặt hàng có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất trong dịp Tết Âm lịch 2022. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 9 ngày nghỉ Tết vừa qua, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước đạt 3,05 tỷ...