2 cách làm thịt kho trứng ngon, đậm đà đưa cơm
Thịt kho trứng đậm đà, đưa cơm mẹ đảm làm cả nhà ai cũng mê tít. Cùng Bếp tham khảo ngay 2 cách làm trứng kho thịt “đỉnh của chóp” vừa dễ làm hương vị lại thơm ngon ngay sau đây nhé.
1. Cách làm thịt kho trứng ngon
Trứng thịt kho có rất nhiều cách làm khác nhau. Người thêm nước dừa, người lại chọn kho với nước lọc thông thường. Vậy cách làm thịt kho trứng nào mới ngon và tròn vị nhất? hãy thử ngay 2 công thức siêu đơn giản dưới đây.
Khác với cách kho thường, món trứng thịt kho có thêm nước dừa sẽ thơm, ngọt và béo ngậy hơn rất nhiều.
a) Nguyên liệu làm thịt kho trứng nước dừa
Thịt lợn: 800g
Trứng gà: 6 quả
Dừa tươi: 1 quả
Tỏi, hành tím
Ớt tươi
Dầu ăn, nước mắm, đường, mì chính, hạt nêm, muối
Mẹo hay: Thịt kho nên chọn phần thịt chân giò hoặc ba chỉ sẽ béo ngậy và ngon hơn, không bị khô như thịt nạc vai hay mông sấn.
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Thịt lợn mua về bạn đem rửa sạch rồi chần qua với nước sôi. Thao tác này sẽ giúp loại bỏ tất cả những chất bẩn còn bám trên thịt mà nước thường không thể làm sạch được.
Hành tím, tỏi bóc vỏ, ớt rửa sạch. Cho cả 3 nguyên liệu trên vào cối rồi đem giã cho nhuyễn.
Dừa tươi chắt lấy phần nước ở bên trong. Chú ý, để món thịt kho trứng không có cặn bẩn dính vào, bạn nên lọc nước dừa qua rây lọc nhé.
Mẹo hay: Nên cho vào nồi nước chần thịt 1 mẩu hành tím như thế thịt lợn sẽ thơm hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần ngâm thịt trong nước muối loãng chừng 5 phút, cách làm này sẽ giúp khử đi toàn bộ mùi hôi của thịt.
Bước 2: Luộc trứng, ướp thịt
Cho trứng vào một nồi nhỏ, thêm vào đây 1 thìa muối cùng nước lã rồi đun lên. Khi nước sôi bạn thả trứng gà vào luộc. Thời gian luộc trứng trung bình khoảng từ 5 – 10 phút.
Trứng chín, bạn vớt ngay ra bát nước lạnh sau đó bóc vỏ.
Phần thịt lợn đã sơ chế ở bước 1 đem thái miếng vừa ăn và cho vào bát tô. Nêm nếm vào đây 3 thìa nước mắm, 2 thìa đường, 1 thìa mì chính, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa hành tỏi ớt đã giã nhuyễn.
Dùng đũa trộn đều hỗn hợp để thịt ngấm gia vị. Ướp thịt trong khoảng từ 30 – 60 phút.
Bước 3: Tiến hành kho thịt
Bắc nồi sạch lên bếp rồi thêm 3 thìa dầu ăn. Khi dầu nóng, bạn bỏ 1 thìa đường vào rồi đun đến khi chuyển sang màu cánh gián thì trút thịt đã ướp vào.
Đảo thịt liên tục cho đến khi thịt săn thì trút nước dừa tươi vào. Điều chỉnh lửa vừa để thịt chín từ từ. Chú ý, nếu lượng nước dừa quá ít thì bạn nên thêm nước lọc để đảm bảo phần nước ngập mặt thịt.
Kho thịt trong thời gian 1.5 tiếng đến khi thịt chín mềm, đậm đà thì cho 6 quả trứng gà luộc đã bóc vỏ vào. Nấu thêm chừng 30 phút nữa thì tắt bếp.
Bước 4: Thành phẩm
Múc thịt kho trứng ra bát tô rồi chan thêm phần nước kho lên bên trên. Bạn nên ăn kèm với cơm nóng hoặc xôi.
