2 cách làm bún chả lá lốt thơm ngon đậm đà dễ làm ăn là ghiền
Bún chả lá lốp là một món ăn thơm ngon, hấp dẫn lại dễ làm, được lòng hầu hết người dân Việt Nam bởi sự kết hợp nguyên liệu lẫn hương vị thơm ngon đến bất ngờ.
1. Bún chả lá lốt
Nguyên liệu làm Bún chả lá lốt
Bún 500 gr
Thịt heo băm 200 gr
Thịt bò băm 200 gr
Lá lốt 400 gr
Tỏi 2 củ
Hành tây 1/4 củ
Hành tây 2 muỗng canh
Dầu hào 1 muỗng canh
Dầu ăn 1 muỗng canh
Nước mắm 1 muỗng canh
Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường/ tiêu)
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện
Nồi chiên không dầu, chảo, tô, dĩa, dao, thớt, muỗng, chén,…
Cách chế biến Bún chả lá lốt
1
Sơ chế nguyên liệu
Thịt bò và thịt heo băm sau khi mua về thì cho vào thau hoặc tô.
Lá lốt bỏ đi lá hư, lá sâu, chừa phần cuống của lá dài ra để dễ dàng định hình lá lốt ở bước cuốn chả.
Rửa sạch lá lốt, sau đó chọn những lá lốt còn non, mềm để băm nhuyễn. Để lá lốt sạch hơn, bạn có thể ngâm lá với nước muối trong vài phút rồi rửa lại với nước sạch.
Lột vỏ hành tây và tỏi. Sau đó xả nước rửa sạch rồi lần lượt băm nhuyễn.
2
Ướp nhân chả
Cho lần lượt các nguyên liệu đã được băm nhuyễn bao gồm tỏi, hành tây, lá lốt vào tô hoặc thau thịt. Tiếp tục thêm 2 muỗng canh nước sốt thịt nướng, 1 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng cà phê tiêu xay, 1 muỗng cà phê hạt nêm và trộn đều.
Sau đó, bọc màng bọc thực phẩm lên miệng tô hoặc thau, rồi để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút để thịt thấm gia vị.
3
Gói chả lá lốt
Video đang HOT
Chuẩn bị hai cái dĩa lớn, một dĩa để thịt và lá lốt, một dĩa để cuốn chả. Trải lá lốt lên dĩa, lưu ý để mặt xanh đậm của lá nằm dưới.
Cho một lượng thịt vừa đủ lên phần ngọn của lá lốt, cuốn được 1/2 vòng thì gấp 2 bên lá lại rồi tiếp tục cuốn để cuốn chả trở nên gọn hơn. Sau khi cuốn xong, dùng tâm ghim vào chính giữa cuốn, rồi luồn phần cuốn vào lỗ vừa ghim để cố định cuốn chả.
4
Chiên sơ chả
Bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng thì đổ 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo. Sau đó, xếp các cuốn chả lên chảo chiên trong khoảng 2 – 3 phút để các mặt của chả vàng đều, sau đó tắt bếp.
5
Nướng chả
Sau khi chiên xong, tiếp tục xếp chả vào nồi chiên không dầu để nướng chả trong vòng 10 phút với nhiệt độ là 400 độ F, tương đương khoảng 204 độ C. Cuối cùng, trình bày chả ra dĩa và chuẩn bị thưởng thức.
6
Thành phẩm
Bún chả lá lốt với lớp nhân thịt chín, ngọt, thơm, có độ ẩm vừa phải kết hợp với hương vị đặc trưng của lá lốt. Tất cả thấm đều gia vị vô cùng hấp dẫn.
Bạn có thể ăn kèm món ăn với bún tươi, một ít rau sống cùng chén nước mắm chua ngọt tỏi ớt có cà rốt cắt lát để tăng thêm hương vị cho món ăn.
