2 cụ già 3 lần bật nắp quan tài sống lại
Đã 3 lần hai bà cụ này “tắt thở” rồi lại bật quan tài dậy khiến cho gia đình đi hết từ đau khổ sang mừng rỡ. Chuyện thật như đùa này đang diễn ra tại một thôn của huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.
Những ngày đầu tháng 7/2012, dư luận tỉnh Thanh Hóa xôn xao về câu chuyện hy hữu có hai cụ bà 3 lần chết lâm sàng sau đó lại bật quan tài dậy sống như thường. Điều đặc biệt là hai trường hợp này diễn ra trong một dòng họ và hai cụ cũng thuộc vào hàng thượng thọ.
Giữa tiết trời oi bức, chúng tôi tìm về thôn 8, xã Quảng Vọng, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa để xác thực thông tin về trường hợp có thật 3 lần “ chết đi sống lại” của cụ Lê Thị Chênh (SN 1913). Vừa vào tới đầu xã, hỏi nhà cụ, chúng tôi đã được người dân chỉ đường nhiệt tình.
Chị Trương Thị Quyết (áo vàng), con gái thứ 4 của cụ Chênh kể về những lần về “chịu tang” hụt cụ.
“Nhà ai chứ nhà cụ Chênh thì cả huyện này biết, bởi cụ nổi tiếng với 3 lần bị thần chết từ chối mang đi, chú cứ đi thẳng khoảng 500 mét hỏi rồi người ta chỉ cho”, một bà bán hàng tạp hóa đầu xã cho hay. Bước vào tới ngõ, chúng tôi thấy nhà cụ tấp nập, cụ Chênh đang được hàng chục con cháu túc trực bên cạnh, người dân ra vào hỏi thăm.
Theo lời kể của con cháu cụ Chênh, khoảng cuối năm 2009, khi đó cụ vừa bước sang tuổi 96. Trong một trận ốm “thừa sống, thiếu chết”, mặc dù được gia đình đưa đi các bệnh viện xa gần cứu chữa, nhưng xác định bệnh già cụ không qua khỏi nên gia đình đã đưa về chờ ngày lo hậu sự cho cụ. Sau khi trở về, cụ được con cháu trông coi, chăm sóc cẩn thận.
Vài ngày sau, khi con dâu cả là bà Nguyễn Thị Lắm (SN 1957), người hằng ngày vẫn vào đỡ cụ dậy ăn uống bỗng phát hiện cụ Chênh đã chết. Toàn thân cụ Chênh lạnh ngắt, cơ quan hô hấp ngừng hẳn, bác sĩ tới kết luận, thân thể cụ Chênh còn sống chỉ còn 3%. Vài ba tiếng sau khi nhận được tin báo, Trương Thị Quyết (SN 1967, con gái thứ 4 của cụ Chênh), đang làm công nhân mãi tận miền Nam xa xôi tức tốc cùng chồng con lên máy bay về chịu tang cụ.
Cô Quyết nhớ lại, vừa bước chân vào nhà, cô đã nghe thấy tiếng khóc than của mọi người thân ngay cạnh giường cụ nằm. Nghĩ rằng, phận con cái trước khi cụ nhắm mắt không gặp cụ là phạm tội bất hiếu. Cô Quyết khóc nước nở, ghé sát tai cụ và nói: “Mẹ ơi, con đã về đây rồi nè”. Cô Quyết bỗng giật mình khi vừa nói chưa dứt lời thì nhận được lời đáp từ miệng cụ Chênh: “Ừ, mẹ biết rồi!”.
Dù sức khỏe đã yếu đi nhiều sau 3 lần chết đi sống lại nhưng hiện nay cụ Chênh vẫn đang ăn uống được.
Tá hỏa, cả gia đình cùng cô Quyết như người mất hồn liền thử nhịp tim đập và kiểm tra xem “có phải ma nhập vào cụ Chênh không”. Nhưng sau đó, ai ai cũng mừng vì cụ đã sống lại, trở về với con cháu.
Bà Lắm nhớ lại, sau lần chết hụt năm đó, cụ Chênh được gia đình đưa đi chăm sóc tại bệnh viện tỉnh Thanh Hóa. Được sự điều trị tích cực của bệnh viện và nhận được sự quan tâm động viên rất lớn từ phía con cháu. Chỉ ít ngày sau, từ tấm thân chỉ còn ở trần gian có 3%, dần dần cụ hồi phục khỏe khoắn trở lại. Ra viện cụ về nhà ăn uống, đi lại bình thường và cái tên “người trời” được người dân tò mò xa gần “phong tặng” cho cụ Chênh.
