2 bộ phận của mẹ bầu càng ngắn càng tốt, đừng chủ quan bỏ qua
Ngoài chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt, mẹ bầu cũng cần phải chú ý giữ 2 bộ phận này càng ngắn càng tốt để tránh những phiền toái có thể gặp phải.
Khi mang thai, hầu hết các bà mẹ đều rất mong chờ khoảnh khắc con chào đời. Bên cạnh đó, các bà mẹ đều đặc biệt quan tâm tới chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt để thai nhi phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, các bà mẹ cũng cần phải chú ý hơn tới các bộ phận trên cơ thể mình.
Dưới đây là 2 bộ phận tưởng chừng không liên quan tới quá trình phát triển của thai nhi nhưng nếu càng ngắn sẽ càng tốt, giúp mẹ bầu giảm bớt rắc rối có thể gặp phải:
1. Tóc
Mẹ bầu nên để tóc ngắn để tránh phiền phức. (Ảnh minh họa)
Người xưa thường nói rằng nếu tóc của mẹ bầu dài thì thai nhi không thể hấp thu đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, để trẻ phát triển khỏe mạnh, tốt nhất mẹ bầu nên cắt bớt đi mái tóc dài của mình. Thế nhưng, quan niệm này là hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Thực tế, chiều dài của tóc không hề liên quan gì tới sự hấp thụ chất dinh dưỡng của thai nhi.
Tuy nhiên, việc bà bầu sở hữu một mái tóc dài có thể khiến mẹ gặp phải nhiều rắc rối. Bởi lẽ tóc dài thì việc gội đầu sẽ tốn thời gian và khó khăn hơn. Trong thời gian mang thai, bụng bầu sẽ ngày càng lớn, cử động không thuận tiện, mái tóc dài sẽ khiến việc gội đầu gặp phiền toái.
Nguyên nhân thứ 2 là do tóc dài sẽ lâu khô hơn, nếu mẹ bầu không kịp sấy khô tóc thì có thể bị cảm lạnh. Trong khi đó, việc uống thuốc cảm khi mang thai lại không thể tùy tiện, nếu không sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi.
Nguyên nhân thứ 3 là khi mang bầu, thân nhiệt của mẹ sẽ cao hơn so với người bình thường, vì vậy mái tóc dài sẽ khiến mẹ cảm thấy nóng bức, khó chịu, khó buông xõa được mà phải búi cao gọn gàng. Tuy nhiên, cơ thể phụ nữ mang thai lại tương đối nhạy cảm, nếu phần eo bị kéo căng do thường xuyên đưa tay lên cao có thể khiến phần eo, thắt lưng của bà bầu bị đau nhức.
Video đang HOT
2. Móng tay
Mẹ bầu nên cắt ngắn móng tay, không nên để dài. Ảnh minh họa
Ngày này, nhiều phụ nữ thường để móng tay dài, sơn vẽ cho bộ móng của mình, nhưng với các mẹ bầu, điều này là không cần thiết. Vì móng tay là nơi ẩn chứa nhiều bụi bẩn, trong khi đó hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai lại kém hơn, rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Do đó, mẹ bầu không nên bất cẩn, tốt hơn hết hãy cắt móng tay thường xuyên.
Ngoài ra, việc này cũng rất cần thiết trong khoảng thời gian sau sinh. Bởi lẽ làn da của trẻ sơ sinh tương đối mềm, nếu không để ý sẽ rất dễ bị thương, trầy xước. Vì vậy, các mẹ cần hết sức lưu ý khi cho con bú, móng tay dài có thể làm thương bé.
5 thứ không nên "tham" sau 50 tuổi để có cuộc sống khỏe mạnh trường thọ
Sau 50 tuổi chức năng tiêu hóa trong cơ thể không còn được như khi còn trẻ, quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng bị chậm lại. Do đó để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, những người này nhất định phải chú ý nhiều hơn đến thói quen sinh hoạt của mình.
Qua 50 tuổi, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể suy giảm dẫn đến tình trạng sức khỏe "xuống dốc". Lúc này hệ miễn dịch cũng trở nên yếu hơn khiến những người cao tuổi dễ mắc nhiều bệnh hơn so với khi còn trẻ. Các mô sụn và đệm khớp cũng mỏng đi theo thời gian, các tế bào xương bị phân hủy nhiều hơn mức tái tạo. Điều này khiến xương của những người sau 50 tuổi trở nên yếu đi một cách tự nhiên.
Vào giai đoạn này, chúng ta cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm có nhiều canxi và vitamin D. Nên áp dụng các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp xương chắc khỏe hơn. Ngoài ra, do hệ miễn dịch suy giảm, sau 50 tuổi cần đặc biệt chú ý 5 vấn đề lớn dưới đây để duy trì sức khỏe tốt.
1. Không tham rượu
Có không ít người tin rằng, một lượng nhỏ rượu mỗi ngày có thể giúp chúng ta duy trì sức khỏe, đặc biệt thúc đẩy tuần hoàn máu.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Timothy Naimi - Trung tâm Y tế Boston, Hoa Kỳ thì hiện tại vẫn chưa có bằng chứng chứng minh những tác động tích cực của rượu đến sức khỏe, cho dù là một lượng nhỏ.
