2 cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật,bố mẹ nhất định phải biết để cứu con trong tình huống khẩn cấp
Sơ cứu ban đầu có ý nghĩa rất lớn trong các ca cấp cứu. Đối với trẻ nhỏ, trong các tai nạn phổ biến những thao tác sơ cứu chính xác sẽ giảm thiểu tối đa những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Là bố mẹ, việc nắm vững một số nguyên tắc và thao tác sơ cứu sẽ rất cần thiết nhất là khi các con bạn đang trong tuổi ăn, tuổi chơi. Dưới đây là những bài học sơ cứu cần thiết mà bất cứ bố mẹ nào cũng cần thuộc lòng và thực hiện thành thạo.
Hóc dị vật đường thở là một trong những tai nạn cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
Thực tế, hóc dị vật trong đường thở đã khiến nhiều trẻ bị tử vong hoặc để lại những tai biến nặng nề. Nguy cơ trẻ bị hóc luôn rình rập từ rất nhiều tác nhân khác nhau, chưa kể tới những đồ vật xung quanh mà ngay cả những đồ ăn tưởng chừng như vô hại đều có thể biến thành thứ nguy hiểm có hại cho sức khỏe của bé.
Khi trẻ bị hóc dị vật,cha mẹ tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ. Điều này trong nhiều trường hợp sẽ khiến dị vật đi vào sâu hơn, trầy xước họng gây sưng tấy, trẻ càng khó thở hơn.
- Nếu trẻ vẫn tỉnh táo,hồng hào, không khó thở, vẫn khóc được nói được thì giữ nguyên tư thế ngồi,nhanh chóng mang đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng dị vật đường thở sẽ lấy ra.
- Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe tới. Hai thủ thuật sơ cứu nhanh cha mẹ nào cũng nên biết
Với trẻ dưới 2 tuổi,dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực
- Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất. Lưu ý giữ chắc để cổ và đầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ.
Video đang HOT
- Sau đó lật trẻ từ tay trái qua tay phải của người sơ cứu. Quan sát em bé xem có hồng hào chưa, có thở, khóc được chưa. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thở thì làm tiếp biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp.
- Kiểm tra xem bé đã thở, khóc lại chưa, nếu chưa tiếp tục lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới.
Với trẻ trên 2 tuổi, có thể dùng biện pháp ép bụng, còn được gọi là phương pháp Heimlich
- Trường hợp trẻ còn tỉnh: Để cho trẻ đứng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu chưa hóc dị vật ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần.
- Trường hợp hôn mê, bất tỉnh: Đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.Trong tình huống bệnh nhân hôn mê và không thở được thì trước tiên phải bắt đầu bằng hà hơi thổi ngạt 2 cái. Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở được thì cần thì kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn, cho đến khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân khóc, thở được, hồng hào hơn.
Lưu ý:
- Bạn nên tỏ ra bình tĩnh để bé hiểu rằng mọi việc vẫn ổn và bé không cần phải sợ hãi.
- Không dùng tay mò mẫm trong miệng bé để cố gắng lấy dị vật ra, vì rất có thể hành động này càng đẩy dị vật vào sâu hơn.
- Ngoại trừ những đồ ăn khô như bánh quy, còn lại bạn không nên cho bé uống bất cứ thứ gì khi bé bị sặc. Việc cho bé uống nước chỉ làm mọi việc tồi tệ hơn thôi.
Theo www.phunutoday.vn
Mùa hè nắng nóng, coi chừng viêm họng cấp ở trẻ
Viêm họng là bệnh thừơng gặp ở trẻ nhỏ, viêm họng gây khó khăn trong việc ăn uống của trẻ. Ngoài ra, nếu không đuợc điều trị kịp thời, viêm họng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
1. Nguyên nhân gây ra viêm họng
- Vi khuẩn và virus là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh viêm họng trẻ em. Vì vậy, trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là bàn tay. Bố mẹ cũng nên nhắc trẻ không cho tay và các đồ chơi vào miệng.
