2 cách Trung Quốc dùng để thực hiện mục tiêu thống trị internet
Theo hai nhà báo Emily de La Bruyere và Nathan Picarsic của chuyên mục Bloomberg Opinion, chiến lược địa chính trị mới của Trung Quốc là mối đe dọa với mạng mở toàn cầu. Mỹ và đồng minh cần có động thái đáp trả.
Made in China 2025 là kế hoạch gây nhiều tranh cãi
Năm qua, Mỹ và Trung Quốc bước vào cuộc chiến thương mại trên diện rộng. Về danh nghĩa, tranh chấp liên quan đến lo ngại về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bắt buộc chuyển giao công nghệ và nhiều hành vi không công bằng khác. Trên thực tế, tranh chấp là “triệu chứng” của cuộc đối đầu chiến lược lớn hơn nhiều. Đây là cuộc đối đầu mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tìm kiếm “chiến thắng mang tính quyết định”.
Tận dụng công nghệ, Trung Quốc bắt tay thực hiện chiến lược địa chính trị mới. Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc lý giải rằng mục tiêu của nước này là xây dựng “hệ thống mạng thông tin phổ biến, được dùng trên toàn cầu”. Làm thế, Trung Quốc kỳ vọng củng cố nhóm doanh nghiệp nội hàng đầu, tăng sự phụ thuộc của thế giới vào công nghệ Trung Quốc, và xói mòn lợi thế chiến lược của Mỹ. Bắc Kinh cũng muốn giành quyền kiểm soát dữ liệu và trao đổi thông tin toàn cầu để thúc đẩy lợi ích riêng. Đó là lý do Mỹ và đồng minh phải nhận ra mối đe dọa, chuẩn bị ứng phó.
Chính phủ Trung Quốc từ lâu kiểm soát mảng thương mại. Nhiều hãng quốc doanh thống trị các ngành công nghiệp, trong khi doanh nghiệp có bề ngoài là tư nhân phải đặt lợi ích chính phủ lên hàng đầu. Nhiều công ty được nhà nước hậu thuẫn, và Bắc Kinh triển khai chính sách bảo hộ trong nhiều lĩnh vực có giá trị chiến lược cho nền kinh tế. Gần đây, các lĩnh vực kể trên thuộc công nghệ. Đơn cử, sáng kiến Made in China 2025 thúc đẩy doanh nghiệp Trung Quốc trong nhiều mảng công nghệ cao như robot, hàng không vũ trụ và công nghệ thông tin với kỳ vọng cạnh tranh được với giới công nghệ lớn phương Tây.
Ảnh: Bloomberg
Video đang HOT
Trợ cấp và các biện pháp bảo hộ của Trung Quốc là điểm khiến Mỹ bất bình. Song tham vọng thực sự của Đại lục lớn hơn. Về lâu dài, nước này tìm kiếm tất cả lợi thế trong cuộc đua thống trị công nghệ bằng hai động thái gây tranh cãi.
Thứ nhất, Trung Quốc nhập khẩu ý tưởng và đổi mới từ nước ngoài. Đôi khi điều này đồng nghĩa với việc lấy công nghệ và bí mật thương mại, thể hiện qua nhiều động thái tinh vi. Ví dụ, nhiều hãng công nghệ hàng đầu Trung Quốc xây dựng trung tâm nghiên cứu – phát triển của doanh nghiệp tại Thung lũng Silicon, hy vọng “thu hoạch” nhiều bước đột phá trong các lĩnh vực như xe tự lái, điện toán đám mây và học sâu (deep learning). Luồng kiến thức chi phí thấp mà nhóm trung tâm này thu thập được rất cần để xây dựng ngành công nghệ nội địa Trung Quốc.
Thứ nhì, Trung Quốc sử dụng công nghệ xuất khẩu để thu thập dữ liệu từ nước ngoài. Alipay, ứng dụng thanh toán di động của Ant Financial (công ty con của Alibaba), ghi nhận dữ liệu giao dịch tăng mạnh khi mở rộng ra toàn cầu. Các hệ thống giám sát Trung Quốc có mặt khắp nơi tại châu Phi, nơi nhiều cá nhân và doanh nghiệp thoải mái dùng máy bay không người lái do DJI sản xuất, bất chấp các công cụ có thể gửi thông tin nhạy cảm về Trung Quốc. Trong tương lai gần, nhiều điện thoại có thể kết nối với mạng 5G Trung Quốc, trong khi ứng dụng bản đồ hoặc thể thao cũng có nguy cơ gửi dữ liệu cá nhân về Đại lục.
Logo Ant Financial – Ảnh: Reuters
Việc thu thập dữ liệu chỉ là sự khởi đầu. Trung Quốc muốn kết nối tất cả các hệ thống lại với nhau, vào thứ mà ông Tập gọi là “chiến lược sức mạnh mạng lưới lớn”. Ý tưởng của chiến lược là biến công nghệ Trung Quốc thành nền tảng cho dòng chảy thông tin, giao dịch thế giới, từ đó gia tăng sức ảnh hưởng và quyền lực toàn cầu của Bắc Kinh. Nói như Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, thì quốc gia Đông Á muốn dùng mạng lưới để trước hết là “phân tích và thử nghiệm xã hội”, sau đó là “dự báo, phát triển và kiểm soát các sự kiện thực tế”.
