2 cách làm gỏi cuốn thịt bò nướng và xào sả hấp dẫn lạ miệng
Gỏi cuốn thịt bò nướng và gỏi cuốn thịt bò xào sả với màu sắc bắt mắt cùng hương vị thơm ngon độc đáo sẽ giúp làm phong phú bữa ăn gia đình. Cùng vào bếp để bắt tay thực hiện ngay món gỏi hấp dẫn này nhé!
Nguyên liệu làm Gỏi cuốn bò nướng
Thịt thăn bò 350 gr
Bánh tráng 10 cái
Rau xà lách 50 gr
Dưa leo 100 gr
Cà rốt 100 gr
Húng lủi 10 gr
Hành lá 10 gr
Ngò rí 10 gr
Nước tương 125 ml
Dầu mè 1/2 muỗng canh
Rượu Sake 2 muỗng canh
Rượu mirin 2 muỗng canh
Đường 3 muỗng canh
Ớt bột Hàn Quốc 1/2 muỗng canh
Mè trắng rang 1 muỗng canh
Tiêu xay 1 muỗng cà phê
Táo băm nhỏ 1/4 quả
Tỏi băm nhỏ 1/2 muỗng cà phê
Gừng băm nhỏ 1 muỗng cà phê
Giấm 1 ít Muối 1 ít
Cách chọn mua táo tươi ngon
Nên chọn táo màu sắc tươi, có vỏ bóng, khi sờ không có cảm giác nhám. Nếu thích ăn táo ngọt, bạn có thể chọn những quả thẫm màu, có hạt trắng nhỏ li ti.Cuốn táo tươi mới, gắn chặt vào quả.Không nên chọn táo bị xỉn màu, dập nát hoặc bị sâu.
Dụng cụ thực hiện
Bếp nướng điện, chén bát, dao thớt,…
Cách chế biến Gỏi cuốn bò nướng
1
Sơ chế thịt bò
Thịt bò khi mua về thì rửa sạch với nước lạnh, sau đó ngâm với giấm trong vài phút để khử mùi tanh. Rửa sạch lại với nước sau khi ngâm rồi dùng giấy thấm nước làm ráo thịt bò.
Dùng dao cắt phần thịt bò thành từng miếng nhỏ độ dày khoảng nửa lóng tay, bề mặt rộng khoảng 2 lóng tay
2
Pha sốt nướng
Cho vào tô 125ml nước tương, 1/2 muỗng canh dầu mè, 2 muỗng canh rượu Sake, 2 muỗng canh rượu mirin, 3 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh ớt bột Hàn Quốc, 1 muỗng canh mè trắng rang, 1 muỗng cà phê tiêu xay, 1/4 quả táo băm nhỏ, 1/2 muỗng cà phê tỏi băm nhỏ, 1 muỗng cà phê gừng băm nhỏ. Trộn đều hỗn hợp.
3
Ướp thịt
Xếp thịt bò một lớp ra đĩa, sau đó rưới đều 1/2 phần sốt ướp lên trên bề mặt thịt bò, không cần đảo.
4
Sơ chế các loại rau củ
Cà rốt bạn rửa sạch, gọt vỏ và bào sợi nhỏ.
Rau xà lách, rau húng lủi, ngò rí nhặt bỏ rau hư, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 10 phút vớt ra, rửa sạch lại với nước và để ráo.
Dưa leo bạn rửa sạch, cắt thành những sợi nhỏ.
Hành lá rửa sạch, đầu hành (phần màu trắng) cắt thành sợi nhỏ, phần lá xanh cắt nhỏ
Mách nhỏ: Phần hành trắng cắt sợi, bạn ngâm vào tô nước đá, pha tí muối cho hành cong và giòn hơn.
5
Nướng thịt
Làm nóng bếp nướng, quét 1 lớp dầu ăn lên trên bề mặt bếp, sau đó xếp thịt lên nướng tầm 5 phút cho thịt chín đều cả 2 mặt.
