2 mẹ con người Nhật lên sóng truyền hình bởi lối sống kém vệ sinh
Những đống rác trong nhà không phải sự lộn xộn hay lười biếng, mà là trái tim của họ đã mắc bệnh.
Ở Nhật Bản có hai mẹ con trở nên nổi tiếng vì “không có việc làm, sống nhờ tiền cho thuê nhà 400 nghìn yên (hơn 66 triệu đồng) mỗi tháng”.
Điểm nổi bật nhất chính là căn nhà “độc đáo” của hai người.
Không lâu trước đó, chương trình thực tế Nhật Bản Có thể đến nhà bạn không?(tạm dịch) đã có một chuyến ghé thăm đến nhà của hai mẹ con.
Hai người phụ nữ này sống ở Tokyo, con gái Tanaka Akane, 47 tuổi và bà mẹ là Tanaka Nachiko, 83 tuổi.
Họ sống trong tòa nhà gồm 7 căn phòng, trong đó 3 căn cho thuê, 4 căn còn lại là không gian sinh hoạt của hai mẹ con.
Sau khi bố qua đời 3 năm trước, anh chị em khác trong nhà đều kết hôn nên đã dọn ra ngoài sống, mẹ già và con gái độc thân sống cùng với nhau.
Còn chưa về đến nhà, hai mẹ con đã vui vẻ chuẩn bị tinh thần cho đoàn phim: “Nói trước nhé! Cảnh trong nhà chúng tôi, các anh có lẽ phải cắt bỏ nhiều lắm đấy!”.
Ekip tò mò, không biết nhà của hai người phụ nữ này gì hay ho mà lại cần phải “làm công tác tư tưởng” như thế!
Đến trước cửa nhà, đoàn ekip cảm thán, xung quanh nhà của họ rất yên tĩnh, mặc dù tòa nhà được xây dựng hơn 30 năm nhưng trông vẫn còn khá mới và sạch sẽ.
Hai mẹ con hơi do dự, nhỏ tiếng hỏi: “Đến đây được chưa? Có cần phải vào luôn không? Nhà tôi dơ lắm”.
“Dơ đến mức nào vậy ạ?”.
Bà Nachiko nói: “Dơ đến mức không thể bước vào nổi”.
Vừa mới mở căn phòng đầu tiên, cảnh tượng trước mắt khiến đoàn ekip phải toát mồ hôi lạnh. Đồ đạc ngập cả căn phòng, tràn ra tận cửa. Đừng nói đến người ở, ngay cả việc đi lại bên trong cũng vô cùng khó khăn.
Tanaka Akane nói rằng muốn đi vào phòng cũng phải có kỹ năng, tìm vị trí thích hợp để đặt chân.
Được biết, căn phòng này được bỏ trống, hai mẹ con chỉ dùng 3 gian còn lại để sinh hoạt hằng ngày. Nhưng tình hình ở 3 gian còn lại cũng tương tự. 4 căn phòng đều ngập tràn trong đồ đạc, bao gồm cả nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ…
Nói là rác lại không quá đúng vì trong “núi rác” kia còn có thức ăn, quần áo, vật dụng hằng ngày… Cửa không thể mở rộng hoàn toàn vì đồ đạc bên trong quá nhiều.
Ekip hỏi: “Làm sao hai người có thể ngủ trong căn phòng thế này?”.
Video đang HOT
Thì chỉ thấy bà Nachiko leo lên núi đồ, tiện tay san bằng những chỗ quá chông chênh, sau đó nằm xuống. Đó chính là cách bà ngủ mỗi ngày.
Phóng viên tìm kiếm trong núi đồ đạc kiểm tra, họ phát hiện rất nhiều thực phẩm chưa được mở bao bì, đồ dùng sinh hoạt hằng ngày, thậm chí là đồ gia dụng nhỏ.
“Thích thì tôi sẽ mua về, nhưng lại không có thời gian ăn hết, cứ thế càng trữ càng nhiều”.
Bà Nachiko nhặt bừa chiếc bánh kem nhỏ, nhưng đã quá hạn. Có nhiều món còn chưa mở bao bì nhưng đã lên nấm mốc bên trong.
Thật ra, nhà của họ có tủ lạnh, nhưng gần như không được sử dụng.
Ai cũng tò mò, không biết hai mẹ con nhà Tanaka sống như thế nào trong môi trường như thế này.
“Bình thường chúng tôi chỉ ăn ở ngoài, hoặc mua mang về”.
Nhưng ekip phát hiện trong nhà có cả nồi cơm điện, nồi áp suất. Hai mẹ con chia sẻ rằng khi gặp đồ giảm giá, chưa cần suy xét đến mục đích sử dụng, họ sẽ mua mang về, nhưng hầu như không mở bao bì để dùng.
