2 mặt của vị hoàng đế thác loạn, ngông cuồng khét tiếng TQ
Vị hoàng đế này đã cho xây dựng hẳn một kỹ viện trong cung để ăn chơi trụy lạc.
Minh Vũ Tông, hay còn gọi là Chính Đức Đế, là một trong những hoàng đế khét tiếng nhất Trung Quốc
Lịch sử thế giới có rất nhiều câu chuyện về các nhà cai trị điên loạn và khác người. Có vị vua nổi tiếng vì sự tàn bạo, sát hại chính người thân trong gia đình. Có vị hoàng đế để lại tiếng xấu vì hoang dâm vô độ và quan hệ loạn luân bất chính. Loạt bài này đề cập đến ba trong số những vị vua bị người đời cho là điên loạn nhất thế giới.
Một trong những vị hoàng đế khét tiếng nhất triều đại nhà Minh của Trung Quốc chính là Minh Vũ Tông, hay còn gọi là Chính Đức Đế. Cầm quyền 16 năm, ông để lại tiếng xấu vì sự hoang dâm và nhiều sở thích kỳ quái. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng ông là một nhà cai trị có năng lực và quyết đoán.
Vũ Tông sinh ngày 26.10.1491, là con trai cả của hoàng đế Minh Hiếu Tông. Minh Vũ Tông được tôn làm thái tử ngay từ nhỏ vì cha không có phi tần. Thái tử được dạy dỗ một cách toàn diện và có thành tích xuất sắc. Rất nhiều quan chức thời đó dự đoán Vũ Tông sẽ trở thành hoàng đế nhân từ và tài giỏi như cha. Nhưng điều này đã không xảy ra.
Vũ Tông lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Chính Đức và kết hôn ở tuổi 14. Khác với cha, Chính Đức Đế không quan tâm đến việc trị vì hay hoàng hậu được chỉ định của mình. Ông là người hoang dâm, sống xa hoa lãng phí, có nhiều hành động liều lĩnh, ngu ngốc và thiếu trách nhiệm, theo trang World Heritage Encyclopedia.
Nhiều khi, ông biến mất nhiều tháng khỏi cung điện của mình, có thể đi du lịch khắp đất nước hoặc chỉ ra khỏi Tử Cấm Thành. Trong khi bị thúc giục trở lại cung điện và tham gia bàn bạc vấn đề triều đình, ông thường làm ngơ tất cả kiến nghị của quan tướng.
Chính Đức Đế dần trở nên nổi tiếng vì các hành động trẻ con cũng như lạm dụng quyền lực. Ví dụ, ông cho làm một khu chợ trong cung điện, ra lệnh cho quan, binh lính và đầy tớ ăn mặc và hành động như người bán hàng. Trong khi đó, hoàng đế đóng giả làm thường dân. Bất kỳ người nào không muốn tham gia, đặc biệt là quan lại (những người coi đây là hành động xúc phạm), sẽ bị trừng phạt hoặc bãi nhiệm.
Hậu cung của hoàng đế đông cung tần mỹ nữ đến mức nhiều người đã chết đói vì không đủ đồ ăn (ảnh minh họa)
Hậu cung của ông đông cung tần mỹ nữ đến mức nhiều người đã chết đói vì không đủ đồ ăn. Người ta nói rằng ông thường xuyên lui tới các kỹ viện và thậm chí cho xây dựng cung điện mang tên Báo Phòng, nơi có tới hơn 200 gian nhỏ và mất tới 5 năm để xây. Ban đầu nơi đây dùng để chứa động vật như hổ báo. Sau đó nó trở thành nơi ở của các mỹ nữ để hoàng đế ăn chơi trụy lạc.
Chính Đức Đế rất thích người nước ngoài và đã mời nhiều người Hồi giáo làm cố vấn, hoạn quan.
Theo tác giả Bret Hinsch – người viết sách về quan hệ đồng tính trong các triều đại Trung Quốc, Chính Đức được tin là có quan hệ đồng tính với một nhà lãnh đạo Hồi giáo có tên là Sayyid Husain. Tuy nhiên không có bằng chứng về mối quan hệ này ở Trung Quốc.
