2 công thức bánh gạo tokbokki dễ làm nhất
Bánh gạo cay tokbokki bắt nguồn từ Hàn Quốc là món ẩm thực đường phố được yêu thích nhất cả ở Hàn Quốc và Việt Nam.
Dưới đây là 2 công thức bánh gạo tokbokki biến tấu từ món bánh gạo truyền thống, giúp bạn thoả mãn cơm thèm bánh gạo.
Bánh gạo Hàn Quốc ( ngâm nước cho mềm rồi cắt khúc vừa ăn)
Tương ớt Hàn Quốc
100g thịt heo nạc6 con tôm sú
2 con mực ống loại vừa
400g bắp cải
1 củ cà rốt nhỏ
2 cây hành ba rô
Sa tế
Tỏi băm, gừng băm
Mè trắngDầu ớt
Nước dùng
Gia vị cơ bản
Cách làm bánh gạo tokbokki hải sản
Bước 1: Đầu tiên bạn hãy sơ chế các nguyên liệu. Thịt heo cắt dải dài dày khoảng 0,5cm, ướp với 1/2 thìa cà phê tiêu và một chút muối.
Tôm rửa sạch lột vỏ, bỏ chỉ đất rồi ướp chút bột nêm. Mực làm sạch, cắt miếng nhỏ và ướp cùng bột nêm.
Cà rốt rửa sạch gọt vỏ và cắt thành lát vuông mỏng 0,5cm. Hành ba rô rửa sạch cắt xéo dài 5cm, phần gốc chẻ đôi. Bắp cải rửa sạch cắt nhỏ.
Bước 2: Bắt chảo lên bếp, cho vào 2 thìa canh dầu ăn, cho tỏi và gừng băm vào phi thơm.
Sau đó cho thịt heo vào đảo đều 2 phút, tiếp đến là cho bắp cải, cà rốt, hành ba rô vào xào 2-3 phút cho rau củ chín.
Cuối cùng là cho dầu ớt vào trộn đều rồi thêm tôm, mực vào xào thêm 3-4 phút nữa rồi tắt bếp.
Bước 3: Bắt một cái nồi lên bếp, cho nước dùng vào đun sôi, thêm tương ớt Hàn Quốc, bột ớt và bánh gạo vào và tiếp tục nấu cho đến khi nước dùng sôi lại thì cho toàn bộ các nguyên liệu đã xào ở bước 2 vào, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Lưu ý: tùy vào sở thích ăn cay của bạn mà hãy thêm bột ớt và tương nhiều hay ít nhé!
Video đang HOT
Nguyên liệu
160 gram bột gạo tẻ
40 gram bột gạo nếp
100 gram phomai Mozzarella
200 ml nước sô
i15 gram tôm khô
10 gram tỏi
10 gram gừng
100 gram hành tây
1 lít nước nóng
1 thìa canh sốt tương Hàn Quốc Gochujang
30 ml xì dầu
15 gram đường nâu
10 gram ớt bột Hàn Quốc
100 gram cà rốt
100 gram bánh cá Hàn Quốc
2 quả trứng gà2 cây hành xanh
50 gram phomai Mozzaella bào sợiMì tôm hoặc
100 gram xúc xích thái nhỏ (cho thêm nếu thích)
Cách làm bánh gạo tokbokki phô mai
Phần Bánh gạo nhân phomai
Cho bột gạo tẻ và bột gạo nếp vào tô to, trộn đều, vét bột để tạo một chỗ trống ở giữa. Từ từ đổ nước sôi vào, vừa đổ vừa quấy liên tục. Khi bột quyện thành một khối thì không cho thêm nước nữa.
Phủ màng bọc che kín để khối bột không khô, để bột nghỉ và nguội bớt, khoảng 10 phút.
Lưu ý:
Nước dùng để nhào bột Tteokbokki bắt buộc phải dùng nước sôi. Nếu nước không đủ nóng, bột sẽ bị chảy nhão. Bột không đạt khi cầm trên tay sẽ có cảm giác cục bột đang chảy, và bở, bột không đứng được nếu đặt trên mặt bàn.
Lượng nước có thể thay đổi tuỳ loại bột. Nên cho nước từ từ từng chút một và theo dõi, khi bột bắt đầu quyện thành khối thì dừng lại. Nếu lỡ tay cho quá nhiều nước thì chỉ cần thêm bột gạo tẻ cho tới khi bột dẻo, không dính tay là được.
Tỷ lệ 80% bột gạo tẻ : 20% bột gạo nếp, càng nhiều gạo tẻ bánh sẽ cứng và giòn hơn, nhiều gạo nếp bánh sẽ dính, khó nặn bánh và dễ mềm nát hơn.
Do có gạo nếp nên ở khâu này, bột khá dính, bạn có thể dùng thìa gỗ cán dài, đũa hoặc phới dẹt chắc chắn để nhào, hoặc sử dụng găng tay cho đỡ dính.