Video đang HOT
Để không bị ngán khi ăn, bạn nên dùng kèm với dưa cải muối chua hoặc dưa chuột.
Món kho thịt trứng nước dừa ngon có màu sắc đẹp mắt. Phần thịt chín mềm, thơm ngấm gia vị. Trứng gà đậm đà, phần nước sốt sánh mịn, có vị ngọt thanh rất đặc trưng của nước dừa tươi.
1.2. Cách làm thịt kho trứng không nước dừa
Nếu là team không nước dừa thì bạn chắc chắn không thể bỏ qua cách làm trứng kho thịt ngay sau đây.
a) Chuẩn bị nguyên liệu cho món thịt kho trứng không nước dừa
Thịt lợn: 500gTrứng gà: 4 quảỚt, hành tím, tỏiChanh, hành láNước mắm, dầu ăn, đường, mì chính, hạt nêm, muối
b) Hướng dẫn làm thịt kho trứng không nước dừa
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Tương tự như kho thịt với nước dừa, ở cách làm này, bạn cũng đem thịt heo rửa sạch, ngâm nước muối loãng chừng 5 phút rồi chần qua nước sôi.
Đợi thịt nguội, bạn thái thịt thành từng miếng vừa ăn.
Trứng gà mua về luộc chín rồi bóc vỏ.
Hành lá rửa sạch. Hành tím, tỏi băm bóc vỏ, băm nhỏ. Ớt thái lát.
Bước 2: Ướp thịt
Lấy thịt lợn đã thái miếng cho vào 1 bát tô lớn. Nêm vào đây 3 thìa đường, 1 thìa mì chính, 3 thìa hạt nêm, 1 thìa nước cốt chanh, tỏi hành tím băm nhỏ.
Dùng đũa trộn đều để cho thịt ngấm gia vị. Ướp thịt trong thời gian chừng 30 phút là được.
Bước 3: Làm nước màu
Để thịt có màu sắc bắt mắt thì chắc hẳn không thể thiếu bước nấu nước màu.
Trước tiên, bạn bắc nồi lên bếp sau đó vặn lửa lớn. Thêm vào đây 1 thìa dâu ăn, 2 thìa đường. Đun cho tới khi đường chuyển sang màu nâu cánh gián thì trút phần thịt đã ướp vào xào chung.
Mẹo hay: Để nước màu đẹp, không bị khét, trong lúc đun đường bạn cần dùng đũa khuấy liên tục. Điều chỉnh lửa nhỏ để đường không cháy.
Bước 4: Kho thịt
Khi phần thịt xào với nước màu đã săn lại thì bạn thêm trứng gà sau đó đổ nước lọc vào.
Nêm nếm vào đây thìa nước mắm rồi đun sôi chừng 15 phút thì hạ lửa.
Đun cho tới khi nước trong nồi gần cạn, thịt chín, màu đều, đẹp mắt thì tắt bếp.
Mẹo hay: Đổ nước vào nồi thịt kho phải ngập bề mặt thịt. Tránh đổ quá nhiều nước, thời gian đun sẽ lâu mà thịt lại dễ bị nhừ. Nếu đổ quá ít thì thịt chưa kịp chín mềm đúng độ đã cạn nước.
Bước 5: Hoàn thành món thịt kho trứng không cần nước dừa
Múc trứng kho thịt ra bát rồi thêm hành lá thái nhỏ, vài lát ớt lên trên.
Thịt kho trứng ăn kèm với cơm nóng rất ngon.
Món thịt kho trứng nấu kiểu này vẫn rất ngon và đậm đà. Thịt mềm, ngấm gia vị cực kỳ bắt cơm. Trứng gà thơm ngon, không bị khô. Nước kho sánh sệt đậm vị.
2. Thịt kho trứng bao nhiêu calo? Ăn có bị béo không?
Thịt kho trứng bao nhiêu calo là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. Theo tính toán của các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình 1 bát trứng kho thịt đầy đủ sẽ có khoảng 600 calo. Nếu tiêu thụ hết chỗ thức ăn này, bạn bắt buộc phải dành ra 1 tiếng tập luyện để tiêu thụ lượng calo dư thừa.
