2 cách nấu lẩu sườn sụn chua cay và kim chi thơm ngon mê say
Lẩu, phải ăn cùng nhiều người thì mới vui, nhưng không phải ai cũng biết cách làm cho món lẩu trở nên hấp dẫn và có hương vị mới lạ khi thưởng thức. nấu lẩu với sườn sụn chua cay và kim chi ngon mê say, đổi món cho chuỗi ngày cuối tuần ra sao nhé!
Nguyên liệu làm Lẩu sườn sụn chua cay
Sườn heo 300 gr (có phần sụn)
Bao tử heo 300 gr
Dồi trường 300 gr
Nấm 500 gr (tùy loại)
Nước dừa tươi 1 trái
Sả 5 cây
Gừng 50 gr
Ớt hiểm 7 trái
Tiêu xanh 50 gr
Hành tím bào 100 gr
Rau ăn kèm 500 gr (tùy sở thích)
Hành tím củ 50 gr
Cách chọn nguyên liệu để nấu lẩu sườn sụn chua cay ngon
Cách chọn bao tử ngon
Nên lựa bao tử màu hồng tươi, không có vết bầm tím, không viêm loét, không bị căng phồng. Tránh mua dạ dày đông lạnh vì sẽ mất đi độ giòn của bao tử
Bạn nên dùng tay ấn thử vào bao tử, thấy có tính đàn hồi ngay, có chất dịch bên ngoài nhưng không nhớt tay, thì có thể chọn.Quan sát bao tử có độ dày, phần lòng trong của bao tử nguyên vẹn, không có nốt sần hay hạt cứng thì có thể mua.
Cách chọn mua dồi trường ngon
Dồi trường tươi thường có màu sáng, dùng tay ấn thấy có độ đàn hồi và không có nước nhầy chảy ra đồng thời khi ngửi không có mùi khó chịu
Nên chọn loại bé, ống ruột căng và tròn, màu trắng hồng, chất dịch bên trong màu trắng sữa để tránh trường hợp ruột bị đắng. Các phần to, mỏng, dẹp, chất dịch bên trong màu vàng thuờng là loại không được non khi ăn sẽ bị dai và đắng.
Cách chế biến Lẩu sườn sụn chua cay
1
Luộc bao tử và dồi trường
Bao tử và dồi trường mua về, bạn dùng muối và gừng đập dập (hoặc rượu trắng), chà sát và lộn trái để làm sạch nhớt, mùi hôi của chúng. Sau đó, bạn đem rửa lại với nước sạch. Cứ lặp lại quy trình này cho đến khi bạn thấy chúng bớt nhớt và hôi.
Tiếp đó, bạn đun nước sôi cho vài lát gừng (hoặc gừng đập dập), hành tím lát, 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng canh đường và 2 muỗng canh giấm gạo để luộc bao tử và dôi trường cho đến khi nào có độ mềm theo sở thích của bạn.
Cuối cùng, vớt ra để vào chén nước đá để giữ được độ giòn và trắng của bao tử, dồi trường.
Ngoài ra, phần sườn non khi mua, bạn có thể nhờ người bán chặt khúc và chỉ cần rửa sơ với nước muối, nước sạch, để ráo trước khi chế biến.
Video đang HOT
2
Sơ chế các loại rau củ
Các loại rau củ sau khi được sơ chế và rửa sạch, bạn tiến hành như sau:
Ớt: đập dập sao cho còn nguyên trái.Thơm: cắt lát có độ dày khoảng 0.5cm, có hình rẻ quạt.Sả cây: đập dập rồi cắt từng khúc dài 3cm.Hành lát: cắt khúc dài 3cm.Tiêu xanh: lấy hạt tiêu và đập dập (chứ không giã nhuyễn).Rau ăn kèm lựa chọn tùy theo sơ thích của gia đình: rau muống, cải bẹ xanh, hoa chuối, kèo nèo,… Mua về nhặt sạch những lá sâu, dập sau đó ngâm nước muối 10 phút rồi rửa sạch.