2 . Bún chả lá lốt sườn heo
Nguyên liệu làm Bún chả lá lốt sườn heo
Bún 500 gr
Thịt heo xay 1.5 kg
Sườn heo 1.5 kg
Cà chua 3 quả
Nấm mèo 200 gr (mộc nhĩ)
Nấm hương 3 cây (Nấm đông cô)
Chanh 1 quả
Hành tây 1/2 củ
Gừng 2 củ
Hành lá 5 cây
Dầu màu điều 1 ít
Tiêu hạt 1 ít
Nước mắm 1/2 muỗng canh
Gia vị thông dụng 1 ít (Đường/ muối/ bột ngọt/ tiêu)
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua sườn heo tươi ngon
Sườn heo tươi ngon là sườn heo có phần thịt màu hồng nhạt, độ đàn hồi tốt và có mùi hương đặc trưng của thịt.Bạn nên chọn nhưng miếng sườn có xương nhỏ và dẹp vì khả năng cao đây là những miếng sườn có nhiều thịt.
Những miếng sườn có xương to, tròn thường ít thịt.Nếu có ý định mua sườn ở chợ truyền thống, bạn nên đi sớm để có nhiều sự lựa chọn hơn và mua được thịt heo tươi ngon nhất khi vừa được đem từ lò mổ về.
Cách chọn mua nấm mèo (mộc nhĩ) ngon
Trước hết, bạn nên chọn mua nấm mèo khô thay vì nấm mèo tươi vì trong nấm tươi tồn tại hợp chất morpholine có thể gây ngứa hoặc dị ứng nặng.Bạn nên chọn nấm mèo có tai dày to, phần gốc ít nấm con.
Mặt nấm phía trên nên có màu hổ phách sậm, hơi bóng, còn mặt phía dưới có màu cà phê sữa.Hạn chế mua nấm mèo có màu quá đen, vì nấm này dễ bị nhũn nát khi ngâm nước, thế nên độ giòn ngon của nguyên liệu sẽ không được đảm bảo.
Cách chọn mua nấm hương (nấm đông cô) tươi ngon
Đối với nấm hương tươi, bạn nên chọn nấm có chân nấm ngắn, có phần mũ cúp chặt và màu hơi vàng nâu, kích thước nấm không quá to cũng không quá nhỏ, có hương thơm đặc trưng của nấm.Bạn nên cẩn thận khi chọn nấm có màu nâu quá đậm, vì những cây nấm này thường độc, không tốt cho sức khỏe của con người.
Cách chế biến Bún chả lá lốt sườn heo
1
Sơ chế nguyên liệu
Chần sườn heo qua nước sôi cùng 1 ít muối khoảng 2 – 3 phút, sau đó rửa lại với nước để chuẩn bị nấu nước dùng.
Rửa sạch và lặt lá lốt. Lưu ý chừa phần cuống lá dài ra để dễ dàng định hình cuốn chả.
Rửa sạch mộc nhĩ, 1/2 củ hành tây, 2 củ gừng, hành lá cùng một vài chiếc lá lốt còn non hoặc không nguyên vẹn. Đập dập gừng và cắt nhuyễn lần lượt các nguyên liệu còn lại.
Nấm hương và cà chua sau khi rửa sạch thì lần lượt cắt thành 4 phần bằng nhau. Loại bỏ đi chân nấm đối với nấm hương và cuống cà chua đối với cà chua.
Cách khử mùi hôi sườn heo hiệu quả
Bạn có thể chần sườn heo qua nước sôi hoặc ngâm thịt heo với nước muối loãng/ giấm từ 2 – 3 phút để xử lý mùi hôi của thịt heo hiệu quả hơn.Bạn có thể trụng sơ sườn qua nước sôi trong khoảng 3 phút, vớt ra rồi rửa với nước lạnh.
Cách ngâm nấm mèo khô (mộc nhĩ khô) đúng cách
Nên ngâm nấm mèo khô với nước lạnh trong vòng 3 tiếng. Nếu ngâm nấm hơn khoảng thời gian này, hợp chất morpholine – hợp chất gây hại cho cơ thể con người sẽ phát tán mạnh, có tác động không tốt đến sức khỏe của người ăn.
Tuyệt đối không ngâm nấm mèo với nước nóng, vì điều này rất dễ kích thích sản sinh morpholine, dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
2
Ướp thịt
Cho lần lượt cho các nguyên liệu đã được cắt nhuyễn bao gồm nấm mèo, hành tây, lá lốt còn non hoặc không nguyên vẹn vào tô đựng thịt heo xay.