Chính Đức Đế cũng có quan hệ với nhiều phụ nữ Hồi giáo, đặc biệt là con gái của các quan trong triều. Nhiều vũ công người Hồi giáo cũng được đưa đến cung điện để phục vụ ông. Ngoài ra, hoàng đế cũng thích phụ nữ Mông Cổ và Duy Ngô Nhĩ.
Video đang HOT
Theo các sử gia, một người phụ nữ Duy Ngô Nhĩ đã lọt vào danh sách các phi tần yêu thích nhất của hoàng đế. Người này có họ Ma, được học bắn cung, cưỡi ngựa, hát, cũng như có thể nói nhiều thứ tiếng.
Chính Đức Đế được cho là đã cho xây dựng cung điện mang tên Báo Phòng, nơi ở của các mỹ nữ để hoàng đế ăn chơi trụy lạc.
Vị hoàng đế quyết liệt
Bên cạnh nhiều “tính xấu”, Vũ Tông cũng được nhiều nhà sử học nhận định là một người quản lý giỏi. Mặc dù sống xa hoa và từ chối tham gia hầu hết các cuộc họp, ông tỏ ra có năng lực trong các quyết định và cách quản lý của mình. Dưới thời cai trị của Chính Đức, kinh tế tiếp tục phát triển, và người dân nhìn chung rất thịnh vượng.
Năm 1518, Chính Đức còn dẫn dắt một đoàn quân về phía bắc để đẩy lùi quân Mông Cổ. Ông đã gặp kẻ thù bên ngoài thành phố Yingzhou và đánh bại họ trong một trận chiến lớn. Một thời gian dài sau trận đánh này, quân Mông Cổ đã không dám xâm lược lần nào vào lãnh thổ nhà Minh.
Một năm sau, Chính Đức Đế tiếp tục dẫn đầu một cuộc viễn chinh đến tỉnh Giang Tây ở phía nam để dập tắt cuộc nổi dậy của Hoàng tử Ning, người đã hối lộ nhiều nhân vật quan trọng trong triều đình. Nhưng khi đến nơi, hoàng đế phát hiện cuộc nổi dậy đã được dẹp bởi quan chức địa phương. Bực bội vì không được dụng quân, hoàng đế cho thả Hoàng tử Ninh và bắt ông ta một lần nữa. Tháng 1 năm 1521, Chính Đức Đế cho xử tử Hoàng tử Ning ở Tống Châu.
Chính Đức Đế cũng được nhận định là rất quyết đoán khi xử hoạn quan biến chất. Thời đó, hoạn quan Lưu Cẩn thống lĩnh đội ngũ gọi là “Bát hổ”, bao gồm 8 thái giám lộng hành quyền lực nhất triều đình.
Lưu Cẩn khét tiếng vì việc lợi dụng hoàng đế trẻ để biển thủ số lượng lớn vàng bạc, lên tới hơn 16 triệu kg vàng bạc.
Có tin đồn cho rằng Lưu Cẩn định giết hoàng đế và cho cháu lên thừa kế. Chính Đức phát hiện điều này và cho hành quyết Lưu Cẩn vào năm 1510 bằng hình thức lăng trì. Theo sử sách Trung Quốc, án tử hình thi hành suốt ba ngày mới chấm dứt. Lưu Cẩn bị phanh thây bởi 3.357 nhát chém. Hoạn quan họ Lưu chết vào ngày thứ hai, khi bị chém 300-400 nhát.
Cái chết trẻ
Chính Đức Đế qua đời vào năm 1521 ở tuổi 29. Người ta nói rằng ông đã say rượu khi chèo thuyền trên hồ nước vào một ngày mùa thu năm 1520. Ông ngã khỏi thuyền, suýt chết đuối và được cứu. Tuy nhiên, ông qua đời vì nhiễm bệnh từ vùng nước này.
Theo Danviet
Hoạn quan mê tiền cực độ, giàu có nhất lịch sử Trung Quốc
Hoạn quan Lưu Cẩn thời nhà Minh nổi tiếng lộng quyền, vơ vét khối tài sản khổng lồ, khiến các quan lại trong triều căm phẫn đến tận xương tủy.