Hai mẹ con giải quyết chuyện tắm gội hằng ngày ở nhà tắm công cộng. Giặt đồ lại càng thuận tiện hơn vì gần nhà có tiệm giặt ủi nhét xu sử dụng thoải mái.
Sau khi trò chuyện, ekip mới biết 3 năm trước, hai mẹ con từng có cuộc sống ai cũng mơ ước.
Gia cảnh của họ rất khá. Bà Nachiko là tiểu thư con nhà giàu chính hiệu vì bố mẹ của bà đều là tầng lớp kinh doanh thượng lưu.
Sau khi lấy chồng, mặc dù không giàu có như trước, nhưng chất lượng cuộc sống vẫn xem như đủ đầy dư dả. Trong nhà có nuôi thú cưng, có người giúp việc.
Cô Akane chia sẻ, thuở nhỏ, cô thường đi du lịch nước ngoài, họ hàng tặng quà đều là nhẫn vàng, dây chuyền bạc…
Thế nhưng kể từ 3 năm trước, khi bố qua đời, cuộc sống của hai mẹ con đã bị đảo lộn.
Hai người phụ nữ cũng từng thử dọn dẹp phòng ốc, nhưng làm giữa chừng lại không thể kiên trì.
Êkip hỏi: “Hai mẹ con có dự định gì trong năm nay?”.
“Chắc chắn phải dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng”.
Sau khi chương trình được phát sóng, hai mẹ con nhà Tanaka đã bị cộng đồng mạng lên án:
“Tự làm tự chịu, không đáng được thông cảm”.
“Còn anh chị em nữa mà? Tại sao không cùng nhau dọn dẹp căn nhà? Hoặc có thể mướn dịch vụ dọn dẹp chuyên nghiệp?”.
“Có lẽ vì ăn ở quá sung sướng nên đã quen với cái thói lười biếng, không thích làm việc”.
Bề ngoài là như thế, nhưng khi nhìn nhận ở góc độ khác, chúng ta có thể nhìn thấy sự thiếu hụt trong tâm hồn của hai mẹ con.
Những đống rác trong nhà không phải sự lộn xộn hay lười biếng, mà là trái tim của họ đã mắc bệnh.
Mất đi người cha, người chồng, cuộc sống của hai mẹ con trở thành không có mục đích, không còn quan tâm đến thế giới, càng không có động lực sống đúng nghĩa như trước.
Trạng thái cuộc sống của họ mang đến cho người khác cảm giác bất lực, như thể sống được ngày này hay ngày đó, chờ đợi tử thần tìm đến.
Bà Nachiko cho biết trong nhà còn có một gian nhỏ đặt bài vị của chồng. Nhưng hiện tại không thể vào được vì mất chìa khóa từ lâu. Nhưng đây cuối cùng cũng chỉ là cái cớ để họ lảng tránh sự mất mát, tạm thời quên đi vết thương trong lòng.
Cách phiên âm tiếng nước ngoài trong sách giáo khoa: Có còn hợp với thời 4.0?
Trong sách giáo khoa bậc phổ thông hiện nay, tên riêng, tên địa danh... nước ngoài vẫn được viết theo lối phiên âm có gạch ngang.
Ngay cả trong các cuốn sách giáo khoa của Chương trình phổ thông mới, việc phiên âm vẫn được duy trì, tất nhiên, có một số điều chỉnh ở từng khối lớp. Tuy không quá lộn xộn, bất nhất, song thực tế cho thấy cách làm này vẫn gây trở ngại với học sinh. Nhiều ý kiến cho rằng, đã hội nhập quốc tế, và học sinh đã được học ngoại ngữ, thì việc phiên âm đã 'hoàn thành sứ mệnh lịch sử'.
Phiên âm trong sách giáo khoa Tiếng Việt (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống). Ảnh: Vân Trang.
Gặp khó với phiên âm
Nhiều phụ huynh cảm thấy bất ngờ khi xem sách giáo khoa (SGK) của con. Trong đó, có chuyện phiên âm tiếng nước ngoài trong SGK theo chương trình mới. Chị Khương Diệp Anh (Thanh Xuân, Hà Nội) kể rằng, chị có 2 con học lớp 3 và lớp 7. Khi kiểm tra SGK của con, chị ngạc nhiên khi thấy các nhà soạn sách vẫn còn sử dụng cách phiên âm tên riêng nước ngoài theo kiểu đọc như thế nào thì viết như vậy. "Tôi không nghĩ rằng SGK vẫn còn dùng cách phiên âm tên riêng tiếng nước ngoài. Bây giờ trong nhà trường đều đã bắt buộc dạy ngoại ngữ, với trình độ của các con hiện nay đều có thể phát âm chuẩn xác tên các nhân vật lịch sử, địa danh nước ngoài rồi".