Mách nhỏ: Thịt thăn bò mềm và dễ chín, bạn nên điều chỉnh lò nướng ở nhiệt độ trung bình để miếng thịt chín đều và không bị cháy.
6
Cuốn gỏi
Bạn lấy 1 cái bánh tráng nhúng vào thau nước khoảng 5 giây và đặt bánh lên tấm thớt sạch hoặc đĩa lớn. Bạn lần lượt cho rau xà lách, thịt bò nướng, cà rốt, dưa leo, húng lủi, hành lá sợi và hành cắt nhỏ, gấp 2 bên bánh lại. Sau đó từ từ cuộn tròn bánh lại.
Mách nhỏ: Bạn không nên cho bánh tráng vào nước quá lâu vì sẽ khiến bánh bị nhũn khi cuốn sẽ gặp khó khăn và thành phẩm không được đẹp.
Video đang HOT
7
Thành phẩm:
Món gỏi cuốn thịt bò nướng vô cùng dễ thực hiện nhưng không kém phần thơm ngon, hấp dẫn, đặc biệt là chấm với nước chấm đã trộn sẽ làm tăng thêm hương vị của món ăn.
2. Gỏi cuốn bò xào sả
Nguyên liệu làm Gỏi cuốn bò xào sả
Thịt thăn bò 300 gr
Rau xà lách 100 gr
Bánh tráng 10 cái
Dưa leo 100 gr
Hành lá 10 gr
Ớt đỏ 1 quả
Húng lủi 10 gr
Bún gạo 100 gr
Sả băm 2 muỗng canh
Hành tím 1 củ (cắt lát) Tỏi 3 tép (băm nhỏ)
Đường nâu 1 muỗng canh (đường trắng)
Nước mắm 1 muỗng canh
Dầu ăn 1 muỗng canh
Cách chọn dưa leo ngon
Bạn có thể chọn mua những quả dưa leo có màu xanh tươi sáng, đều màu, nguyên vẹn.Nên chọn những quả có dáng thẳng, thuôn dài, không bị cong là dưa leo đặc ruột, ngọt và giòn hơn những quả có kích thước không đều nhau.Tránh chọn mua những quả có nốt sần, cầm lên thấy nhẹ và quá mềm. Nên chọn những quả có kích thước vừa tay, cầm lên thấy nặng, vỏ mịn là được.
Cách chế biến Gỏi cuốn bò xào sả
1
Sơ chế các loại rau cuốn
Dưa leo đem cắt thành các miếng dài nhỏ khoảng 1 ngón tay.
Hành lá: phần đầu hành (màu trắng) cắt thành các sợi dài mỏng, phần đầu xanh cắt khúc khoảng 1 ngón tay.
Ớt đỏ cắt thành các lát mỏng.
Rau xà lách, húng lủi bạn đem nhặt bỏ các lá úa và sâu rồi đem rửa sạch. Rau xà lách cắt khúc khoảng 2 lóng tay.
2
Trụng bún
Bắc một nồi nước sôi lên bếp, cho bún vào nồi trụng trong 5 phút. Khi bún chín vớt ra ngâm vào tô nước lạnh khoảng 4 phút, sau đó vớt ra rổ để ráo nước. Khi bún ráo dùng kéo cắt nhỏ bún.
3
Pha sốt xào
Cho vào tô 1 muỗng canh đường nâu, 1 muỗng canh nước mắm và một muỗng canh nước, dùng muỗng hòa tan hỗn hợp.
4
Sơ chế thịt bò
Thịt bò mua về rửa sạch, cắt thớ thành miếng mỏng vừa ăn.
5
Xào thịt bò
Làm nóng chảo trên lửa vừa, sau đó cho 1 muỗng canh dầu ăn vào, tiếp theo cho phần thịt bò đã thái vào chảo, đảo đều, đến khi thịt bò chuyển màu và săn lại khoảng 2 – 3 phút.