Hoạn quan Lưu Cẩn từng khuynh đảo triều đình nhà Minh. Ảnh minh họa.
Hoạn quan là những người không thể thiếu trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Họ thường là người thân cận, được hoàng đế tin dùng, nên dễ dẫn đến lộng quyền, nắm đại quyền, thậm chí có thể phế bỏ hoàng đế. Loạt bài này sẽ kể lại chuyện về những hoạn quan khét tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Theo History, Lưu Cẩn (1451-1510) là một trong những hoạn quan nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc thời nhà Minh.
Lưu Cẩn là hoạn quan thân tín hầu hạ bên cạnh Thái tử Minh Vũ Tông. Năm 1505, Minh Vũ Tông lên ngôi hoàng đế khi mới 14 tuổi. Hoạn quan Lưu Cẩn từ đó cũng thăng tiến một cách nhanh chóng.
Lưu Cẩn thống lĩnh đội ngũ gọi là "Bát hổ", bao gồm 8 thái giám lộng hành quyền lực nhất triều đình lúc bấy giờ.
Do hầu hạ Minh Vũ Tông từ lúc còn chưa lên ngôi nên Lưu Cẩn rất được nhà vua quý trọng, phong làm Tư lễ giám, chuyện phê duyệt sớ của các quan tấu trình. Với chức quan đó, Lưu Cẩn giả mệnh hoàng đế tự ý định đoạt mọi công việc trong nước.
Cánh tay đắc lực của Hoàng đế hoang dâm số 1 triều Minh
Khi mới lên ngôi, Minh Vũ Tông tỏ ra là ông vua ngang ngược, đem cả chó khỉ lên điện Phụng Thiên, khiến triều đình náo loạn, mất hết không khí trang nghiêm.
8 hoạn quan hầu hạ hoàng đế, dẫn đầu là Lưu Cẩn ngày đêm phục vụ Minh Vũ Tông ăn uống vui chơi, đánh cầu đua ngựa....
Khi thấy vua chán những trò chơi này, Lưu Cẩn bày kế mở khách sạn, nhà hàng, kỹ viện... ngay trong hoàng cung. Các thái giám đóng vai ông chủ, người dân, còn Minh Vũ Tông giả làm thương nhân.
Theo kịch bản, hoàng đế triều Minh mua đồ xong thì đi nhà hàng, sau đó vào kỹ viện say sưa, bạ đâu ngủ đó". Hoàng cung như biến thành một cái chợ nhỏ bởi mỗi lần vua "xuống phố vi hành".
Về sau, Lưu Cẩn lại tham mưu cho vua xây Báo Phòng ở ngay bên cạnh cung cấm. Gọi là "phòng" nhưng thực chất Báo Phòng có tới hơn 200 gian nhỏ, xây dựng mất hơn 5 năm mới hoàn thành để vua ăn chơi trụy lạc.
Minh Vũ Tông, Hoàng đế nhà Minh thời phong kiến Trung Quốc.
Lưu Cẩn và đám hoạn quan "Bát hổ" ngày càng cổ xúy cho sở thích biến thái của vua. Bọn chúng cho người đi khắp nơi lùng bắt phụ nữ về cho vua "ân sủng", có khi nhiều tới... 10 xe chở người.
Đại thần trong triều nhiều lần khuyên can nhưng vua chỉ "nghe tai nọ lọt tai kia". Nhiều lão thần chán nản mà từ chức về quê, có người vì can gián quá nhiều mà bị giáng chức chuyển đi nơi khác, chỉ còn lại đại thần Lý Đông Dương đối đầu với đám hoạn quan Lưu Cẩn.
Hoạn quan giàu có nhất lịch sử Trung Quốc
Không chỉ giúp Minh Vũ Tông ngày đêm vui thú, ăn chơi trụy lạc, hoạn quan Lưu Cẩn cũng có những toan tính riêng. Theo sử sách Trung Quốc, hoạn qua họ Lưu đặc biệt quan tâm đến quyền lực và tiền bạc.