Không chỉ chứa hàm lượng calo cao, đây còn là món ăn rất giàu dinh dưỡng. Một vài dưỡng chất không thể thiếu trong thịt kho trứng phải kể đến như: Lipid, chất béo không bão hòa đơn, axit béo bão hòa…
Nhìn bảng dinh dưỡng của món ăn có thể thấy, nếu thường xuyên ăn thịt kho trứng thì cân nặng của bạn sẽ tăng lên không ít đấy nhé.
Nếu là “tín đồ” của món ăn này và muốn sử dụng thường xuyên thì bạn nên:
Cân đối lượng calo trong mỗi bữa ăn.
Rèn luyện thể chất mỗi ngày để tiêu hao đi phần năng lượng dư thừa.
Bổ sung thêm các món giàu chất xơ như rau xanh, trái cây.
Kiểm soát đường, muối khi nêm nếm món ăn.
3. Thịt kho trứng để được bao lâu? cách bảo quản thịt ngon mà không bị mất chất
Nhiều gia đình có thói quen nấu đồ ăn dự trữ mỗi tuần. Một trong những món được chị em lựa chọn là trứng kho thịt. Thời gian bảo quản của món ăn này khá lâu, nếu để trong tủ lạnh có thể dùng trong suốt 1 tuần.
Có 2 cách bảo quản thịt kho trứng quen thuộc là giữ ở môi trường thường hoặc để trong tủ lạnh.
3.1. Để thịt kho trứng ở bên ngoài
Nếu bạn để trứng kho thịt ở bên ngoài thì thời gian bảo quản tối đa là 1 ngày. Tùy theo khí hậu của từng vùng miền, địa phương mà thời gian sẽ khác nhau. Thời tiết lạnh thì thịt kho trứng sẽ để được lâu hơn.
Bạn cần cân nhắc việc nấu thịt kho trứng với nước dừa hoặc nước cốt dừa. Bởi đây là nguyên nhân khiến thịt kho nhanh thiu hơn so với thông thường.
Bên cạnh đó, trong khi nấu, bạn nên vớt hết váng mỡ trên bề mặt nồi thịt ra. Tránh không đậy nắp vung như thế nước kho sẽ ngon và đảm bảo màu sắc đẹp.
Khi ăn, bạn múc ra từng phần riêng rồi hâm nóng. Trường hợp không ăn hết thì để phần thịt kho thừa ra bát nhỏ thay vì đổ trực tiếp vào nồi hoặc hộp thịt đang bảo quản.
Đừng quên để thịt ở nơi thoáng mát và không đậy nắp vung kín nhé.
3.2. Để thịt kho trứng trong tủ lạnh
Giống như nhiều món ăn khác, trứng kho thịt để trong tủ lạnh là cách bảo quản tốt nhất.
Sau khi nấu thịt kho xong mà chưa ăn ngay, bạn nên để cho thịt kho trứng nguội rồi trút vào hộp nhựa có nắp.
Đậy nắp hộp kín lại rồi đặt vào ngăn mát hoặc ngăn đông của tủ lạnh. Việc đậy nắp kín không chỉ giúp cho thịt giữ được hương vị, không bị ám mùi của những đồ ăn khác mà còn ngăn chặn được các loại vi khuẩn có hại xâm nhập làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thịt kho trứng nếu bảo quản trong ngăn đông của tủ lạnh thì thường được khoảng 1 tuần. Để sau thời gian này món thịt kho của bạn sẽ không còn ngon và đảm bảo được dinh dưỡng nữa.
Trên đây là 2 cách làm thịt kho trứng ngon và hướng dẫn bảo quản món ăn đúng chuẩn đảm bảo dinh dưỡng mà chị em nào cũng nên thuộc lòng. Chúc bạn thành công!
Món ngon Tết 3 miền, chỉ nghe đọc tên đã thấy 'ghiền'
Ngày Tết Nguyên đán mang giá trị văn hóa truyển thống, trong đó có những đặc trưng ẩm thực của mỗi vùng miền. Hãy cùng khám phá một số món ăn đặc trưng trong ngày Tết của 3 miền Bắc, Trung, Nam.
