2 cách luộc bao tử heo giòn ngon, không bị hôi dai không phải bà nội trợ nào cũng biết
Bao tử heo là phần nội tạng ngon, có thể sáng tạo thành nhiều món đặc sắc. Tuy nhiên, nó lại là bộ phận khó chế biến, nếu không biết sơ chế đúng cách thì bao tử sẽ bị dai và hôi. Các bà nội trợ hãy thử ngay 2 cách luộc bao tử heo giòn ngon khó cưỡng sau đây nhé!
1. Luộc bao tử heo thế nào cho giòn ngon?
Để có một món bao tử heo luộc ngon, trước hết bạn phải chọn bao tử heo tươi và đảm bảo chất lượng. Bao tử phải có màu hồng tươi, không bị bậm tím, không viêm loét, không bị căng phồng. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh mua bao tử đông lạnh bởi nó sẽ không còn độ giòn.
Cách 1: Luộc bao tử heo theo công thức 3 sôi 4 lạnh
Bước 1: Nguyên liệu và dụng cụ cần có:
- 300 – 500 gram bao tử heo
- Đá lạnh
- Nước
- Bếp gas, nồi, thìa,..
Bước 2: Sơ chế bao tử heo thật sạch
- Lộn trái bao tử heo rửa trực tiếp với nước.
- Tiếp tục cho muối vào, chà xát mạnh tay để tiếp tục làm sạch bao tử, để bao tử ra hết nhớt. Sau đó rửa sạch lại với nước.
- Vắt vài miếng chanh và chà xát với bao tử trong 10 phút để làm sạch lại một lần nữa. Sau đó tiếp tục rửa sạch lại với nước.
Bước 3: Sau khi đã sơ chế bao tử heo thật sạch thì để ráo. Sau đó đun một nồi nước thật sôi sau đó thả bao tử ào. Lưu ý nồi phải nhiều nước, ngập toàn bộ miếng bao tử, có vậy bao tử mới giòn, trắng, ngon được.
Video đang HOT
Bước 4: Đợi nước sôi lăn tăn thì vớt dạ dày ra, nhúng vào bát nước đá sao cho nước ngập mặt bao tử.
Bước 5: Đợi bao tử nguội, tiếp tục cho vào nồi nước đang sôi, đợi đến khi sôi lăn tăn lại vớt ra làm giống như lần đầu tiên. Cứ làm tương tự thêm 1-2 lần nữa là được. Lưu ý, ở lần cuối cùng, bạn nên pha nước đá với một ít chanh và dấm, sẽ giúp bao tử trắng và mềm hơn.
Bước 6: Để nguội bao tử, cắt miếng vừa ăn và bày ra đĩa là có thể thưởng thức.
Cách 2: Luộc bao tử heo theo kiểu truyền thống
Bước 1: Nguyên liệu và dụng cụ cần có:
- 300 – 500 gram bao tử heo
- Gia vị: Muối, rượu
- Đá lạnh
- Dụng cụ: bếp gas, nồi đũa,…
Bước 2: Sơ chế heo cho thật sạch với muối và chanh như đã trình bày ở cách 1. Sau đó cho bao tử vào nồi ngập nước. Cho thêm 1 thìa muối, 1 củ gừng hoặc xả đập dập, 1 thìa dấm, 1 ít rượu vào để bao tử thơm ngon và thấm gia vị trong quá trình đun.
Bước 3: Đậy vung đun khoảng 20 phút. Để kiểm tra độ chín của bao tử, bạn dùng đũa xiên thử, thấy mềm là được. Bao tử khi được luôn chín thì vớt ra, ngâm vào bát nước đá để tạo độ giòn.
Bước 4: Để nguội bao tử heo rồi cắt miếng vừa ăn và bày ra đĩa, trang trí thêm bằng rau thơm là có thể thưởng thức. Món này nên chấm cùng nước mắm sẽ hấp dẫn hơn.
2. Cách pha nước chấm cho món bao tử heo luộc
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Nước mắm ngon
- 1 quả chanh
- Đường trắng
- Tỏi
- Vài quả ớt
- 1 nhánh gừng nhỏ
Cách pha:
Bước 1: Ớt bỏ hạt, xắt nhỏ. Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ. Gừng tươi cũng vậy.