Cứ tưởng đó là chuyện hiếm gặp ở trần đời thì thêm một lần nữa cụ Chênh lại khiến người dân xôn xao, thậm chí có người đồn cụ khắc chế được “thần chết”.
Lần thứ 2 cụ Chênh “chết” hụt là vào ngày 21 tháng Chạp năm ngoái, đúng ngày đứa con thứ 4 của người con trai trưởng Trương Ngọc Chính (SN 1957) cưới chồng thì đột nhiên cụ Chênh tắt thở.
Ông Trương Ngọc Chính nhớ lại, vào đúng sáng hôm nhà rể chuẩn bị tới đón dâu. Trong khi bàn ghế xếp đã ngay ngắn để đón khách, loa đài hát hò linh đình. Đúng lúc đó, ở nhà dưới bỗng nhiên người con đầu của ông Chính gọi: “Bố ơi, hình như bà chết rồi!”.
Hằng ngày cụ Chênh được con cháu chăm sóc chu đáo.
Video đang HOT
Mặc dù biết cụ Chênh đã “chết” nhưng vì nhà trai đã đến đầu ngõ để tổ chức đưa dâu, nên gia đình ông Chính đã giữ kín chuyện, coi như chưa xảy ra chuyện gì. Hai tiếng sau khi nhà trai đến đưa dâu đi, gia đình mới quay lại bàn bạc tổ chức “hậu sự” cho cụ Chênh. Bàn ghế, loa đài, bát chén… dành cho tiệc vui, ngay sau đó được dùng làm tiệc hiếu, tiếng vui cười mới trước đó, nhanh chóng nhường chỗ cho tiếng khóc than dành cho người đã khuất.
Biết chắc lần này cụ Chênh “không qua khỏi”, gia đình đã chuẩn bị “hậu sự” hết sức chu đáo. Từ giấy mời dự lễ tang, đến bàn ghế, chén bát, loa kèn… đã được lên danh sách đâu vào đó và chỉ còn được giờ để báo cáo với hàng xóm láng giềng.
Sau khi nhận được tin mẹ chết, cô Trương Thị Quyết cùng chồng con lại tức tốc lên máy bay về chịu tang mẹ lần hai. Nghĩ lần này cụ Chênh không qua khỏi thật nên ai ai trong nhà cũng buồn rầu, thương tiếc cho người quá cố.
Tuy nhiên, đề phòng sự cố như lần trước, gia đình đã đợi đến gần một ngày sau đó mới làm lễ nhập quan cho cụ. Trong lúc bà con chòm xóm, anh em họ hàng đang chuẩn bị làm lễ nhập quan, con cháu đang khóc nức nở bên giường cụ nằm, bỗng nhiên, người cháu trai đích tôn ngồi bên cạnh cụ phát hiện mắt cụ nháy nháy, vài ngón tay cử động, liền hô to: “Mẹ ơi, mắt bà giật giật kìa!”.
Sau khi nghe thấy vậy, mọi người đang làm thủ tục khâm liệm liền bỏ chạy hết, nghĩ là ma hiện về nên chẳng ai dám lại gần. Được vài phút sau, cụ Chênh cử động mạnh, đòi nước, khi đó mọi người mới tả hỏa ra: “Cụ đã sống lại”. Sau khi được mọi người chăm sóc, cụ Chênh lại khỏe lại như chưa có chuyện gì xảy ra.
Bước sang năm 2012, cũng là khi cụ Chênh vừa tròn 99 tuổi, sức khỏe của cụ không còn như xưa nhưng tinh thần của cụ rất thoải mái, minh mẫn. Cụ sống với người con trai trưởng trong một gia đình sống chung 4 thế hệ nên cụ luôn được các con cháu quây quần nói chuyện và chăm nom chu đáo.
Không ai nghĩ cụ có thể làm nên “kỳ tích” 3 lần “chết đi, sống lại” như vậy và người dân nghĩ rằng, chắc cả đời cụ Chênh ăn ở hiền lành nên được trời thương, cho sống thêm. Nhiều người thì lại nói quá lên rằng cụ có thể là “tiên”.
Gia đình cụ Chênh cho biết, vào đúng những ngày mùa, việc đồng áng tất bật từ sáng sớm đến khuya. Người con dâu cả là bà Lắm cho cụ ăn cháo sáng xong, sau đó cả gia đình ra đồng. Hôm đó chỉ còn cô Quyết, mới từ miền Nam về chơi đang chuẩn bị hành lý để đi thăm họ hàng xa gần.