Đây có thể được xem là hệ điều hành toàn cầu với tham vọng chính trị. Nhiều nước cho rằng họ cần chống lại mối đe dọa tiềm tàng trên. Một số xem xét lệnh cấm áp lên các hãng công nghệ Trung Quốc như Huawei và ZTE. Năm ngoái, Mỹ chặn thỏa thuận sáp nhập giữa Ant Financial và MoneyGram, thương vụ giúp Ant Financial có chỗ đứng vững hơn trong thị trường thanh toán giàu dữ liệu của Mỹ.
Song có một thực tế bất cân xứng ở đây: Trong khi cách tiếp cận của Trung Quốc có chủ ý và mang tính chiến lược, phản ứng của phương Tây đến nay còn rời rạc và mang tính đối phó. Hai nhà báo Emily de La Bruyere và Nathan Picarsic cho rằng Mỹ cùng đồng minh nên có phản ứng toàn diện hơn.
Trước hết, họ có thể phát triển giao thức sàng lọc khoản đầu tư mới để bảo vệ một số lĩnh vực thiết yếu. Giao thức có thể được lập trên cùng bộ nguyên tắc như nhiều cơ chế kiểm soát xuất khẩu khác, chẳng hạn như Thỏa thuận Wassenaar, song với nhiệm vụ rộng hơn để bằng với tham vọng của Trung Quốc. Mỹ có thể thử hạn chế cổ phần mà Trung Quốc nắm trong các quỹ ở Mỹ và đầu tư trực tiếp vào các hãng điều hành. Hiệp định thương mại có thể thể chế hóa hệ thống nói trên bằng cách thưởng cho đối tác, đồng minh chống nỗ lực chiến lược từ Trung Quốc.
Bảo vệ cạnh tranh tự do và mạng lưới mở chưa bao giờ cần thiết hơn khi mà Trung Quốc ngày càng muốn đạt lợi thế, đặc biệt là ở phạm vi và quy mô, trên trường quốc tế.
Theo Thanh Niên
Nhật Bản đầu tư dự án công nghệ truyền thông 170 triệu USD tại Bình Dương
Mới đây, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức lễ trao giấy chứng nhận đầu tư dự án Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa NTT Viet Nam Corporation (Nhật Bản) và Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông Việt Nam (VNTT), với tổng số vốn đầu tư 170 triệu USD.
Dự án đi vào hoạt động sẽ cung cấp dịch vụ wi-fi trên nền tảng điện toán đám mây hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN), xây dựng thiết bị đường cáp quang và cung cấp dịch vụ đường truyền cáp quang. Đồng thời, cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) dựa trên kinh nghiệm và năng lực thực tế của DN tại Nhật Bản.
Ông Trần Thanh Liêm - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương trao Giấy chứng nhận đầu tư Dự án Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa VNTT và NTT viet nam corporation (Nhật Bản)
Sự hợp tác này là bước triển khai cụ thể đề án "Thành phố thông minh" của tỉnh Bình Dương bằng cách cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông và ICT. Đặc biệt, thông qua sự hợp tác này sẽ thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển dịch vụ chất lượng Nhật Bản, tạo ra không gian phát triển hài hòa giữa công nghiệp - đô thị - dịch vụ tại Bình Dương.
Trước mắt, NTT Việt Nam và VNTT sẽ thí điểm mô hình giáo dục thông minh vào các cơ sở giáo dục trong hệ thống Becamex IDC, trường Đại học quốc tế Miền Đông nhằm mang đến một phương pháp giảng dạy sinh động, trực quan, giúp tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học viên. Qua đó, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, cung ứng cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như góp phần vào sự thành công của khu đô thị khoa học và công nghệ.
Việc hợp tác giữa 2 doanh nghiệp giúp cụ thể hóa đề án xây dựng Thành phố thông minh Bình Dương
Cũng tại buổi lễ, các đơn vị thành viên của Becamex IDC và Tập đoàn Communications NNTT EAST (Nhật Bản) cũng đã ký biên bản ghi nhớ trong việc nghiên cứu xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu (Data center) thứ 2 tại Bình Dương, là tiền đề cho việc thu hút các tập đoàn lớn trong lĩnh vực tài chính, thương mại điên tử,... đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - ông Đặng Minh Hưng - đánh giá cao vai trò và mối quan hệ hợp tác giữa VNTT và NTT Việt Nam trong việc tham gia cụ thể hóa một nội dung thiết yếu của Đề án "Thành phố thông minh Bình Dương". Đồng thời mong muốn lĩnh vực công nghệ sẽ được các ngành, các doanh nghiệp quan tâm, tạo điều kiện để đầu tư phát triển, góp phần đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư trên địa bàn... Đặc biệt là với xu hướng hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng 4.0 diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay.
"NTT East cam kết hỗ trợ mạnh mẽ cho sự hợp tác giữa VNTT và NTT Việt Nam, và chúng tôi mong muốn được đóng góp cho sự phát triển của Thành phố thông Minh tỉnh Bình Dương" - ông Inoue - Tổng giám đốc Tập đoàn NTT East khẳng định.
Theo Công Thương
Ra mắt chip lõi trạm 5G đầu tiên trên thế giới Huawei vừa ra mắt chip lõi (core chip) đầu tiên trên thế giới được thiết kế dành riêng cho các trạm gốc 5G. Con chip sáng tạo sẽ hỗ trợ các hệ thống mạng 5G đơn giản hóa và triển khai hệ thống mạng 5G quy mô lớn trên toàn thế giới. Huawei cho biết, đến nay, công ty đã ký kết được...