Chỉ trong vòng 5 năm khi Minh Vũ Tông làm hoàng đế, Lưu Cẩn đã thừa cơ khuynh đảo triều chính nhà Minh.
Quyền lực của Lưu Cẩn lúc bấy giờ ở vào địa vị "dưới một người, trên vạn người". Dân gian khi đó gọi họ Lưu là "Hoàng đế đứng", ám chỉ quyền lực sánh ngang với "Hoàng đế ngồi" Minh Vũ Tông.
Lưu Cẩn bắt đầu nhận hối lộ, tự ý đặt ra nhiều sưu cao, thuế nặng, tìm mọi cách tham ô từ các quan lại. Dù ai hối lộ ít hay nhiều, Lưu Cẩn đều không từ chối, thậm chí còn không ít lần còn gợi ý quan lại chuyện tiền bạc.
Bất cứ vị quan lớn nhỏ nào thăng chức, muốn có được thánh chỉ thăng cấp thì phải nộp tiền hạ ấn cho Lưu Cẩn, nếu không đưa ra sẽ bị giáng cấp hay thậm chí là phải rời kinh thành.
Ngược lại, những kẻ hối lộ cho hoạn quan họ Lưu nhiều tiền bạc, chẳng bao lâu sau sẽ nhanh chóng thăng quan tiến chức, thậm chí còn nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng.
Lưu Cẩn là hoạn quan mê tiền vàng cực độ. Ảnh minh họa.
Các quan lại địa phương muốn vào kinh, trước nhất đều phải dâng cho Lưu Cẩn số tiền gọi là "lễ bái kiến", người lên chức thì phải dâng "lễ tạ ơn".
Cứ như vậy, quan trường trở thành thương trường, còn chức vị cũng trở thành vật phẩm để hoạn quan họ Lưu tùy ý mua quán.
Thói xảo quyệt, hống hách làm càn của Lưu Cẩn đã khiến các quan lại trong triều căm phẫn, tìm cách lật đổ. Năm 1510, các quan lại mua chuộc hoạn quan Trương Vĩnh, xúi giục người này tố cáo Lưu Cẩn làm phản.
Minh Vũ Tông ban đầu không tin, nhưng việc cấm quân tìm thấy nhiều vàng bạc, thấy long bào, đai ngọc, khôi giáp, vũ khí trong nhà Lưu Cẩn đã khiến hoàng đế triều Minh thay đổi suy nghĩ.
Minh Vũ Tông liền lập tức ra lệnh xử tử Lưu Cẩn bằng hình thức lăng trì. Sử sách Trung Quốc chép lại, án tử hình thi hành suốt 3 ngày mới chấm dứt. Lưu Cẩn bị phanh thây bởi 3.357 nhát chém. Hoạn quan họ Lưu chết vào ngày thứ hai, khi bị chém 300-400 nhát.
Tổng số tài sản cấm quân thu được từ Lưu Cẩn ước tính lên tới 449.750kg vàng và 9.682.470kg bạc. Lượng bạc tìm thấy trong nhà Lưu Cẩn thậm chí còn vượt xa ngân khố nhà Minh khi đó.
Năm 2001, Lưu Cẩn được tờ Asian Wall Street Journal đưa vào danh sách 50 nhân vật giàu nhất thế giới trong 1000 năm qua.
_________________
Lịch sử phong kiến Trung Quốc không chỉ ghi nhận hoạn quan quyền lực, mê tiền cực độ mà còn có người trở thành tướng lĩnh, ra trận lập nhiều đại công. Bài viết tiếp theo sẽ tập trung khai thác nhân vật quyền lực này.
Theo Danviet
Phu nhân ông Trump tới thăm nơi lạnh bậc nhất thế giới Bà Trump chỉ ghé thăm 3 quốc gia Bắc Á trước khi tới Alaska rồi về Mỹ. Bà Trump bước xuống sân bay tại Alaska. Ngày 10.11, trong khi ông Trump tới Việt Nam và dự tuần lễ APEC diễn ra tại Đà Nẵng và Hà Nội, phu nhân Melania lại có lịch trình khác. Kết thúc buổi ghé thăm vườn thú Bắc...