Tiếp theo bạn cho tô sả băm, tỏi băm và hành tím đã chuẩn bị vào đảo đều. Tiếp tục cho tô nước mắm và đường pha loãng vào.
Xào trên lửa vừa cho đến khi khô nước là được.
Mách nhỏ: Bạn không nên để thịt bò chín quá sẽ không ngon, khi xào bạn nên xào ở lửa vừa, thịt vừa chín tới là ngon nhất.
6
Cuốn gỏi
Bạn lấy 1 thau nước nhúng bánh tráng vào nước khoảng 5 giây cho đến khi bánh tráng mềm và dẻo. Đặt bánh tráng lên dĩa hoặc thớt sạch.
Cho 1 lượng vừa ăn hỗn hợp rau xà lách, dưa leo, hành cắt sợi, bún, húng lủi, ớt, và thịt bò xào vào giữa bánh tráng.
Tiếp đó, bạn gấp 2 đầu bánh tráng lại, cuộn tròn được 2/3 bánh, bạn cho thêm hành lá cắt khúc vào tiếp tục cuộn tròn
Mách nhỏ: Bạn không nên cho bánh tráng vào nước quá lâu vì sẽ khiến bánh bị nhũn khi cuốn sẽ gặp khó khăn và thành phẩm không được đẹp.
7
Thành phẩm
Bạn cắt gỏi cuốn thành từng khúc vừa ăn và thưởng thức thôi. Bánh tráng dai dai, rau củ tươi ngon cùng với thịt bò thơm nồng mùi sả.
Ăn kèm với nước chấm pha theo công thức: 3 muỗng canh sốt tương đen (tương ngọt), 1 muỗng canh bơ đậu phộng, 1 tép tỏi băm, 1/4 muỗng cà phê giấm trắng và 1 muỗng canh nước.
Đây sẽ là món ăn cả gia đình bạn xuýt xoa đấy!
4 cách làm trà gạo lứt giảm cân, đẹp da đơn giản tại nhà
Trà gạo lứt không những được yêu thích bởi hương vị thơm ngon mà còn đem lại nhiều công dụng hữu ích cho việc giảm cân, làm đẹp. Hôm nay, chuyên trang Vào bếp làm 4 cách làm trà gạo lứt đơn giản, dễ thực hiện tại nhà nhé
1. Trà gạo lứt đậu đỏ
Nguyên liệu làm Trà gạo lứt đậu đỏ
Gạo lứt 200 g
Đậu đỏ 100 g
Dụng cụ thực hiện:
Bếp, chảo, nồi, chai đựng nước,...
Cách chế biến Trà gạo lứt đậu đỏ
1
Rang đậu đỏ và gạo lứt
- Gạo lứt và đậu đỏ bạn cho vào rá, sàng để loại bỏ những hạt bụi, cặn nhỏ. Đậu đỏ bạn loại bỏ các hạt đậu bị hư.
- Đun nóng 2 chảo sâu lòng có đáy dày, một chảo rang đậu đỏ, chảo còn lại để rang gạo lứt, bạn rang lửa nhỏ cho tới khi đậu và gạo bốc mùi thơm thì tắt bếp. Bạn nhớ đảo đều tay để gạo và đậu đỏ không bị cháy.
2
Nấu trà gạo lứt đậu đỏ
- Bạn cho vào nồi 2 lít nước, đun sôi sau đó cho đậu đỏ và gạo đã rang thơm vào nồi nấu trong vòng 10-15 phút với lửa vừa rồi tắt bếp.
- Chờ nồi nước gạo lứt đậu đỏ nguội bạn lược qua rây lấy nước.
3
Hoàn thành
Trà gạo lứt đậu đỏ bạn có thể dùng nóng hoặc thêm đá thưởng thức trong ngày. Nếu không uống hết bạn rót trà gạo lứt đậu đỏ vào chai, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
2. Trà gạo lứt
Nguyên liệu làm Trà gạo lứt
Gạo lứt 200 g
Lá trà xanh 50 gr
Dụng cụ thực hiện:
rây lược, chảo, ly,...