Tiếp tục thêm vào 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 ít tiêu xay và trộn đều.
3
Gói chả
Đặt 1 chiếc lá lốt lên bàn tay, để mặt xanh đậm của lá lốt ở phía dưới, giáp với bàn tay. Cho 1 lượng thịt vừa đủ lên lá lốt rồi cuốn, sau khi cuốn xong, cố định cuốn chả bằng cách đâm phần cuống của lá lốt vào chính giữa của cuốn chả đó.
Bạn nên chừa lại một ít thịt, vo tròn thành các viên nhỏ để chuẩn bị cho công đoạn nấu nước dùng tiếp theo.
4
Nấu nước dùng
Đổ 1 lít nước và cho sườn sau khi chần vào nồi để nấu nước dùng. Cho thêm nấm hương, gừng đập dập, 1 ít hạt tiêu xay, 2 muỗng cà phê muối, 2.5 muỗng cà phê đường rồi đậy nắp lại.
Nấu khoảng hơn 1 tiếng để cho sườn nhừ, tiếp tục mở nắp và cho thêm 1 ít dầu màu điều, 3 muỗng cà phê bột ngọt vào nồi nước dùng. Nấu thêm vài phút, bạn tiếp tục cho thêm 1/2 muỗng canh nước mắm vào nồi. Tùy vào khẩu vị của bản thân và gia đình mà bạn có thể gia giảm gia vị sao cho phù hợp.
Tiếp tục cho vào nồi cà chua, thịt viên và 1 vài cuốn chả, đợi cho thịt chín.
5
Hoàn thành
Nếu quan sát thấy thịt viên và các cuốn chả đã nổi lên mặt thì nước dùng có thể dùng được rồi.
Xếp bún cùng 1 vài lát hành tây và hành lá băm nhuyễn ra tô, rưới nước dùng lên với lượng vừa phải, phù hợp với khẩu vị của bản thân hoặc từng người trong gia đình. Cuối cùng thêm một ít ngò vào và bạn đã có ngay cho mình một tô bún chả lá lốt sườn heo thơm ngon.
6
Thành phẩm
Bún chả lá lốt sườn heo với cọng bún dẻo mềm, thịt heo được nấu chín vừa phải kết hợp với hương vị đặc trưng của lá lốt cùng nước dùng chua ngọt, đậm đà. Tất cả thấm đều gia vị vô cùng hấp dẫn. Bạn có thể vắt thêm 1 ít nước cốt chanh vào tô và ăn kèm món ăn với 1 vài lát ớt cay để tăng hương vị cho món ăn.
Lên Trường Sơn thưởng thức "đọt sưng"
Trường Sơn là vùng núi rừng thâm u, hoang dã của đồng bào dân tộc Hrê sinh sống lâu đời trên miền Tây Quảng Ngãi. Mảnh đất này còn lưu lại trong lòng du khách bởi những món ăn vùng cao dân dã, truyền thống chỉ ở đây mới trở thành đặc sản.
Nguyên liệu chính làm món trâu xào rau sưng, lá lốt.
Trong đó có món thịt trâu xào với đọt lá sưng. Loại rau gia vị mà người Hrê ở Quảng Ngãi gọi tên lá sưng là lá poot.
Thịt trâu có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như: thịt trâu xào lăn, thịt trâu nấu rô ti, thịt trâu xào củ quả, thịt trâu xào đậu và bắp non, thịt trâu nướng vỉ, thịt trâu nướng ngũ vị, thịt trâu nhúng giấm, sườn trâu nghé rán, cháo thịt trâu,... nhưng ngon nhất, đặc sắc nhất phải kể đến thịt trâu xào với đọt lá sưng hay lá lốt.
Người Hrê ở vùng Quảng Ngãi cho hay cây rau sưng là loại cây mọc hoang dại khắp bìa rừng, góc núi, nên rất dễ kiếm tìm.