Trong lúc bột nghỉ, thái phomai Mozzarella thành từng viên nhỏ, mỗi viên nặng khoảng 5-6 gram, không nên thái viên phomai quá to, dễ bị bục khi luộc.
Ngắt từng mẩu bột nhỏ khoảng 10 gram, ấn dẹt, đặt nhân phômai vào giữa, vê tròn. Bạn có thể xoa ít bột gạo tẻ lên tay để chống dính. Làm tới khi hết bột.
Đun sôi một nồi nước to. Khi nước sôi mạnh thì thả tất cả bánh vào, sau đó giảm lửa, luộc ở lửa trung bình.
Thỉnh thoảng dùng thìa quấy nhẹ cho bánh không bị dính vào nhau hay dính vào đáy nồi. Khi bánh nổi lên mặt nước thì hạ lửa vừa, đun thêm khoảng 2-3 phút tới khi ăn thử thấy bột chín mềm thì vớt bánh ra, thả vào bát nước đá thật nhanh, trong khoảng 20 giây để bột se lại rồi lập tức vớt ra đĩa, rưới một chút dầu ăn cho bánh đỡ dính.
Phần sốt
Sơ chế nguyên liệu:
Tỏi bóc vỏ, thái nhỏGừng cạo vỏ, thái lát mỏngHành tây bổ đôi, bóc vỏ, bỏ rễ, thái thành miếng vuông nhỏCho tỏi, gừng, hành tây và tôm khô vào nồi, cho nước vào, hé vung đun liu riu trong khoảng 30 phút.Trong lúc đun nước dùng, ta sơ chế những nguyên liệu còn lại:Cà rốt gọt vỏ, bổ đôi theo chiều ngang, chẻ đôi rồi thái miếng mỏng vừa ănThái bánh cá Hàn Quốc thành miếng vừa ănLuộc chín 2 quả trứng gà trong khoảng 15 phút cho trứng chín chắc, sau đó thái nhỏ hoặc bổ làm tư.Thái vát hành xanh thành khoanh nhỏNgoài ra có thể bẻ đôi mì tôm hoặc thái vát xúc xích thành miếng nhỏ
Khi nước dùng nấu ở bước (2) đã xong, lọc qua rây để lấy nước, bỏ bã. Đổ nước dùng vào chảo sâu lòng, pha các loại gia vị gồm tương ớt Hàn Quốc, xì dầu, đường nâu và ớt bột. Quấy đều rồi nếm lại và chỉnh mặn ngọt cho vừa khẩu vị. Lưu ý nước sẽ cạn khá nhiều và trở nên đậm hơn nên ở bước này nên nêm gia vị nhạt một chút.
Cho bánh gạo, bánh cá và cà rốt vào chảo, nấu trên lửa vừa, thi thoảng quấy đều. Nước sẽ cạn sệt dần tạo thành sốt và ngấm vào các loại bánh gạo, bánh cá, cà rốt…
Khi mọi thứ đã chín mềm, sốt khá sánh thì xếp trứng luộc lên, rải phomai đều lên và rắc hành lá. Tắt bếp và đậy vung khoảng 1 phút cho phomai chảy ra thật hấp dẫn. Dùng nóng.
Nếu dùng mì tôm, nên cho mì từ sớm, khi còn nhiều nước. Hoặc nếu nước đã quá cạn thì có thể thêm nước sôi. Ngoài các nguyên liệu trên, bạn có thể dùng thêm xúc xích thái lát mỏng hoặc rau cải thảo nếu thích.
Cách làm kim chi cải thảo Hàn Quốc thơm ngon, chuẩn vị
Kim chi cải thảo là món ăn nổi tiếng của Hàn Quốc. Ngày nay, kim chi là món ăn phổ biến khắp thế giới. Cách làm kim chi cải thảo Hàn Quốc khá đơn giản, bạn có thể tự làm cho gia đình thưởng thức.
1. Nguyên liệu làm kim chi cải thảo Hàn Quốc
Bắp cải thảo: 2 cái to
Cà rốt: 2 củ to
Một củ cải trắng to
Hành tây: 2 củ
Hành lá: 150g
Hẹ: 130g
Táo: 2 quả
Tỏi: 100 g
Gừng :1 củ
Ớt bột Hàn Quốc: 150g
Nước mắm: 50 ml
Muối hạt: 500g
Bột gạo nếp: 3 thìa
Đường: 2 thìa
Vừng rang: 2 thìa
Nguyên liệu làm kim chi cải thảo Hàn Quốc (Ảnh: dienmayxanh.com)
2. Cách làm kim chi cải thảo Hàn Quốc giòn ngon tại nhà
Bước 1: Sơ chế cải thảo
Tách cải thảo ra từng lá rồi ngâm vào chậu nước ấm cùng 2 muỗng canh muối hột, tát nước lên thân cải để nước muối thấm đều vào bên trong các bẹ. Tiếp đó, cho cải thảo vào khay, lấy một ít muối hột chà xát lên cải thảo, chú ý chà xát kỹ ở phần cọng và phần lõi của cải thảo, đoạn cải thảo nào dày thì cho nhiều muối.
