2 Cách làm bánh chưng gạo nếp lứt thơm lừng ít calo không lo sợ béo
Bánh chưng là món bánh không thể thiếu trong mỗi dịp lễ Tết đến, ngoài bánh chưng truyền thống thì còn có rất nhiều loại khác nhau với nhân bánh đa dạng.
Hôm nay giới thiệu đến bạn 2 công thức bánh chưng gạo nếp lứt, vừa thơm ngon vừa tốt cho sức khỏe. Hãy cùng vào bếp thực hiện món bánh đặc biệt này nhé!
1. Bánh chưng gạo nếp lứt
Nguyên liệu làm Bánh chưng gạo nếp lứt
Nếp lứt 500 gr
Gạo lứt 500 gr
Đậu xanh 500 gr (cà vỏ)
Nấm đông cô khô 100 gr
Nấm tuyết 100 gr
Hạt sen 100 gr
Hạt dẻ 100 gr
Gừng 15 gr
Hành boa rô 15 gr
Ngũ vị hương 1/2 muỗng cà phê
Xì dầu 2 muỗng canh
Dầu hào 2 muỗng canh
Dầu ăn 1 muỗng canh
Muối/đường 1 ít
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua nấm đông cô (nấm hương) khô ngon
Bạn chọn nấm có màu nâu đậm hơi ngả đen, thân nấm nguyên vẹn và có phần mũ nấm tròn, không sứt mẻ.Nấm đông cô khô ngon dùng móng tay bấm vào thấy nấm dai, không giòn, dễ đứt gãy hay bị vụn ra.Tuyệt đối không chọn nấm có mùi ẩm mốc hay các mùi lạ, đồng thời nấm không xuất hiện các vết mốc màu trắng.
Cách chọn mua nấm tuyết ngon
Nấm tuyết ngon thường có màu trắng nhạt, vàng nhạt hoặc màu nâu nhạt ngả vàng. Tốt nhất bạn nên chọn nấm có màu vàng nhạt vì nấm tuyết trắng thường hay bị sấy lưu huỳnh, không tốt cho sức khỏe.Bạn chọn nấm tuyết có hình dạng hoàn chỉnh, nhẹ, xốp nhưng không bị rách, hay có nhiều lỗ nhỏ do mối, mọt ăn.Không chọn nấm tuyết có xuất hiện nấm mốc trên bề mặt và không bị lẫn côn trùng, tạp chất khác. Không chọn nấm có mùi lạ khó chịu, nhất là mùi chua thì tuyệt đối không nên mua.
Cách chọn mua hạt sen tươi ngon
Hạt sen tươi bạn lựa những hạt tròn, đều, có kích thước khoảng nửa đốt ngón tay và có màu trắng hơi ngả vàng.Bạn có thể kiểm tra bằng cách bấm ngón tay vào hạt sen, nếu hạt sen khi bấm vào vẫn còn tiết được một ít nước thì đó là hạt sen tươi.Tránh chọn hạt sen bị thâm, vỏ bên ngoài nhăn. Bên cạnh đó cũng không chọn hạt sen bị dính nước vì hạt sẽ dễ bị thâm và mau héo.
Dụng cụ thực hiện
Nồi, chảo, nồi xửng hấp, lá dong, dây lạt, khuôn gói bánh chưng…
Cách chế biến Bánh chưng gạo nếp lứt
1
Ngâm nguyên liệu
Cho 500gr nếp lứt, 500gr gạo lứt, 500gr đậu xanh vào ba tô lớn rồi đổ nước ngập hơn mặt nguyên liệu 2 lóng tay. Để yên ngâm ít nhất từ 6 – 8 tiếng.
2
Hấp đậu xanh
Đậu xanh sau khi đã ngâm mềm, bạn cho vào 1 muỗng cà phê muối rồi đem hấp cách thủy khoảng 30 phút với lửa nhỏ vừa cho đậu chín mềm. Sau đó bạn lấy tô đậu xanh ra rồi dùng muỗng nghiền nhẹ cho đậu xanh tơi ra.
3
Sơ chế nguyên liệu
Nấm đông cô, nấm tuyết bạn ngâm với nước ấm trong khoảng 10 phút cho nở rồi rửa sạch lại với nước lạnh xong để ráo. Sau đó bạn cắt nấm thành những miếng nhỏ vừa ăn.
Hạt sen mua về bỏ tim, rửa sạch rồi để ráo.