1. Miền Bắc tinh tế, hài hòa
Mâm cơm Tết truyền thống ở miền Bắc bao giờ cũng chú trọng hình thức và thể hiện sự phối hợp tinh tế, khéo léo, hài hòa giữa những món nước và món khô, giữa thịt và rau, đặc biệt là những món ăn giàu dinh dưỡng.
Luôn có mặt trong mâm cỗ bao giờ cũng có 6 món:
Bánh chưng xanh ,Dưa hành,Nem rán,Gà luộc,Thịt đông,Canh măng.
1.1 Bánh chưng, món ăn ngày Tết
Trong mâm cơm Tết truyền thống ở miền Bắc, bánh chưng là món ăn không thể thiếu. Bánh chưng là sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo, đậu xanh, tiêu cay nhẹ và mỡ heo béo ngậy đã tạo mang đến hương vị vô cùng đặc biệt.
1.2 Gà luộc
Theo quan niệm của người xưa, gà là biểu tượng cho sự cương trực, mạnh mẽ. Chính vì thế, chúng luôn có mặt trong hầu hết các bữa tiệc, không chỉ vì ý nghĩa dân gian mà đơn giản là vì độ ngon và dễ ăn của nó. Những miếng thịt gà có màu vàng tươi, dai, thơm thịt chấm với muối chanh ớt tạo nên một hương vị quen thuộc, gần gũi.
1.3 Nem rán
Nem rán là một món ăn độc đáo không thể thiếu trong mâm cơm Tết truyền thống ở miền Bắc và cũng là món ăn yêu thích của nhiều người Việt. Nhân nem được làm từ miến, mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt, giá đỗ, hành lá, thịt xay, trứng gà, gia vị... cuộn trong miếng bánh đa nem và rán thật giòn.
1.4 Thịt đông
Thịt đông là món ăn truyền thống, độc đáo và tinh túy của người Việt, đặc biệt với người miền Bắc. Món thịt đông dùng trong tiết trời lạnh giá lại trở nên ấn tượng hơn cả. Thịt đông ngon mềm, thanh mát nhưng không ngấy. Khi ăn thường được dùng chung với một ít của dưa hành, dưa kiệu.
1.5 Dưa hành
Dưa hành là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Chứa nhiều các lợi khuẩn probiotic, dưa hành muối có thể tăng cường lợi khuẩn cho các bữa ăn ngày Tết. Dưa hành giòn giòn, có vị chua nhẹ, không chỉ mang lại cảm giác ngon miệng cho người dùng mà còn góp phần đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.
1.6 Canh măng nấu chân giò
Bát canh măng khô nấu chân giò là món ăn truyền thống trong ngày Tết ở miền Bắc. Để nấu canh măng, những bà nội trợ khéo léo không dùng măng tươi mà dùng măng khô kết hợp với chân giò làm món chân giò bớt ngấy, ngược lại chân giò cũng làm cho măng khô không còn khô khốc nữa. Sự kết hợp đơn giản nhưng lại làm nên một món ăn tinh tế của người miền Bắc trong ngày đầu xuân.
2. Người miền Trung ăn gì vào ngày Tết cổ truyền?
2.1 Bánh tét
Nếu miền Bắc có món bánh chưng thì bánh tét là đặc sản ngày Tết của người miền Trung. Bánh tét được gói bằng lá chuối thay vì gói bắng lá dong như bánh chưng. Bánh có hai loại nhân là nhân mặn và nhân ngọt, bánh nhân ngọt chỉ có đậu xanh còn bánh nhân mặn có thêm thịt lợn. Bánh được gói thành hình trụ chứ không phải hình vuông như bánh chưng miền Bắc.
2.2 Dưa món
Dưa món là món ăn kèm không thể không kể đến trong ẩm thực ngày tết miền Trung. Dưa món cũng là món "chống ngán" hiệu quả, thường dùng ăn kèm với bánh chưng, bánh tét hay cơm. Có thể làm dưa món từ các loại củ quả như: su hào, cà rốt... Cách làm dưa món không khó, nhưng đòi hỏi sự chuẩn bị cẩn thận và tỉ mỉ để có thành phẩm hoàn hảo từ hương vị, màu sắc cho đến độ giòn.