Chuẩn bị đồ xong, cô Quyết vào chào cụ bà, thì phát hiện cụ không còn cử động, mạch đập rất yếu, cơ thể lạnh như “giá đồng”. Chỉ vài phút sau đó, nhận được tin báo, cả gia đình chạy về kiểm tra thì cụ Chênh đã chết hẳn nhịp tim không còn đập, cơ quan hô hấp cũng không còn hoạt động…. Một bác sĩ quân y đã về hưu và cũng là con cháu của cụ sang bắt mạch kiểm tra thì cho biết: “cơ thể cụ chỉ còn sống thoi thóp, mọi người chuẩn bị hậu sự là vừa”.
Lần này gia đình cũng đề phòng chuyện cụ Chênh “chết giả” nên mãi tới ngày hôm sau, tức gần 24h sau cả nhà mới bàn tính đến chuyện “lo hậu sự” cho cụ. Trong gần 24 tiếng đồng hồ, con cháu ngồi bên cạnh thoa bóp tay chân cho cụ, nghĩ lần này cụ đã “chết thật” nên gặp “giờ đẹp” gia đình chuẩn bị tổ chức hậu sự lần 3.
Ông Trương Ngọc Chính, con trai trưởng của cụ Chênh: “Chỉ có chăm sóc tốt, bồi dưỡng khẩu phần ăn, tạo tinh thần thoải mái thì các cụ già sẽ sống được lâu bên con cháu”.
Biết cụ không qua khỏi, nên gia đình đã tổ chức cho cụ ăn muối, gạo (theo phong tục dành cho người chết). Rạng sáng ngày hôm sau, trong lúc con cháu đang túc trực canh bên cụ, ở ngoài công việc tổ chức “hậu sự” cho cụ đã hoàn thành.
Cô Quyết nhớ lại, đêm hôm đó, đang ngồi gục bên cạnh giường cụ Chênh nằm, bỗng nhiên người con gái út của cụ phát hiện mắt cụ bỗng nhiên mở trừng, rồi lại nhắm lại. Chỉ vài giây sau, họ nghe thấy tiếng thốt ra nghe không rõ từ miệng cụ Chênh: “Mặn quá!”.
Khi đó vào khoảng 3h sáng, vì mệt quá nên mọi người đã ngủ thiếp đi. Tưởng là “hồn ma” cụ Chênh hiện về nên cô Quyết la lên, mọi người chạy tán loạn khắp nơi. Mãi tới 5 – 10 phút sau, sau khi biết là cụ sống lại nên con cháu mới dám lại gần.
Đến lần này thì cả đại gia đình cụ, bà con hàng xóm xung quanh đều không ai dám tin vào sự thật hiển hiện trước mắt. Tất nhiên ai ai cũng mừng rỡ vì cụ sống lại, nhưng xung quanh đó cũng có nhiều câu chuyện đồn thổi. Người ta cho rằng cụ là con trời, thần chết không nỡ bắt đi.
Thế nhưng trường hợp của cụ Chênh cũng chưa phải là “độc nhất” trong đại gia đình cụ. Ông Chính, con trai trưởng của cụ Chênh cho chúng tôi hay, bác gái dâu của ông Chính là Lê Thị Cầm cũng từng 3 lần “chết đi sống lại” như cụ Chênh. Tuy nhiên sau 3 lần như thế, cụ Cầm đã mất vào tháng 8/2011, hưởng thọ 100 tuổi.
Ông Trương Ngọc Chính cho biết, hằng ngày gia đình vẫn thường xuyên giữ chế độ ăn hợp lý cho cụ, thường xuyên thay đổi các thành phần ăn, để đảm bảo chất dinh dưỡng. Điều đặc biệt là, mặc dù sống trong một nhà với 4 thế hệ nhưng không khí gia đình luôn vui vẻ, đầm ấm.
Ông Lê Huy Thủy, trưởng thôn 8 cho rằng, cụ Chênh từ khi còn khỏe mạnh, được mọi người biết đến là người sống mẫu mực, chịu khó chăm sóc con cháu nên chắc có lẽ “cụ sống có đức nên trời mới thương, cho sống dài thêm”.
Chia tay gia đình cụ Chênh, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi cụ đã 3 lần “chết đi sống lại”. Thế nhưng, đang trong cơn mê sảng, cụ vẫn biết được lời chúng tôi chào cụ lúc ra về!
Duy Cảnh
Theo Infonet
Vụ khách chết trên xe bị bỏ lại giữa đường: Lương tâm nhà xe và sự bức xúc của người bố
Thông tin học sinh sinh năm 1993 quê Nam Định mất trên đường về quê bị nhà xe đưa xác qua cửa sổ ngày 20/1 khiến dư luận rúng động. PV VietNamNet đã tìm đến nhà, gặp bố đẻ nạn nhân để xác minh, tìm hiểu thêm về vụ việc.