Hạt dẻ bóc vỏ, lấy phần nhân mềm, sau đó băm nhỏ. Với 1/2 củ gừng bạn gọt sạch vỏ rồi băm nhuyễn.
4
Làm nhân bánh chưng
Trước tiên bạn cho 100gr hạt sen vào nồi nước sôi, đậy nắp và luộc chín trong khoảng 40 phút trên lửa nhỏ vừa.
Cho chảo lên bếp với một chút dầu ăn, khi dầu sôi thì cho gừng, hành boa rô băm nhuyễn vào phi thơm rồi cho nấm đông cô vào xào sơ. Khi nấm đông cô mềm thì bạn cho nấm tuyết, hạt dẻ, hạt sen vào xào đều tay.
Nêm hỗn hợp nhân bánh với 2 muỗng canh xì dầu, 2 muỗng canh dầu hào, 1 ít đường, 1/2 muỗng cà phê ngũ vị hương, rồi tiếp tục xào đều tay trong vòng 2 phút cho nhân bánh chín hẳn và thấm gia vị.
Video đang HOT
5
Nấu gạo và nếp lứt
Trong một tô lớn bạn trộn đều nếp lứt và gạo lứt, sau đó cho vào nồi với 500ml nước xong đem nấu gạo và nếp cho nở bung.
Bạn nấu đến nước cạn dần thì thêm vào 200ml nước nữa rồi dùng muỗng đảo đều tay cho nếp được chín, nở đều. Khi nếp và gạo mềm, tạo độ dính thì bạn tắt bếp.
6
Xếp lá vào khuôn
4 cái lá dong rửa sạch, lau khô rồi bạn dùng dao róc phần cuống cứng sau lá, rồi hơ trên lửa cho lá mềm.
Để gói bánh bạn gấp đôi lá dong lại theo chiều ngang, rồi gấp đôi lại lần nữa theo chiều dọc. Bạn đo lá dong so với kích thước khuôn rồi cắt phần đuôi lá sao cho vừa với khuôn và đủ lá để gói kín bánh. Đối với 3 lá còn lại bạn làm theo thao tác tương tự.
Sau đó bạn lật từng lá ra sao cho tạo thành các góc vuông rồi xếp vào 4 cạnh tương ứng của khuôn. Bạn lưu ý đặt lá sao cho phần đáy được kín để khi gói nhân không bị bung ra ngoài.
7
Gói bánh chưng
Bạn cho lần lượt nếp lứt đã nấu rồi đến một lớp đậu xanh rồi nhân nấm hạt sen và thêm một lớp nếp nữa bên trên. Bạn dàn đều nếp rồi nén chặt để nhân bánh được định hình.
Sau đó bạn đặt một miếng lá dong lên mặt nhân bánh, tiếp theo bạn gấp lá dong lại, gói thật chặt tay. Bạn bỏ khuôn ra khỏi bánh, sau cùng dùng 6 sợi dây lạc buộc và xoắn chặt vào vỏ bánh theo hình bàn cờ là xong.
8
Luộc bánh
Chuẩn bị một nồi lớn, sau đó bạn xếp phủ đáy nồi bằng lá dong rồi đặt bánh vào trong. Tiếp theo bạn đổ nước sôi vào ngập bánh chưng rồi đậy kín nắp và luộc trong khoảng 2 tiếng.
Khi lá dong gói bánh chuyển sang màu xanh úa thì bạn vớt bánh chưng ra ngoài rồi để ráo.
9
Thành phẩm
Bánh chưng nếp lứt bóc ra có màu đỏ tím đẹp mắt, nếp lứt dẻo thơm, nhân nấm đậu xanh hạt sen thì mềm ngậy, bùi bùi.
Sẽ rất ngon khi bạn ăn bánh chưng nếp lứt cùng với một ít củ kiệu chua ngọt hay dưa món mặn mặn đậm vị đấy.
2. Bánh chưng gạo nếp lứt (ít calo)
Nguyên liệu làm Bánh chưng gạo nếp lứt (ít calo)
Thịt ức gà 60 gr
Nếp lứt 100 gr
Đậu xanh cà vỏ 60 gr
Lá dong 1 ít
Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ bột ngọt/ bột canh/ tiêu xay)
Cách chọn mua ức gà tươi ngon
Để chế biến món ăn ngon bạn nên chọn những miếng ức gà có da màu trắng, vì đây là gà lớn thịt có phần ngon và dai hơn, gà non thì thịt hay bị bở.Nếu bạn mua ức gà đã lột da thì quan sát lớp mỡ trên thịt gà.