3
Xào sườn non
Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào nồi, để phi thơm hành tím, tiêu xanh, sả và ớt, rồi mới cho phần thơm cắt lát, xào đều tay.
Sau đó, cho hết phần sườn sụn (đã sơ chế) cùng với 1/2 muỗng canh ớt sa tế, 1/2 muỗng canh đường và 1 muỗng cà phê ớt bột, xào cho đến khi sườn săn lại.
4
Nấu nước lẩu
Bạn cho vào nồi sườn non xào 1 trái nước dừa tươi, 1 muỗng canh nước lọc, 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh đường, 3 muỗng canh nước mắm và 2 muỗng cà phê bột ngọt, khuấy đều và nấu với lửa vừa (hoặc nhỏ) để cho phần sườn heo mềm theo ý muốn của bạn.
Cuối cùng, bạn cho thêm 5 muỗng canh giấm gạo trước khi tắt bếp để tạo vị chua nhẹ cho nước lẩu.
Trong khi đó, bạn cắt bao tử và dồi trường thành miếng vừa ăn.
5
Hoàn thiện món ăn
Bạn có thể múc nước lẩu sang nồi lẩu điện, rắc thêm ít hành lá cắt khúc và tiêu xanh. Bày các loại rau, nấm ăn kèm với bún, bánh phở tươi hoặc mì gói tùy theo sở thích.
Lẩu sườn sụn chua cay có vị béo giòn sần sựt của sườn heo sụn, dai dai của bao tử và dồi trường, kết hợp với vị nước ngọt thanh và chua nhẹ. Đây là món lẩu không thể thiếu trên bàn tiệc vào những ngày trời nắng nóng bạn nhé!
2. Lẩu sườn sụn kim chi
Nguyên liệu làm Lẩu sườn sụn kim chi
Sườn sụn 500 gr (hoặc sườn non)
Xương heo 300 gr (gà)
Kim chi 500 gr
Nấm hương 300 gr
Nấm kim châm 300 gr
Tàu hũ trắng khuôn 200 gr
Tỏi 10 gr
Cách chọn nấm ngon để làm món ăn
Cách chọn nấm hương ngon
Nên chọn mũ nấm to, có màu nâu, loại nấm tươi (chứ không phải khô để ăn có vị ngọt hơn).Không xuất hiện vết xước trên mũ nấm, không có mùi hôi, dập nát.
Cách chọn nấm kim châm ngon
Nên chọn mua nấm tại các cửa hàng hoặc siêu thị uy tín để đảm bảo chất lượng.
Luôn xem thời hạn sử dụng trên bao bì nấm để đảm bảo an toàn và không bị ngộ độc.Chọn mua nấm còn tươi, không bị dập nát, gốc nấm không bị tách hoặc bở ra, nhất là quan sát thấy nấm không có xuất hiện nước nhờn.
Cách chế biến Lẩu sườn sụn kim chi
1
Hầm nước dùng
Rửa sạch xương heo (hay xương gà), rồi bạn đem hầm xương với nước để lấy nước dùng khoảng 1.5 lít.
Ngoài ra, phần sườn sụn, sau khi rửa sạch với nước và chặt khúc vừa ăn, bạn có thể hầm chung với nước dùng để làm tăng thêm vị ngọt cho nước dùng và làm phần sườn sụn được mềm hơn khi nấu lẩu sườn kim chi.
Hầm xương từ 2 – 3 tiếng thường xuyên vớt bọt để nước dùng được trong. Sau thời gian luộc đem lược để lấy phần nước dùng trong.
2
Sơ chế nguyên liệu
Bạn lần lượt sơ chế các nguyên liệu như sau:
Nấm hương: rửa sạch, cắt bớt chân dơ của nấm và nếu to thì bạn có thể cắt đôi.Tàu hũ trắng: cắt miếng to.Nấm kim châm: loại bỏ phần chân dơ, rửa sạch, để ráo.
3
Xào kim chi
Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào nồi để phi thơm tỏi (đập dập), rồi bạn mới cho một ít kim chi vào xào đều tay.