Sau khi đã xát muối hết các bẹ cải thảo thì cho cải vào ngâm trong thau nước muối ấm đã rửa cải trước đó trong khoảng 2-4 tiếng. Ngâm cải đến khi nào thấy có màu trắng đục, mềm, dai thì đem đi rửa lại dưới vòi nước khoảng 5 - 6 lần cho bớt vị mặn rồi để cho ráo nước hoặc đem cải đi phơi 1 nắng đến khi cải héo.
Bước 2:Sơ chế các nguyên liệu khác
Lột bỏ phần vỏ bẩn và lá úng của hành lá và hẹ rồi rửa sạch và cắt khúc ngắn khoảng 5cm. Gọt vỏ củ cải rồi đem rửa sạch và thái chỉ. Táo gọt vỏ, cắt miếng vuông nhỏ. Hành tây lột vỏ rồi cắt múi cau. Gừng, tỏi băm nhỏ.
Bước 3: Nấu bột nếp
Cho 3 thìa bột gạo nếp và 3 muỗng nước vào một chiếc bát to và khuấy đều, sau đó đổ vào nồi và đun với nhỏ lửa. Tiếp theo, cho thêm 2 muỗng nước rồi nấu trong khoảng 10 phút, vừa đun vừa khuấy đều để bột khỏi bị vón cục.
Bước 4:Ướp kim chi cải thảo
Lấy một chiếc thau lớn rồi cho toàn bộ các nguyên liệu vào: bột vừa đun, củ cải thái chỉ, ớt bột, hành tây thái lát, hành, táo hành xay nhuyễn, đường, chén nước mắm, tỏi băm, gừng băm và vừng rang. Dùng tay có mang găng sạch trộn đều hỗn hợp lên.
Sau khi các loại gia vị trên đã được trộn đều, quết hỗn hợp gia vị phủ khắp các mặt của cải thảo đã để ráo nước.
Cuối cùng, bỏ kim chi vào lọ kín đậy nắp lại, để ở nhiệt độ phòng 1 ngày rồi cho vào ngăn mát của tủ lạnh, 2-3 ngày sau có thể lấy ra thưởng thức.
Kim chi cải thảo Hàn Quốc (Ảnh: Lao Động)
3. Một số lưu ý khi làm và bảo quản kim chi cải thảo
Kim chi cải thảo không những vừa dễ làm mà còn là món ăn kèm có nhiều công dụng như giúp cải thiện hệ miễn dịch, phòng cảm cúm trong mùa lạnh, giúp giảm cân, làm đẹp da và phòng chống ung thư...
Gần giống như món dưa muối của Việt Nam, kim chi cải thảo Hàn Quốc được dùng cho các món canh, lẩu hoặc ăn phụ kèm với cơm rất ngon miệng.
Để có món kim chi cải thảo thơm ngon, giòn cay, chuẩn vị, bạn nên chọn những bắp cải thảo còn tươi, không bị dập; củ cải tươi, mọng nước để muối lên được giòn hơn; chọn mua cà rốt có kích thước vừa phải, hình dáng thuôn dài về phía đuôi, lớp vỏ trơn láng, cầm lên thấy nặng, chắc tay, tránh mua củ quá to, có phần lá, cành ở gốc và phần vai củ to, dày vì đó là những củ già, có nhiều xơ, ít dinh dưỡng...
Tùy vào nhiệt độ phòng, kim chi cải thảo có thể nhanh hoặc chậm chua hơn. Vì vậy, bạn nên kiểm tra hàng ngày để tránh kim chi bị chua quá. Khoảng 1-2 ngày là kim chi cải thảo có thể thưởng thức được, khi đó nên được bảo quản lạnh để dùng được lâu hơn.
Để kim chi được sạch và bảo quản được lâu hơn, bạn nên tiệt trùng thùng hoặc hũ thủy tinh trước khi cho kim chi vào muối.
Khi ăn kim chi bạn nên gắp một lượng vừa đủ để ăn. Nếu ăn không hết thì bạn không nên bỏ kim chi vào lại thùng vì như thế sẽ khiến kim chi dễ bị hư và mốc.
Cách làm món kim chi cải thảo Hàn Quốc tại nhà cũng khá đơn giản phải không? Bạn còn chần chừ gì mà không tự trổ tài khéo tay với món ăn này. Chúc các bạn thành công!
Có món bánh healthy vô cùng, làm chẳng cần lò nướng lại chỉ hết 15k, chị em làm ăn thử chắc chắn mê ngay! Từng chiếc bánh khoai lang nóng hổi, dẻo mềm lại ngọt ngon ăn vặt cực chuẩn trong những buổi chiều mùa đông lạnh giá. Chuẩn bị nguyên liệu 1. Khoai lang 2 củ (300g) 2. Bột gạo nếp, đường, dầu ăn lượng thích hợp Vào mùa đông lạnh giá, các món bánh khoai luôn được nhiều người yêu thích. Bạn cũng có thể...