Nên chọn phần mỡ có màu trắng thì thịt sẽ ngon hơn.Chọn miếng ức có những sọc kẻ trong thớ thịt ít. Nếu các sọc ấy càng nhiều thì lượng chất béo và protein càng ít, hơn nữa những đường kẻ này sẽ khiến thịt gà khó thấm gia vị và các loại nước sốt khi chế biến.
Cách chế biến Bánh chưng gạo nếp lứt (ít calo)
1
Sơ chế gạo nếp lứt và đậu xanh
Đầu tiên, vo sạch nếp lứt sau đó ngâm với nước ấm cùng 1/3 muỗng cà phê muối từ 10 – 12 tiếng hoặc ngâm qua đêm. Khi ngâm xong, bạn trộn đều nếp lứt với 1/3 muỗng cà phê muối.
Đậu xanh cà vỏ rửa sạch, ngâm nước ấm từ 1 – 2 tiếng cho nở ra. Sau đó đem đi hấp cách thủy khoảng 20 phút trên lửa vừa cho đậu chín mềm.
Bắc chảo lên bếp, cho vào phần đậu xanh vừa hấp, 1/2 muỗng cà phê bột canh, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, 1/3 muỗng cà phê tiêu xay.
Đảo đều đậu xanh đến khi tơi và không còn bị vón cục, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
2
Sơ chế thịt ức gà
Thịt ức gà chà xát với nước muối khoảng 1 phút rồi rửa lại với nước. Sau đó, cắt thịt thành nhiều miếng dài khoảng 1 gang tay.
Tiếp theo, ướp thịt gà cùng 1/2 muỗng cà phê bột canh, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê tiêu xay và để yên 10 phút cho thịt gà thấm gia vị.
3
Gói bánh
Trước khi gói bánh, bạn dùng 1 chiếc khăn để lau sạch lá dong.
Tiếp theo, lần lượt cho lên mặt lá theo thứ tự: 1 lớp nếp lứt, 1 lớp đậu xanh, 1 lớp thịt gà, 1 lớp đậu xanh và một lớp nếp lứt.
Mỗi lớp sẽ dày khoảng 1/2 lóng tay nhỏ, nếu quá dày sẽ khiến bánh lâu chín và ăn dễ bị ngán.
Sau đó, gói kín bánh lại và dùng dây buộc chặt để cố định, bạn có thể gói bánh vuông hoặc bánh dài tuỳ ý. Khi hoàn thành thì ngâm bánh trong nước sạch thêm khoảng 6 – 8 tiếng nữa.
4
Nấu bánh chưng gạo nếp lứt
Nấu sôi 1 nồi nước, kế đến cho bánh vào luộc ít nhất 10 – 12 tiếng hoặc qua đêm trên lửa nhỏ để bánh chín nhừ.
Khi luộc xong, bạn vớt bánh ra rổ, dùng 1 cái khăn khô lau sạch nước bên ngoài và để bánh nguội ít nhất là 4 tiếng.
5
Thành phẩm
Bánh chưng gạo lứt khi cắt ra có mùi thơm nhẹ của lá dong, nếp chín nhừ nên cực kỳ dẻo mềm, nhân bên trong thì đậm đà rất vừa miệng.
Ăn kèm món bánh này cùng với dưa hành thì ngon ơi là ngon lại không hề sợ tăng cân.
4 món bánh ăn vặt tuyệt ngon với cách làm đơn giản, cả nhà nhâm nhi thì hết ý
Ăn vặt là sở thích của không ít người, đặc biệt là các chị em. Vì thế các chị em hãy xem công thức làm một số món bánh ngon và đơn giản để tự làm tại nhà nhé.
Cách làm bánh xèo miền Nam
Nguyên liệu làm bánh xèo miền Nam:
- 1 gói bột bánh xèo 400g
- 250g dừa nạo
- 10 tép hành lá
- 300g tôm sú
- 300g thịt ba rọi
- 400g nấm rơm
- 2 củ hành tây
- 300g giá
- Dầu ăn, muối, bột ngọt, đường
Các bước làm bánh xèo miền Nam:
- Tôm cắt đầu, rửa sạch, lấy chỉ lưng. Ướp tôm với 1 muỗng muối, 1 muỗng đường, 1 muỗng tiêu xay và 1 củ hành tím băm nhuyễn.
