2 biện pháp tránh thai có hại cho chồng bạn
Xuất tinh ngoài, không xuất tinh mặc dù cũng là biện pháp tránh thai nhưng có hiệu quả không cao hơn nữa lại có thể có hại cho người chồng.
Thưa bác sĩ, vợ chồng em mới kết hôn nhưng chưa muốn có em bé luôn nên chúng em đang tìm cách tránh thai tốt nhất. Cũng giống như các cặp vợ chồng khác, chúng em muốn tìm biện pháp dễ thực hiện, không làm mất cảm giác và không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của em sau này. Chính vì vậy, em không uống thuốc, chồng em không chịu dùng bao cao su nên chúng em áp dụng biện pháp xuất tinh ngoài hoặc kìm nén không xuất tinh. Nhưng mỗi lần kìm nén để không xuất tinh bên trong, em thấy chồng em có vẻ mệt mỏi sau đó. Bác sĩ cho em hỏi, nếu áp dụng biện pháp này lâu dài thì có hại gì cho chồng em không? Em xin cảm ơn tư vấn của bác sĩ! (M. Hảo)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn M. Hảo thân mến!
Trước hết, phải nói với bạn rằng, nếu vợ chồng bạn đang muốn kế hoạch, chưasinh em bé ngay thì bạn nên chọn biện pháp tránh thai có hiệu quả cao. Nếu không muốn uống thuốc tránh thai vì lo có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn sau này thì vợ chồng bạn nên cân nhắc đến việc dùng bao cao su. Đây được coi là biện pháp tránh thai có hiệu quả cao trong việc phòng tránh mang thai ngoài ý muốn và tránh được cả các bệnh lây qua đường tình dục.
Xuất tinh ngoài, không xuất tinh mặc dù cũng là biện pháp tránh thai nhưng có hiệu quả không cao hơn nữa lại có thể có hại cho người chồng. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Xuất tinh ngoài mặc dù cũng là biện pháp tránh thai nhưng nó có hiệu quả không cao hơn nữa lại là một trong những cách tránh thai có hại cho người chồng. Biện pháp tình thế này rất dễ gây ra áp lực tinh thần cho nam giới, khiến họ luôn căng thẳng để căn chuẩn thời điểm rút dương vật ra ngoài. Nếu sử dụng thường xuyên và lâu dài biện pháp này, các quý ông dễ bị liệt dương hoặc mắc bệnh xuất tinh sớm.
Hơn nữa, để kìm giữ không cho xuất tinh bên trong, nhiều người đàn ông còn phải dùng tay đển nén ép đường niệu đạo (nén ép liên hợp khung xương chậu ở bộ phận niệu đạo sau – vùng nằm giữa hậu môn và phần ngoài bộ phận sinh dục). Việc này sẽ ngăn tinh dịch phóng vào âm đạo nhưng lại khiến tinh dịch chảy ngược lại bàng quang, vô tình dẫn tới nguy cơ viêm nhiễm niệu đạo. Việc lạm dụng phương pháp này sẽ dẫn tới bệnh lý xuất tinh ngược dòng, kể cả khi không nén ép niệu đạo. Rất nhiều trường hợp vô sinh có nguyên nhân từ bệnh lý này.
Ngoài ra, một biện pháp khác mà nhiều quý ông cũng áp dụng để đạt hiệu quả tránh thai là không xuất tinh. Thực tế, không xuất tinh không có nghĩa là có thể tránh thai bởi vì tinh trùng có thể có mặt trong tinh dịch trước đó nên nó vẫn có thể khiến người phụ nữ có thau. Hơn nữa, đây cũng là biện pháp có hại cho sức khỏe của nam giới. Xuất tinh là một hiện tượng sinh lý bình thường của nam giới, do vậy phương pháp “giam hãm” tinh trùng sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản của quý ông.
Khi quá trình xuất tinh bị gián đoạn hoặc kiềm chế, tinh khí buộc phải thoát ra bằng cách di tinh, dẫn tới hiện tượng xuất tinh về đêm. Việc không xuất tinh cũng có thể ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh và các cơ quan sinh dục, gây mệt mỏi quá độ, tốc độ phục hồi máu của cơ quan sinh dục sau thời gian cương cứng cũng chậm hơn mức bình thường, dẫn tới nguy cơ liệt dương hoặc viêm tiền liệt tuyến.
Nếu vợ chồng bạn thường xuyên áp dụng cách tránh thai như trên thì chồng bạn có dấu hiệu mệt mỏi cũng là điều dễ hiểu. Vì vậy, vợ chồng bạn nên cân nhắc để chọn biện pháp tránh thai phù hợp hơn nhé.
Chúc vợ chồng bạn vui khỏe!
Theo VNE
Bơm thụt nhiều có hại cho bé không
Con em 4 tháng rưỡi, rất ít đi đại tiện, có khi rặn nhưng không đi được, và có khi không đại tiện trong 4-5 ngày. Nếu mẹ không bơm thụt thì cháu không đi, dù mẹ đã ăn nhiều chất xơ.
Cứ như vậy liệu có ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của cháu không? Em phải làm sao để con hết táo bón và không phải bơm thụt? (Hậu)
Ảnh minh họa: Nutrivize.com.
Trả lời:
Chào bạn,
Bạn không nói rõ con bạn bị táo bón từ khi nào. Táo bón gay gặp ở bé do chế độ ăn uống của mẹ và bé. Nếu táo bón do nguyên nhân bẩm sinh thì thường xuất hiện từ lúc mới đẻ, cũng có khi táo bón chỉ là triệu chứng của một bệnh lý ở bé.
Nếu táo bón do phản xạ đi ngoài, do chế độ ăn uống thì có thể khắc phục bằng cách: Khẩu phần ăn của mẹ ngoài việc ăn đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo có nhiều sữa cho bé bú, cần tăng cường thêm rau xanh và hoa quả tươi, cộng với uống nhiều nước trong ngày.
Nếu bé được bú mẹ thì đi ngoài phân thường nát hoặc sệt, ít khi bị táo bón. Trong trường hợp vì lý do nào đó bé phải ăn thêm sữa bò, bạn cần pha chế sữa đúng liều lượng vì nếu pha đặc quá bé ăn dễ bị táo bón.
Hằng ngày bạn nên xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ, có thể ấn sâu bụng phía dưới bên trái ngày hai đến ba lần, mỗi lần khoảng 5 phút khi đói để kích thích nhu động ruột. Bạn nên tập cho bé đi ngoài vào giờ nhất định và có thể "xi" lúc đó để tạo cho bé có thói quen cứ nghe thấy "xi" là có phản xạ đi ngoài, tránh hiện tượng để bé tự đi ra bỉm.
Nếu các cách trên vẫn không đỡ bạn nên cho bé đến bệnh viện khám để xác định có thể táo bón do bệnh lý thì tùy nguyên nhân sẽ có biện pháp điều trị kịp thời. Không nên lạm dụng thụt cho bé sẽ làm bé mất phản xạ tự đi ngoài. Chúc bạn thành công.
Thạc sĩ Bác sĩ Doãn Thị Tường Vi
Phòng khám Dinh Dưỡng - Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội
Theo VNE
Những lý do ăn bánh mì không có lợi cho sức khỏe Bánh mì là món ăn ưa thích của rất nhiều người, vì tính tiện lơi, nhanh gọn của nó cho một bữa ăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, trong bánh mì có chứa nhiều chất phụ gia có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng nếu như ăn quá nhiều. 1. Các chất phụ gia có trong bánh mì...