PGS. TS Đặng Thị Oanh - Trưởng tiểu ban Xây dựng và Phát triển Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học 2018 cho biết, việc sử dụng tiếng nước ngoài trong SGK mới có sự thống nhất giữa các môn học và cấp học. Môn nào nhắc đến nguyên tố Hóa học thì mới phải dùng tiếng Anh. Tên 13 nguyên tố đã quen dùng trong tiếng Việt tiếp tục được sử dụng nhưng có kèm chú thích tiếng Anh, gồm: vàng, bạc, đồng, chì, sắt, nhôm, kẽm, lưu huỳnh, thiếc, nitơ, natri, kali và thủy ngân.
Không chỉ phụ huynh băn khoăn, nhiều học sinh cũng cảm thấy "có vấn đề". Tuấn - một học sinh lớp 5 ở Hà Nội cho biết, em gặp khó khăn khi tìm hiểu các địa danh, các nhân vật lịch sử, khoa học kỹ thuật của thế giới. Vì không thể tra trên mạng theo tên các nhân vật mà em đã được học trong SGK để bổ sung kiến thức cho mình.
Tìm hiểu kỹ hơn, được biết, trong SGK dành cho tiểu học, các từ và tên riêng tiếng nước ngoài đều được phiên âm sang tiếng Việt, có cuốn có bảng tra cứu ở cuối sách. Ở bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, sách Tự nhiên và Xã hội lớp 3 ghi khí các-bô-níc, ô-xi; SGK Tiếng Việt 3 phiên âm Vích-to Huy-gô, Liu-xi-a, Pi-vo-va-rô-va.
Sách Ngữ văn 7, bộ Chân trời sáng tạo, cũng phiên âm tiếng Việt tên người nhưng mở ngoặc từ nguyên dạng bên cạnh, ví dụ Rô-mê-ô (Romeo), Sếch-xơ-pia (Shakespeare), Ơ-ni-xơ-tơ Hê-minh-uây (Enest Hemingway). Cuốn Khoa học tự nhiên 7, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, viết: Đê-mô-crit (Democritus), Đan-tơn (J. Dalton), Rơ-dơ-pho (E. Rutherford). Còn ở cuốn Lịch sử và Địa lý lớp 5, các địa danh quen thuộc bỗng có phần lạ lẫm khi được phiên âm: Rừng A-ma-dôn, núi An-đét, hoang mạc Xa-ha-ra...
Giải thích vấn đề phiên âm tiếng nước ngoài trong SGK, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cho biết, các từ có nguồn gốc nước ngoài gồm 2 loại: tên riêng nước ngoài (tên người, tên địa lý) và thuật ngữ khoa học. Tên riêng nước ngoài từ trước tới nay có năm cách thể hiện trong sách, báo là: Dịch nghĩa (Thái Bình Dương, Liên Hợp Quốc); phiên âm qua âm Hán Việt (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp); phiên âm tiếng Việt (Niu-Oóc); viết nguyên dạng tiếng nước ngoài đối với những nước sử dụng chữ Latin và chuyển tự đối với một số ngôn ngữ không sử dụng chữ Latin. Thuật ngữ nước ngoài gồm tên các chất hóa học và các thuật ngữ khác, chủ yếu là của các ngành khoa học tự nhiên như Sinh học, Vật lý học.
Khi xây dựng chương trình, ông Thuyết cùng các cộng sự đã đề xuất Bộ GDĐT ban hành quy định chính tả trong chương trình, SGK mới, trong đó ghi rõ, trừ những trường hợp phiên âm Hán Việt hoặc dịch nghĩa đã quen, tất cả trường hợp tên riêng nước ngoài đều giữ nguyên dạng, đối với ngôn ngữ sử dụng chữ viết Latin. Riêng ở tiểu học, học sinh đầu cấp chưa học ngoại ngữ thì phải phiên âm có gạch nối nhưng từ lớp 4 trở lên, khi phiên âm phải chú thích nguyên dạng. Theo đề nghị này, Bộ GDĐT ban hành Quyết định số 1989 hướng dẫn Cách viết tên riêng nước ngoài. Trong đó, trừ cấp tiểu học, Bộ không yêu cầu phiên âm tiếng Việt đối với những cấp học khác.
Nhưng sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 30 về công tác văn thư năm 2020, Bộ đã điều chỉnh quy định về chính tả trong SGK theo Nghị định này. Tất cả tên riêng nước ngoài trong SGK mới đều phải viết dưới hình thức phiên âm tiếng Việt (có chú tên riêng nguyên dạng), kể cả SGK cho học sinh trung học.
Học sinh gặp khó khi tra cứu thông tin trên mạng để tìm hiểu các địa danh mà sách giáo khoa đã hướng dẫn.
Đã tới lúc bỏ phiên âm?