Cách chế biến Trà gạo lứt
1
Sơ chế gạo
Gạo lứt bạn nhặt bỏ hạt xấu, rửa với nước cho sạch rồi đem phơi nắng 1 ngày cho khô.
2
Rang gạo lứt
Làm nóng chảo sau đó cho gạo lứt vào rang khoảng 5 phút đến khi gạo hơi ngả vàng và có mùi thơm thì tắt bếp.
3
Hãm trà gạo lứt
Bạn lấy dùng ấm pha trà có rây lọc, cho 1 muỗng canh gạo lứt và lá trà xanh vào, bạn đổ nước sôi vào pha như pha trà. Đợi khoảng 5 phút là có thể rót ra ly để uống.
4
Hoàn thành
Phần gạo lứt còn dư bạn cho vào hũ có nắp đậy, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Giờ thì bạn chỉ việc rót trà ra ly và uống khi còn ấm nhé.
3. Trà gạo lứt mật ong
Nguyên liệu làm Trà gạo lứt mật ong
Gạo lứt 200 g
Gừng 5 g
Mật ong 2 thìa cà phê
Dụng cụ thực hiện:
Chảo, nồi, ly,...
Cách chế biến Trà gạo lứt mật ong
1
Rang gạo lứt
- Gạo lứt bạn mua về, loại bỏ hạt xấu, rửa sạch rồi để ráo.
- Bạn làm nóng chảo sau đó cho gạo vào rang với lửa nhỏ đến khi gạo hơi ngả vàng đậm và có mùi thơm thì tắt bếp.
- Gừng rửa sạch, cắt lát mỏng.
2
Nấu nước gạo lứt
- Cho 60 gram gạo vừa rang và gừng cắt sợi vào nồi nấu sôi với 1 lít nước trong vòng 10 phút. Phần gạo lứt còn lại bạn để nguội cho vào hộp đậy kín nắp, bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.
- Đổ nước gạo lứt qua rây, bỏ phần bã. 1 lít nước gạo lứt này bạn chỉ nên dùng trong ngày nhé.
3
Hoàn thành
Bạn lấy nước gạo lứt vào ly, pha vào 1 muỗng cà phê mật ong, khuấy đều và thưởng thức.
4. Trà gạo lứt bí đao
Nguyên liệu làm Trà gạo lứt bí đao
Gạo lứt 120 gr
Bí đao 1 trái
Lá dứa 100 gr
La hán quả 1 quả
Đường phèn 100 gr
Muối 1 ít
Cách chọn mua bí đao (bí xanh) tươi ngon
Nên chọn những quả to, căng mọng, màu da xanh.Tránh những quả có màu xanh đậm vì đó là những quả già, nhiều hạt khi ăn sẽ có vị chua.Bí đao non khi cầm sẽ nặng tay, chắc tay, có thể bấm móng tay vào được, vỏ không bị mềm (quả mềm là đã bị héo hoặc để lâu ngày).Bí ngon thường có cuống to và mập, đó là những quả non vừa, ăn sẽ có vị ngon và ngọt đặc trưng.
Cách chế biến Trà gạo lứt bí đao
1
Nấu gạo lứt
Gạo lứt mua về bạn nhặt bỏ hết những hạt gạo xấu, để cho khô. Sau đó, bắc chảo lên bếp và vặn lửa lớn. Khi mặt chảo nóng, bạn vặn nhỏ lửa lại và cho 120gr gạo lứt vào đảo đều tay. Rang cho đến khi gạo chuyển sang màu sậm, toả mùi hương là được.
Tiếp đến, bắc một nồi nước lên bếp và cho 120gr gạo lứt vừa rang vào nấu ở lửa vừa trong khoảng 15 - 20 phút. Khi thấy hạt gạo mềm và nước có màu nâu đẹp mắt thì bạn tắt bếp, để cho nguội rồi vớt hết xác gạo ra.