Vẫn chưa có bằng chứng chứng minh những tác động tích cực của rượu đến sức khỏe, cho dù là một lượng nhỏ.
Thực tế cuộc sống cũng cho thấy rằng, uống một lượng nhỏ rượu vẫn có thể gây hại cho cơ thể. Có khá nhiều người sau 50 tuổi đột quỵ và phần lớn lý do là vì nghiện rượu.
Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nguy cơ tử vong do các vấn đề sức khỏe liên quan đến rượu bị ảnh hưởng bởi tuổi tác. Dữ liệu cho thấy rằng nhóm người ở độ tuổi trên 50 có thể giảm 80% nguy cơ tử vong nếu không uống rượu.
2. Không tham "sắc"
Sau 50 tuổi, những thay đổi hormone ở tuổi mãn kinh ảnh hưởng đến phản ứng tình dục của phụ nữ. Mức estrogen thấp có thể dẫn đến khô âm đạo, gây khó chịu trong quan hệ tình dục. Ở một số phụ nữ, mức testosterone thấp hơn khiến họ thiếu năng lượng và giảm ham muốn tình dục. Một số phụ nữ khác lại quan tâm đến tình dục nhiều hơn sau khi mãn kinh do sự thay đổi tỷ lệ testosterone với estrogen và progesterone.
Sau 50 tuổi cần chú ý quan hệ tình dục điều độ.
Việc suy giảm hormone cũng dễ gây ra chứng rối loạn cương dương ở nam giới làm giảm ham muốn. Dù bất luận trong tình trạng nào thì những người sau 50 tuổi cũng nên kiểm soát tốt đời sống chăn gối của mình, không nên quá đam mê dẫn đến ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là những người có tiền sử huyết áp thấp, tim mạch...
3. Không tham lạnh
Khi lớn tuổi, các cơ quan trong cơ thể suy giảm, người cao tuổi nên chú ý giữ ấm, chăm sóc xương khớp vào ban đêm và nên hạn chế uống đồ lạnh. Nguyên nhân là bởi những người lớn tuổi có thể mất nhiệt nhanh hơn so với khi còn trẻ. Những thay đổi trong cơ thể đi kèm với sự lão hóa có thể khiến họ khó nhận biết về việc bị nhiễm lạnh. Cảm giác ớn lạnh dễ gây ra chứng hạ thân nhiệt ở những người sau 50 tuổi.
Hạ thân nhiệt là hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể xuống rất thấp, điều này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như đau tim, các bệnh về thận, tổn thương gan, hoặc tệ hơn là đột quỵ.
4. Không tham thức khuya
Thức khuya không còn là việc quá hy hữu ở đại đa số người, tuy nhiên sau 50 tuổi chúng ta cần chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ sớm dậy sớm đảm bảo một giấc ngủ chất lượng để cơ thể được hồi phục. Đó là cách tốt nhất để bảo vệ và duy trì sức khỏe.
Các nhà khoa học tại Đại học Northwestern (Mỹ) và Đại học Surrey (Anh) đã thực hiện một nghiên cứu với 433.000 người trưởng thành ở Anh về thói quen thức khuya trong vòng 6,5 năm. Kết quả cho thấy những người ngủ muộn có khả năng tử vong cao hơn 10% so với những người ngủ sớm. Kết quả này đúng với cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi tham gia nghiên cứu. Ngoài ra, các số liệu phân tích cũng cho thấy những người thức khuya thường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, béo phì, đái tháo đường, bệnh hô hấp, các vấn đề về đường tiêu hóa và suy nhược tâm lý...
5. Không tham dầu
Nancy Rodriguez, Giáo sư khoa học dinh dưỡng tại Đại học Connecticut (Mỹ) khuyên rằng, những người sau 50 tuổi cần hạn chế các món nhiều dầu mỡ, giảm lượng calo dung nạp vào cơ thể và khống chế vào khoảng ít hơn 200 calo/ngày để tránh mắc các bệnh tim mạch, béo phì...
Những người sau 50 tuổi cần hạn chế các món nhiều dầu mỡ.
Sau 50 tuổi chức năng dạ dày và hệ tiêu hóa dần suy yếu, do đó người cao tuổi nên chú ý đến chế độ ăn uống, hạn chế dầu mỡ và các loại thức ăn nhanh. Nên ăn nhiều trái cây và rau củ để giúp chuyển hóa các chất béo, đảm bảo các hoạt động bình thường của cơ thể.
Mẹ bầu có biết: Ban đêm xoay mình nhiều lần dễ khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ Trong thời gian mang thai, mẹ bầu khi ngủ vào ban đêm nên chú ý nghỉ ngơi thật tốt, tránh xoay lật người nhiều gây ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu xoay mình nhiều lần khi ngủ ảnh hưởng thế nào đến thai nhi? Đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến em bé. Khi mẹ liên tục trở mình và không thể ngủ...