Mặc dù những nhà biên soạn SGK đều có những nghiên cứu kỹ về từng độ tuổi và thực thi việc phiên âm theo những quy tắc nhất định, song thực tế cho thấy việc phiên âm vẫn còn những bất cập. Cũng phải khẳng định, chỉ là sự bất cập chứ không phải lộn xộn, vô nguyên tắc.
PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - Tổng chủ biên SGK Tiếng Việt - Ngữ văn, bộ sách Kết nối Tri thức với cuộc sống, thừa nhận rằng, đã là phiên âm thì không thể thống nhất được. Một tên nước ngoài, chẳng hạn như tiếng Đức, Tây Ban Nha, Italy, Thụy Điển thì không nhiều người biết đọc thành tiếng thế nào để phiên âm cho đúng. Đấy là bất cập rất lớn. Vì vậy, mặc dù khi biên soạn SGK mới, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng và các đồng nghiệp rất muốn khắc phục bằng một giải pháp căn bản hơn, khoa học hơn nhưng quy định chính tả hiện nay khiến ý muốn đó không thực hiện được.
Nhiều ý kiến cho rằng, trong khi chúng ta đang hội nhập với thế giới, và việc SGK bộ mới cho lớp 7 môn Khoa học tự nhiên, và lớp 10 môn Hóa học đã thực hiện việc đổi tên theo tiếng Anh hàng loạt nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn, thì cớ sao không "đồng bộ hóa" các tên riêng khác theo cách viết đúng với tên nguyên gốc?
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cũng cho rằng, hiện Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, những từ tiếng nước ngoài xuất hiện liên tục nên dùng phiên âm không hợp lý vì mỗi người phiên âm một cách khác nhau do tai người nghe và quan điểm của người phiên âm. Phiên âm tiếng nước ngoài cũng khiến học sinh gặp khó khăn trong hội nhập do khác xa với nguyên gốc. Các em khó hiểu nổi khi đọc tài liệu nước ngoài. Hơn nữa, lúc tham dự các kỳ thi quốc tế, thi tuyển sinh đại học, thi học sinh giỏi hoặc các hoạt động giao lưu có yếu tố nước ngoài, học sinh sẽ vướng mắc.
Theo GS Thuyết, cách viết phiên âm có thể phù hợp với sách báo phổ cập hoặc văn bản hành chính nhưng SGK thì phiên âm vừa không cần thiết, vừa cồng kềnh, lại không thống nhất. Theo ông, mỗi nước có cách viết khác nhau nhưng phần lớn các nước sử dụng chữ ghi âm (như chữ Latin) đều viết nguyên dạng, không phiên âm tên riêng nước ngoài.
"Việc phiên âm hiện không đến nỗi quá lộn xộn nhưng thời đại này, đối với SGK, nhất là khi học sinh đã bắt đầu học ngoại ngữ rồi, cần phải viết nguyên dạng mới đỡ gây khó khăn cho các em khi hội nhập", ông Thuyết bày tỏ.
Trao đổi với báo chí, TS Đinh Đức Tiến - Giảng viên khoa Lịch sử - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) nêu quan điểm: Việc phiên âm tên riêng nước ngoài đến nay đã hoàn thành "sứ mệnh lịch sử" của mình, và trong giai đoạn mới hiện nay, nó không còn phù hợp trong việc giảng dạy, hay dùng trên sách báo nữa. "Thứ nhất là việc chúng ta đã phổ biến ngoại ngữ trong trường học, hầu hết học sinh cũng như các thế hệ lớn tuổi hơn đều đã biết ít nhất một ngoại ngữ... Hơn nữa chúng ta đã có những công cụ truyền thông mở, từ tivi, đài báo, thậm chí là các công cụ trên internet... đã quá phổ biến, việc phiên âm như vậy không còn phù hợp nữa", TS Tiến phân tích, đồng thời nêu giải pháp: Nên giữ nguyên gốc tên riêng nhân vật, địa danh nước ngoài.
"Chúng ta mới chỉ có chuyển tự, tức là hai ngôn ngữ theo hệ thống chữ viết khác nhau thì đưa về một hệ thống chữ viết như tiếng Nga theo hệ chữ Kirin được chuyển về hệ khác như Latin. Tiếng Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Anh đều có cách đọc khác nhau, lấy tiếng Anh đọc tiếng Đức không đúng nhưng không phải ai cũng biết tiếng Đức để đọc. Do đó, tôi nghĩ nên ghi nguyên dạng, có thể mở ngoặc đơn thêm cách đọc tham khảo".
Khi bạn có một người mẹ quá trẻ "Mẹ kiểm tra độ chắc chắn của nôi giùm con thôi mà", mẹ said.Bà mẹ đỉnh nhất của năm nằm trên nôi của con mình.