Mách nhỏ: Vặn lửa nhỏ và rang gạo đều tay để gạo không bị cháy.
2
Chuẩn bị các nguyên liệu khác
1 trái bí đao bạn đem rửa sạch, không gọt vỏ mà tiến hành bổ đôi rồi cắt những miếng vừa ăn theo chiều ngang có độ dày khoảng 1 lóng tay. Sau khi cắt xong, bạn loại bỏ hết phần ruột của bí đao (phần ruột sẽ khiến trà bị chua).
1 trái la hán quả rửa sạch rồi đập dập.
100gr lá dứa đem rửa sạch với nước, để cho ráo rồi cột lại thành 1 bó.
3
Nấu trà gạo lứt
Đầu tiên, bạn đặt một nồi nước mới lên bếp rồi cho 1 quả bí đao, 100gr lá dứa, 1 quả la hán đã sơ chế vào.
Sau đó, bạn bật bếp lên, dùng rây lọc phần nước gạo lứt cho vào nồi rồi đậy nắp lại, nấu trà trong khoảng 30 phút ở lửa vừa.
Nấu cho đến khi thấy bí đã chín mềm thì bạn tắt bếp, vớt hết phần xác bí, lá dứa, la hán quả ra rồi cho 100gr đường phèn cùng 1 ít muối vào, khuấy đều tay để đường tan vào trong nước trà.
Mách nhỏ: Khuấy cho đường tan hết và chín kĩ để nước bí đao giữ được lâu hơn.
4
Thành phẩm
Trà bí đao gạo lứt có mùi thơm rất đặc trưng và vị ngọt vừa, thanh mát. Những ngày thời tiết nóng bức mà có 1 ly trà bí đao gạo lứt giải nhiệt thì còn gì bằng.
Gạo lứt là gì?
Gạo lứt là thực phẩm giàu polyphenols và selen chống oxi hóa hỗ trợ phòng chống ung thư và nhiều loại bệnh nguy hiểm. Không những thế sử dụng gạo lứt thường xuyên còn có tác dụng giảm cân và làm đẹp da.
Cách chọn mua gạo lứt ngon
Để làm món trà bí đao gạo lứt giải nhiệt, giảm cân, bạn nên chọn gạo lứt có màu đỏ hoặc nâu. Gạo lứt ngon nhìn rất bóng bẩy, hạt gạo còn nguyên lớp vỏ lụa và không bị ẩm mốc hay mối mọt.Để mua được gạo lứt chất lượng, an toàn, được đóng gói và bảo quản theo đúng quy trình, bạn nên chọn mua ở những cửa hàng thực phẩm và hệ thống siêu thị uy tín trên thị trường.
Lưu ý khi làm các món trà gạo lứt
Để tiết kiệm thời gian bạn nên rang gạo lứt với số lượng lớn để dùng dần. Khi rang nhớ đảo đều tay và rang lửa nhỏ để gạo không bị cháy.Nếu không có thời gian bạn có thể rang gạo lứt để sẵn, mỗi lần uống ngâm nước sôi như hãm trà, dùng như nước uống hàng ngày rất tốt cho sức khỏe.Để trà gạo lứt đậu đỏ thơm, đậm vị bạn nên chọn loại đậu đỏ lòng xanh và gạo lứt loại 1 hạt to đều, ít vụn.
Cách pha trà hoa đậu biếc macchiato với bình lọc trà Delites Trà hoa đậu biếc macchiato với hương vị thơm ngon cùng màu sắc bắt mắt đang gây bão tại Sài Gòn trong thời gian gần đây. Cùng vào bếp làm ngay món trà hấp dẫn này nhé! Nguyên liệu làm Trà hoa đậu biếc Hoa đậu biếc khô 15 gr Đá viên 50 gr Whipping cream 80 ml Sữa tươi không đường 20...