Nói đến những món ăn của người Hrê gắn với đọt sưng, có lẽ phải nhắc ngay đến món thịt trâu hay thịt bò xào đọt sưng được người đồng bào miền núi xứ Quảng ưu ái dùng làm gia vị cho rất nhiều món ăn.
Đọt sưng xào thịt trâu, thịt bò; đọt sưng nấu canh với củ mì, cá tràu... đều là những món ăn có hương vị thơm ngon, khó cưỡng nơi vùng cao.
"Đọt sưng gai nhiều nên chúng tôi thường chỉ dùng phần đọt non có màu tía, có gai mềm để nấu ăn. Đọt sưng hái về cứ giữ nguyên như vậy mang đi rửa sạch, không cần cắt nhỏ.
Chờ thịt bò, thịt trâu gần chín thì bỏ đọt sưng vào xào chung, rồi nêm nếm ít muối, mắm, hạt tiêu. Không nên bỏ đọt sưng vào sớm quá, thịt sẽ bị nhẫn.
Đọt sưng không thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng như rau ngò, rau thơm; cũng chẳng nồng nàn như lá rơ lang nhưng đọt sưng thơm kiểu mộc mạc, bình dị.
Chính hương thơm đậm chất "núi rừng" cùng vị the the của đọt sưng làm cho món thịt trâu xào trở nên đặc biệt và mới mẻ..."- Già làng Đinh Văn Lập (75 tuổi, dân tộc Hrê, trú tại thôn Trường Lệ, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành- Quảng Ngãi) cho hay.
Món thịt trâu xào đọt rau sưng vừa thơm ngon lại lạ miệng vừa chữa nhiều bệnh. Cách nấu như sau: Thịt trâu xắt mỏng ướp tỏi, gừng, hành khô cùng 1 muỗng bột nêm ướp khoảng 20 phút, đọt rau sưng, hành hoa, rau mùi tây rửa sạch để ráo.
Tiếp đến, cho dầu ăn vào phi với hành tím cho thơm rồi cho thịt trâu xào với lửa lớn khoảng 5 phút rồi cùng cho lá lốt (cắt nhỏ) và đọt rau sưng vào đảo nhanh tay, rắc thêm ít hành hoa, mùi tây và nêm mì chính. Cuối cùng múc thịt trâu xào ra đĩa dùng với cơm nóng.
Nhờ mùi thơm dân dã, mộc mạc, nên lá sưng còn được người vùng cao dùng mỗi khi nấu món canh măng cá tràu.
Chỉ cần vài đọt sưng cắt khúc rồi thả vào nồi canh măng cá tràu đang sôi bùng trên bếp, thì bao nhiêu mùi tanh của cá đều được mùi thơm của đọt sưng hóa giải hết.
Đọt sưng nấu canh măng cá tràu hợp vị đến mức, chỉ cần chan vài muỗng nước canh vào cơm nóng... cũng đủ khiến người thưởng thức ăn "không khách sáo"...
"Không chỉ đượm vị khi nấu cùng thịt, cá, đọt sưng còn tạo ra hương vị rất thơm ngon khi nấu canh cùng củ mì. Canh củ mì nấu kèm lá sưng không cần bí quyết cao siêu, chỉ cần chọn dăm củ mì dẻo mang đi cắt khúc, ngâm cho hết nhựa rồi mang đi nấu.
Chờ cho củ chín đều thì thả vào nồi canh một ít đọt sưng cắt nhỏ rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn và tắt lửa. Đồng bào Hrê nơi đây vẫn còn câu ca: "Củ mì nấu canh đọt sưng/ Chàng chan vợ húp, xin đừng bỏ nhau..."- Già làng Đinh Văn Lập tâm sự.
Món chả cá mòi ngon đậm đà đưa cơm Món chả cá mòi có vị giòn, bùi của cá quyện cùng vị béo ngậy của thịt nạc vai, mùi thơm của lá lốt sau khi chiên đảm bảo bất kỳ ai đã thưởng thức cũng không thể cưỡng lại được. Cách làm chả cá mòi không chỉ dân dã mà còn rất mộc mạc, đơn giản bởi được chế biến hoàn toàn...