Chuyến đi định mệnh
Ngay sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi tìm đến nhà nạn nhân. Chiều 29 Tết, ngôi nhà nhỏ của hành khách xấu số - em Bùi Văn Huấn (xóm 8 thôn Nam Điền, xã Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) chìm ngập trong không khí tang tóc, ảm đạm.
Người ông ngoại của Huấn năm nay 80 tuổi ngồi thẫn thờ không nói lên lời. Mẹ Huấn từ hôm sự việc xảy ra ăn không nổi, gương mặt tiều tụy, buồn rũ rượi. Đau đớn thay, vào những ngày cuối cùng của năm, ngôi nhà tắt đi tiếng cười của cậu bé, thay vào đó là chiếc bàn thờ nhỏ...
Trên di ảnh, gương mặt Huấn trông thư sinh, khôi ngô hiền lành. Em đã vĩnh viễn ra đi mà chưa kịp đón Tết cùng gia đình.
Di ảnh Huấn trên bàn thờ mới dựng cho em
Bố đẻ của Huấn nén nước mắt kể lại chuyến đi định mệnh cướp mất sinh mạng người con trai ngày 20/1.Theo lời ông Hà, Huấn bị bệnh thận phải điều trị tại BV Bạch Mai từ hai, ba năm nay. Em thường xuyên phải lên bệnh viện khám và lấy thuốc định kì. Gia cảnh khó khăn nhưng bố mẹ Huấn vẫn dồn sức chữa chạy để con có sức khỏe, học hành đầy đủ.
"Em em đang học lớp 12, bình thường nó vẫn đạp xe đi về cách nhà 10 cây số, vẫn học hành, sinh hoạt bình thường" - anh trai Huấn cho biết.
Sự việc xảy đến quá đột ngột, bởi trước Tết mấy ngày, sức khỏe Huấn vẫn ổn định. Nhưng muốn con có cái Tết an lành, khỏe khoắn nên ông Hà quyết định đưa con lên bệnh viện khám và xin thuốc sớm.
"Có ai ngờ cho em đi khám để về được ăn Tết cho yên tâm lại ra nông nỗi ấy..." - người anh trai bùi ngùi nói.
Ông Hà nhớ lại chuyến đi định mệnh: Sáng ngày 20/1 hai bố con lên đến BV Bạch Mai nhưng không tìm gặp được bác sĩ, không vào khám và cũng không xin được thuốc.
Đến chiều khoảng 2h thì hai bố con đành bắt xe từ Giáp Bát về quê ở xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
"Cháu nhà tôi sau khi uống xong hộp sữa thì gục vào tay tôi nói cho con dựa một tí... Được một lúc thì cháu bỗng hét lên, miệng ngậm chặt lại. Tôi sợ cháu cắn vào lưỡi liền cho tay vào miệng cháu đẩy lưỡi vào. Cứ thế là cháu cắn nghiến lấy tay tôi đến bật máu. Một ông khách lớn tuổi đến xem rồi quay sang tôi nói: Con mày chết rồi!" khiến tôi bàng hoàng.
"Lúc ấy trên xe chật cứng, chỉ 24 chỗ nhưng phải có tới khoảng 40 người. Mỗi ghế bốn người nhưng phải đến 5, 6 người ngồi chen lấn, trước xe cũng có người ngồi. Thấy vậy, lái xe liền bảo hành khách đứng dậy cho cháu xuống nhưng lơ xe thì bảo "Thôi, xuống luôn cửa này" và một tay đỡ tuồn cháu qua cửa sổ, nhờ một hành khách giúp đưa xuống.
Tôi quá bối rối không biết làm gì hơn, ôm theo một cái chăn, túi đồ và chiếc áo mưa xuống theo con" - ông Hà nhớ lại.
Như vậy, cháu bé không phải được đưa qua cửa sau xe như một số báo đã đưa tin mà chính xác là bị lơ xe đưa qua cửa thoát hiểm sau xe.
Bà chủ xe chỉ trả lại cho ông Hà số tiền vé 200 nghìn, cùng số tiền hành khách trên xe quyên góp giúp đỡ rồi cho xe chạy thẳng.
Bơ vơ giữa nơi đất khách quê người, cách nhà hơn 90 cây số trong cảnh cùng quẫn tột độ, người cha quá hoảng loạn không biết làm gì hơn ngoài gọi điện về cho gia đình.