- Thịt rửa sạch, tráng qua nước sôi, xắt mỏng. Ứơp thịt với 1 muỗng muối, 1 muỗng đường, 1 muỗng tiêu xay và 1 củ hành tím băm nhuyễn.
- Hành tây lột vỏ, xắt mỏng.
- Nấm cắt gốc, ngâm nước muối loãng 5 phút, rửa sạch, cắt nhỏ sợi.
- Giá lặt, rửa sạch.
- Hành lá xắt nhỏ
- Đong lượng nước ghi trên gói bột, lấy 1/2 cho vào dừa nạo vắt lấy nước cốt. Cho tiếp 1/2 còn lại vào dừa vắt nước dảo.
- Hòa nước cốt và nước dảo dừa, cho bột vào quậy đều. Sau đó bạn cho hành lá vào, nêm ít muối, bột ngọt, đường, khuấy đều được hỗn hợp vàng sánh.
- Bắc chảo lên bếp, cho 2 muỗng dầu vào. Khi dầu nóng, bạn cho thịt vào xào, tiếp đến cho tôm , nấm hương, xào đều cho chín. Nêm thìa bột nêm rồi cho tôm thịt ra bát.
- Bắc chảo lên bếp, đổ dầu vào chảo. Khi dầu sôi nóng, bạn múc 1 thìa canh bột vào, xoay chảo cho bột tráng đều thành lớp mỏng, đậy nắp để 3-4 phút.Bước 6:
- Sau đó bạn cho nhân tôm, thịt, nấm, giá vào và gập bánh lại. Rán bánh đến khi vàng đều hai mặt thì dừng lại.
- Pha nước chấm: Bạn pha theo tỉ lệ: 1 phần nước mắm, 1 phần đường, 1 phần giấm và 5 phần nước, cho thêm tỏi băm và ớt băm.
Những chiếc bánh xèo miền Nam giòn giòn, bùi bùi, được phủ lớp bánh vàng ruộm, ăn kèm với nước mắm chấm sẽ cực kì thú vị đấy.
Cách làm bánh tiêu
Nguyên liệu làm bánh tiêu:
Bột mì: 500 gram
Men nở: 7 gram
Vừng (mè trắng): 150 gram
Đường: 100 gram
Nước ấm 30 độ C: 220ml
Muối: một chút
Dầu ăn
Các bước làm bánh tiêu:
Cho 20ml nước ấm và đường vào bát, khuấy đều rồi đổ thêm nước lạnh. Kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp đến 50% thì cho men nở vào, khuấy đều.
Trộn bột mì với muối vào phần nước ấm còn lại rồi cho hỗn hợp nước đường vào âu bột, dùng tay nhào đều để các nguyên liệu hòa quyện vào nhau thành một khối đồng nhất, dẻo mịn. Lưu ý: Bạn cần nhào đến khi hỗn hợp bột không còn vón cục và không dính tay.
Dùng khăn khô hoặc màng bọc thực phẩm bọc kín âu bột lại, tiến hành ủ bột từ 40 - 50 phút ở nơi kín gió.
Bột sau khi ủ xong sẽ nở đều, lúc này tiến hành chia bột thành nhiều phần nhỏ vo tròn, dùng cây cán bột cán thành các miếng tròn mỏng có đường kính khoảng 4 cm.
Tiếp tục làm như vậy đến khi hết phần bột đã chuẩn bị.
Lần lượt lăn 2 mặt của từng miếng bột qua vừng sao cho vừng phủ vừa phải, không nên cho quá nhiều vừng vì rất dễ làm cho bánh bị cháy đen.
Bắc chảo sâu lòng lên bếp, đổ dầu vào đun sôi già rồi cho bánh vào chiên vàng đều hai mặt trên lửa nhỏ.
Bánh chiên xong thì vớt ra rổ có lót sẵn giấy thấm dầu là hoàn thành công thức làm bánh tiêu. B
Cách làm bánh bột lọc
Nguyên liệu làm bánh bột lọc:
- 400gr bột năng
- 200gr tôm
- 200gr thịt ba chỉ
- tỏi,ớt bột,ớt quả,hành lá
- Đường, bột nêm, dầu ăn, mắm, muối.
Các bước làm bánh bột lọc:
- Thịt ba chỉ xắt hạt lựu.
- Tôm dùng loại có vỏ hoặc không có vỏ đều được.(nếu tốm to không vỏ cắt làm đôi hoặc làm 3).