Bước 2: Cho 5 thìa mắm, 2 thìa nước cốt chanh và 1 thìa đường trắng vào bát nhỏ, khuấy đều.
Bước 3: Cho gừng, ớt, tỏi vào hỗn hợp trên. Sau đó nêm nếm thử để điều chỉnh cho vừa ăn.
Yêu cầu thành phẩm: Nước chấm có màu đỏ cam tươi tắn, sánh quyện với vị ngọt dịu, chua nhẹ và cay nồng.
Ngoài chấm với nước mắm ra thì món bao tử heo luộc cũng có thể ăn kèm bún và rau sống sẽ rất hấp dẫn.
Phá lấu khìa nước dừa
Phá lấu khìa (hầm) nước dừa là món ăn quen thuộc của người dân phương Nam, có mùi vị hấp dẫn, màu sắc đẹp mắt.
Nguyên liệu:
- 1/2 bao tử heo
- 1/2 cái tai heo
- 1 cái lưỡi heo
- 200 gr phèo (ruột)
- 1 trái dừa xiêm
- Rượu mai quế lộ hoặc rượu trắng
- Giấm
- Bột ngũ vị hương
- Hành tỏi băm
- Mật ong
Cách làm:
Bước 1:
Bao tử lộn trái ra, cho bột mì vào bóp thật kỹ, rửa lại cho hết bột bám rồi thêm muối, giấm hoặc chanh chà bóp và rửa thật sạch với nước nhiều lần đến khi bao tử không còn nhớt. Phèo làm tương tự như bao tử. Tai heo cạo sạch và ngâm qua nước muối và giấm rồi rửa lại với nước nhiều lần. Lưỡi heo cạo sạch, rửa qua giấm và rồi rửa sạch.
Bước 2:
Cho nồi nước lên bếp nấu, nước sôi cho ít muối, rượu trắng và gừng đập dập vào, sau đó cho bao tử và tai heo vào chần. Vớt ra ngâm vào nước lạnh cho trắng giòn, lúc này bao tử và tai heo rất thơm.
Bước 3:
Cho tất cả nguyên liệu vào tô rồi cho 1 muỗng canh hành tỏi băm cùng 2 muỗng cà phê hạt nêm, đường cát vàng, rượu mai quế lộ, 2 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh dầu hào, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng cafe bột ngọt xong trộn đều lên và ướp trong khoảng 2 tiếng cho thấm gia vị.
Bước 4:
Làm nóng 2 muỗng canh dầu ăn trong chảo rồi cho 1 muỗng canh hành tỏi băm còn lại vào phi vàng, sau đó cho tô nguyên liệu đã ướp vào xào săn rồi đổ nước dừa và 1 muỗng canh mật ong vào, hạ nhỏ lửa và đậy nắp lại, khìa (hầm) đến khi bao tử, tai heo chín mềm và nước dừa cạn sền sệt chuyển sang màu vàng nâu nhưng vẫn giòn không nát thì tắt bếp. Trong lúc khìa, nhớ nêm nếm lại gia vị cho vừa với khẩu vị và bạn cũng nên đảo, trở miếng thịt cho thấm đều gia vị.
Bước 5:
Đem phá lấu ra thái lát vừa ăn rồi rưới phần nước phá lấu lên. Ăn kèm kim chi hoặc dưa leo rau răm. Kim chi xem cách làm tại đây.
Thành phẩm:
Món ăn có phần nước sền sệt màu cánh gián rất đẹp mắt. Phá lấu giòn thơm, hương vị thì đậm đà, ăn cùng với bánh mì hoặc cơm nóng.
Rửa xương bằng nước nóng hay lạnh trước khi hầm để nước trong và đây là mẹo của đầu bếp Ngoài ra, việc cho muối vào ngay từ lúc hầm hay sau khi hầm xong cũng quyết định việc làm trong nước xương hầm, chị em nên biết. Hầm xương để nấu canh, làm nước dùng hoặc đơn giản là để thưởng thức xương là điều chị em nội trợ thường xuyên làm. Xương hầm ngon ngọt, bổ dưỡng, nhiều canxi tốt cho...