Ông Bùi Văn Hà phẫn nộ kể lại sự việc. Ngón tay ông vẫn đang băng bó do vết cắn của con trai.
Những người dân trong khu vực khi biết đến sự việc đã tới giúp đỡ, mua chiếu, căng bạt giúp cháu bé.Mãi đến hơn 21h, ông Hà mới nhờ con gái gọi được xe cấp cứu để đưa cháu Huấn về quê. Lúc hai cha con về đến nhà cũng vào khoảng 11 rưỡi đêm.
"May mắn lớn nhất của cha con tôi ngày hôm ấy là được người dân bên đường giúp đỡ tận tình. Trong lúc tôi quá bối rối không biết làm gì thì nhân dân đã lo giúp mọi chuyện, mua chiếu, dựng lều bạt che chắn giúp cháu" - ông Hà cảm động nói.
Hành động ấm lòng ấy của những người xa lạ phần nào giúp ông được nguôi ngoai. Qua báo VietNamNet, ông Hà xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bà con khu vực cầu Khuất - Thanh Liêm - Hà Nam, nơi bố con ông gặp nạn.
Lương tâm nhà xe bỏ đi đâu?
Khi kể lại sự việc, điều ông Bùi Văn Hà phẫn uất nhất là hành xử nhẫn tâm của nhà xe: "Con tôi mất, họ vứt con tôi chết lại giữa đường, vứt hai bố con tôi lại giữa trời mưa rét, cách nhà hơn 90 cây số. Hỏi lương tâm của nhà xe bỏ đi đâu?".
Theo lời ông, nhà xe C.T (thị trấn Rạng Đông, Nghĩa Hưng, Nam Định), cách nhà ông chỉ một con đê, xã trong, xã ngoài với nhau. Nhưng khi sự việc đau lòng trên xảy ra, trên xe có đến 4 người: Một tài xế, một chủ xe thu vé và 2 phụ nhưng tất cả đều nhẫn tâm bỏ mặc, không đếm xỉa gì đến sinh mệnh con người.
Người mẹ đau khổ trước cái chết của cậu con trai út
"Giá như lúc ấy họ gọi giúp tôi cái xe để tôi đưa cháu về nhà, thì gia đình tôi dù nông dân nghèo khó đến đâu tôi cũng chạy vạy đủ tiền trả cho họ được... Đằng này, họ chỉ muốn nhanh chóng đưa cháu bé xuống khỏi xe để chạy cho nhanh..." - ông Hà uất ức nói.Nén nước mắt ông cho biết thêm: "Từ hôm chúng tôi đưa cháu về, nhà xe chưa hỏi han được câu nào".
Ngày 21/1, khi trao đổi với VietNamNet, gia đình ông đã lo liệu xong hậu sự cho em Huấn. Tuy nhiên, ngay cả đến lúc này, người cha vẫn chưa biết đích xác điều gì dẫn đến cái chết tức tưởi của con trai. Mặc dù vậy, ông và gia đình không mảy may có ý đổ lỗi, đòi hỏi trách nhiệm cho ai khác.
Cũng vì quá đau buồn, không muốn làm sự việc rùm beng mà chỉ mong mau chóng đưa con về với gia đình nên khi cơ quan điều tra đến yêu cầu khám nghiệm pháp y, ông Hà đã từ chối, đồng ý làm cam kết không khám nghiệm, không khiếu kiện để xin cho con về ngay trong đêm.
Đôi mặt đỏ hoe, ông nói: "Tôi là nông dân cũng không biết vì lý do gì mà cháu bị như vậy. Trước khi đi Hà Nội cháu có bị cảm lạnh thường, sức khỏe vẫn tốt. Suốt đường đi cháu tỉnh táo, lúc lên xe còn uống được một hộp sữa... Sự việc xảy ra, con tôi chết là cháu thiệt phận. Dù đau đớn nhưng tôi cũng không dám nói là đổ lỗi cho ai, do xe chật chội nhồi nhét hay gì. Tôi chỉ trách nhà xe sao họ lại nhẫn tâm đến như thế...".
Theo VietNamNet
Vụ học sinh chết trên xe khách: Nhà xe có lương tâm? "Họ quá vô lương tâm khi để con tôi ở ngay dọc đường. Con tôi đã mất trên xe thì dù sao nhà xe cũng phải có trách nhiệm. Thực tế, lương tâm nhà xe không có", anh Bùi Văn Hà (bố của nạn nhân Bùi Văn Huấn) bức xúc chia sẻ. Như VTC News đã đưa tin, sau khi bỏ lại cháu...