4
Nấu nước lẩu
Cho hết phần nước dùng (hầm xương) vào nồi xào kim chi, và nêm thêm 1/2 muỗng canh ớt bột, 1/2 muỗng canh muối, 1 muỗng canh đường và 1 muỗng canh hạt nêm, khuấy đều.
Tiếp theo, bạn cho phần sườn sụn và kim chi (còn lại) vào nồi, khuấy đều và nêm nếm lại theo khẩu vị của bạn.
5
Thành phẩm
Lẩu sườn sụn kim chi nhìn trông bắt mắt bởi màu sắc đỏ của ớt bột và nhất là vị chua chua của kim chi. Sườn sụn ăn sần sần, beo béo rồi còn thưởng thức với đậu hũ trắng mềm mịn, vị ngọt của nấm hương. Khi ăn lẩu, bạn nên dùng kèm với mì gói thay vì bún sẽ ngon hơn.
Lẩu sườn chua cay
Cách nấu lẩu ngon "hít hà" bên nồi Lẩu Sườn Chua Cay thơm nồng, hấp dẫn còn gì tuyệt vời hơn nữa!
NGUYÊN LIỆU
Sườn heo (chọn phần sụn): 300g
Bao tử heo: 300g
Dồi trường: 300g
Nước dừa tươi: 1 trái
Sả cây: 5 cây
Ớt hiểm: 7 trái
Tiêu xanh: 50g
Thơm: 1/4 trái
Hành tím bào: 100g
Hành tím củ, gừng: 100g
RAU NÊM: Rau quế.
ĂN KÈM: Bún, nấm rơm, nấm bào ngư, nấm linh chi nâu, cà rốt tỉa bông, bông kim châm, hành lá.
Gia vị: Dầu ăn, muối, ớt bột VN (loại có vẩy), đường, nước mắm, ớt sa tế
Bột ngọt
Giấm gạo lên men Ajinomoto
SƠ CHẾ
Sườn non chặt miếng vừa ăn. Bao tử heo, dồi trường rửa sạch để ráo.Sả cây, ớt hiểm, tiêu xanh đập dập. Thơm cắt rẻ quạt.
THỰC HIỆN
Luộc bao tử : Đặt nồi nước lên bếp, cho vào 1m muối, 1/2M đường, hành tím củ, gừng, 2M Giấm gạo lên men LISA rồi cho bao tử, dồi trường vào luộc chín mềm, vớt ra để ráo, cắt miếng vừa ăn. Nấu Lẩu : đun nóng dầu, cho hành tím, ớt hiểm, sả cây, tiêu xanh vào xào thơm, cho sườn non và thơm vào xào nhanh tay, nêm 1m ớt sa tế, 1m ớt bột, nước dừa tươi và 1L nước lọc vào nấu sôi, vớt bọt, nêm 1m muối, 2M đường, 3M nước mắm, 2m Bột ngọt AJI-NO-MOTO, nấu với lửa vừa cho sườn non chín mềm, nêm thêm 5M Giấm gạo lên men LISA rồi tắt lửa.
CÁCH DÙNG
Thưởng thức: Múc nước dùng qua nồi lẩu, cho bao tử, dồi trường, nấm, rau quế và các loại rau vào, ăn kèm bún tươi và nước mắm ớt.
MÁCH NHỎ
Cho giấm vào nước luộc để bao tử, dồi trường trắng và giòn hơn. Chọn phần sườn sụn nhiều thịt để nấu lẩu sẽ ngon hơn. Cho Giấm gạo lên men LISA vào sau cùng để tạo vị chua thanh cho món ăn.
Cách làm bao tử hầm tiêu xanh siêu nhanh bằng nồi áp suất Những ngày trời mưa thế này, cả gia đình quây quần bên nhau cùng thưởng thức món bao tử hầm tiêu xanh thơm ngon, nóng hổi thì còn gì tuyệt vời hơn. Hãy cùng vào bếp và thực hiện ngay món ăn siêu hấp dẫn này nhé! Nguyên liệu làm Bao tử hầm tiêu xanh Bao tử heo 700 gr Tiêu xanh 200...