- Với người lớn cũng cần vệ sinh cơ thể cẩn thận, vì khi tiếp xúc với trẻ vi khuẩn có thể lây truyền sang bé theo bất cứ cách nào. Đặc biệt vệ sinh bàn tay bằng xà phòng sau mỗi lần thay tã, bỉm cho bé. Với trẻ đang ăn dặm, tốt nhất bố mẹ nên sắm dụng cụ nấu ăn, bát thìa muỗng riêng cho trẻ, tránh dùng chung với người lớn.
2. Biểu hiện
Khi mắc bệnh, trẻ đột ngột, sốt cao 39 - 40 độ C, kèm theo là ho, nghẹt mũi (một hoặc hai bên mũi), đau rát họng khiến trẻ quấy khóc nhiều, đối với trẻ nhỏ thì bỏ ăn, bú ít... Các trẻ lớn có biểu hiện đau đầu, đau họng (nuốt đau), nghẹt mũi, ù tai, rát họng. Một số trẻ kêu bị đau nhức trong tai, kèm theo đó là chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan, trẻ mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn....
Viêm họng cấp nếu không được điều trị rất dễ gây biến chứng như viêm amidan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm hạch mủ, VA quá phát (trẻ nhỏ) và nguy hiểm nhất là nhiễm khuẩn huyết.
3. Phòng ngừa viêm họng cho trẻ
- Chúng ta biết viêm họng là bệnh có thể do virus gây ra. Bởi vậy, các bậc phụ huynh nên tập cho con thói quen vệ sinh bàn tay sạch sẽ, tránh việc vi khuẩn theo thói quen mút tay của trẻ mà vào khoang miệng. Với các bé đã đến tuổi ăn dặm thì không nên dùng chung dụng cụ nấu ăn của nguời lớn cho bé.
-Tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nuớc muối loãng cũng rất tốt bởi nó giúp loại bỏ phần nào vi khuẩn gây bệnh có trong bàn chải
- Giữ môi trường sống vệ sinh. Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc, khói than, lông chó mèo, ... để tránh kích ứng hệ hộ hấp của bé.
- Sử dụng điều hòa nhiệt độ một cách hợp lý. Không nên để nhiệt độ quá thấp (nên để ở mức 24 - 26 độ C), không để trẻ nằm ở nơi có luồng gió trực tiếp thổi vào. Vệ sinh điều hòa thường xuyên.
- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: việc bạn đưa trẻ từ môi trường nóng sang môi trường lạnh một cách đột ngột có thể khiến bé bị đau họng hoặc bị cảm. Do đó, trước khi đưa trẻ từ trong phòng có điều hòa nhiệt độ ra bên ngoài, hoặc từ ngoài trời nóng vào phòng có điều hòa, bạn nên cho trẻ sang một phòng khác có quạt mát khoảng 10 - 15 phút.
- Không để quạt thốc trực tiếp vào mặt trẻ mà nên hướng quạt về phía chân của trẻ để tránh trẻ bị viêm họng.
- Không tắm cho trẻ sau khi trẻ vừa vận động hoặc ra nhiều mồ hôi để tránh cảm lạnh do thay đổi thân nhiệt đột ngột.
- Không cho trẻ uống nước quá lạnh, hay ăn nhiều kem, uống nước đá.
Theo www.phunutoday.vn
"Nhận dạng" vết cắn côn trùng bằng những cách cực đơn giản nhất Vết cắn của hầu hết các loài côn trùng đều có thể truyền bệnh nguy hiểm, vì vậy bạn cần nhận dạng vết cắn côn trùng nguy hiểm nhất để có các bước xử lý tránh gây ra biến chứng nguy hiểm. Không phai luc nao cung "băt qua tang" tai trân môt con bo nao đo đang căn, đôt, chich lên da...