2.3 Bắp bò kho mật mía
Bắp bò kho mật mía có vị thơm dịu hoà quyện cùng vị cay cay của gừng, sả, quế, tiêu và ớt, vị ngọt tự nhiên của bắp bò tạo nên một món ăn rất hấp dẫn trong những ngày Tết.
2.4 Thịt lợn ngâm nước mắm
Thịt lợn ngâm nước mắm được xem là thức ăn đặc sản trong các món ngon ngày Tết miền Trung. Với người dân miền Trung, ngày Tết bên cạnh đôi bánh tét, dưa món, nhất định phải có thêm hũ thịt ngâm nước mắm. Nếu thiếu hương vị ngòn ngọt, mặn mặn của món ăn này, mâm cơm ngày Tết dường như không còn đầy đủ và trọn vẹn. Thịt ngâm nước mắm có vị mặn ngọt, rất dễ kết hợp với nhiều món ăn khác nhau.
2.5 Giò bò
Giò bò miền Trung có điểm khác so với 2 miền Nam, Bắc là có nhiều tiêu sọ nên rất thơm. Giò bò miền Trung sử dụng hoàn toàn thịt bò để làm, không thêm bất kì nguyên liệu nào khác để trợ vị nên rất đậm vị bò. Một điểm đặc biệt là thịt bò dùng làm giò thường phải có ít mỡ để thành phẩm mềm hơn.
3. Hương vị gia đình trong món ăn Tết miền Nam
3.1 Bánh tét
Bánh tét có ý nghĩa sự đùm bọc lẫn nhau và biết ơn cha ông là món bánh phổ biến trong ngày Tết cổ truyền ở miền Nam. Bánh tét miền Nam được biến tấu với nhiều loại nhân ngọt và nhân mặn như đậu, chuối, thịt mỡ, lạp xưởng, trứng muối... Một đòn bánh tét chuẩn miền Nam phải được gói bằng lá chuối, vuông vức, chắc và nhân nằm ở giữa.
3.2 Thịt kho trứng
Thịt kho trứng có ý nghĩa trên thuận dưới hòa, giàu sang phú quý, có thể gọi với nhiều cách như thịt kho tàu, thịt kho riệu, thịt kho nước dừa. Hầu hết các gia đình đều kho một nồi thịt kho lớn để ăn dần trong ngày Tết vì phong tục không nấu nướng vào những ngày đầu năm.
3.3 Canh khổ qua nhồi thịt
Người miền Nam ăn canh khổ qua nhồi thịt với mong muốn cái "khổ" của năm cũ sẽ nhanh chóng "qua" đi, bắt đầu một năm mới thật suôn sẻ và hạnh phúc. Hơn nữa ngày Tết mọi người thường ăn các món có nhiều dầu mỡ thì món canh khổ qua nhồi thịt sẽ giúp đỡ ngán hơn rất nhiều
3.4 Gỏi gà xé phay
Gỏi gà xé phay sẽ là một món ăn không thể thiếu trong bữa cơm ngày Tết. Món ăn này có vị chua ngọt dễ ăn lại chứa nhiều chất dinh dưỡng. Ngày Tết khi đã ngấy ngán các món ăn nhiều đạm thì gỏi gà xé phay là một sự lựa chọn hoàn hảo.
3.5 Củ kiệu trộn tôm khô
Món củ kiệu trộn tôm khô chính là một món ăn ngày tết miền Nam mà nhiều người yêu thích. Với vị chua của dưa kiệu cùng vị thơm ngọt của tôm đất làm người ăn càng nhai càng cảm thấy bùi. Kết hợp cùng bánh tét sẽ là một món ngon hết ý mà ai cũng phải thích mê. Chính vì vậy mà người miền Nam cực kỳ yêu thích món ăn này.
Gợi ý thực đơn các món ăn ngày Tết đậm vị miền Nam Thịt kho trứng dùng kèm dưa cải muối chua chấm nước thịt kho, thêm tô canh khổ qua và một đĩa tôm khô củ kiệu là những món ăn ngày Tết đặc trưng miền Nam. Mâm cơm với 4 món ăn ngày Tết truyền thống của miền Nam, thật đơn giản nhưng thấm đẫm tinh thần cha ông từ ngàn xưa, mong cho...