Ướp tôm với hành tỏi băm,1/2 thìa cà phê hạt tiêu,1 thìa cà phê bột nêm và 1 thìa cà phê muối. Sau đó trộn đều và để gia vị ngấm trong 10 phút.
Thịt ba chỉ cũng ướp giống tôm nhưng cho thêm chút ớt bột cho có màu đẹp.
Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành tỏi băm, cho thịt vào xào,cho thêm một thìa canh đường và rim thịt trong 15p. Sau đó cho tôm vào rim cùng thịt. Lúc này có thể nêm nếm gia vị cho vừa miệng, rim thêm khoảng 10-15p nữa là xong.
Lấy 250gr bột năng cho vào một cái bát riêng (A). Chỗ còn lại cho sang một cái bát khác to hơn(B).
Lấy 250ml nước sôi đổ vào bát bột nhỏ (A), lúc này bột bắt đầu hơi trong,để nguội chút rồi đem trộn với chỗ bột còn lại ở bát to hơn (B), sau đó nhồi, nhồi đến khi nào bột mịn và không dính tay là được (lưu ý khi mới đổ nước sôi vào bát bột A các bạn dùng thìa to khuấy đều một lúc cho bột bớt nóng rồi mới đổ bột từ bát A sang bát B nhé, lúc này bột sẽ vẫn rất nong nên cứ tiếp tục dùng thìa quấy đều một lúc mới dùng tay nhào).
Bọc bột vào một cái túi nilong để chánh bột bị khô. Lấy miếng bột ra véo bột nhỏ bằng ngón tay, vo tròn lại để cho bánh đều tay hơn, sau đó lại cất vào túi nilon
Ấn dẹt miếng bột cho một miếng tôm và một miếng thịt vào giữa, gấp mép lại với nhau cho khít. Lưu ý chỉ gấp phần mép không gấp phần có tôm thịt. Nên làm nhiều bánh một chút để tủ đá ăn dần, mỗi khi muốn ăn chỉ mang ra luộc ăn.
Đun sôi nồi nước thả bánh vào luộc trong 10p, khi nào bánh nổi lên thì vớt ra một cái bát có đựng nước lạnh, khi bánh vào nước lạnh bánh sẽ trong hơn.Vớt bánh ra trộn mỡ hành cho khỏi dính.
Cách làm bánh chuối chiên
Nguyên liệu làm bánh chuối chiên:
- Chuối tây: 6 quả
- Bột gạo: 200g
- Bột mì: 100g
- Nước cốt dừa: 250ml
- Nước đun sôi để nguội: 170ml
- 1 muỗng cà phê nước cốt chanh
- 1/2 muỗng cà muối
- 30g đường
Các bước làm bánh chuối chiên:
- Bước 1: Lột vỏ chuối, cắt chuối làm đôi theo chiều dọc rồi cho chuối vào một chiếc túi ni lông sạch, dùng dao ấn xuống để chuối dẹp.
Cho bột gạo, bột mì, nước cốt dừa, nước lạnh, nước cốt chanh, muối, đường vào một cái âu lớn rồi khuấy thật đều cho đường, muối tan hết và hòa lẫn vào trong hỗn hợp. Ta sẽ được một hỗn hợp lỏng vừa phải để bao phủ bên ngoài phần cốt chuối.
- Bước 2: Bắc chảo dầu lên bếp, để cho dầu nóng già trước khi cho chuối vào để bánh chuối không bị ngấm dầu. Nhũng chuối vào bên trong âu bột, lăn cho bột bám đều trên cốt chuối rồi nhanh tay thả vào chảo dầu.
Rán chuối cho có màu vàng nhạt thì vớt chuối ra, nhúng bột một lần nữa, tiếp tục rán đến khi chuối vàng đều, đẹp mắt thì gắp chuối ra, đặt chuối vào một chiếc đĩa có lót giấy thấm dầu để bánh không bị đọng dầu.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với 4 cách làm bánh này nhé!
Cách làm bánh bao mini tuổi thơ mềm thơm đơn giản tại nhà Bánh bao mini với lớp vỏ mỏng, căng mịn, ruột bánh mềm xốp, thơm béo. Đặc biệt với hình dáng nhỏ xinh đáng yêu sẽ rất vừa miệng với chỉ một miếng cắn nên rất phù hợp dùng để làm đồ ăn vặt đấy! Nguyên liệu làm Bánh bao mini Bột mì số 11 130 gr Bột năng 20 gr Sữa tươi không...