2 bệnh viện cùng cứu sống trẻ viêm đa hệ thống sau mắc COVID-19
Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) sau khỏi COVID-19 ở trẻ diễn biến nhanh, nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Em P.T.H (12 tuổi) ở phường Hà Tu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh được gia đình đưa đến BVĐK tỉnh Quảng Ninh trong tình trạng sốt cao 39,6 oC, kết mạc mắt đỏ, hạch vùng cổ phải đau, sưng nề, kích thước 1×2cm. Gia đình cho biết, cháu từng mắc COVID-19 cách đây 1 tháng.
Diễn biến viêm đa hệ thống phức tạp và nguy hiểm
3 ngày trước đó H. sốt cao liên tục, rét run khi sốt, uống thuốc hạ sốt không đỡ, sưng đau nhiều vùng cổ phải. Sau khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhi có các triệu chứng kèm phản ứng viêm mạnh mẽ, tương tự bệnh cảnh viêm đa hệ thống (MIS-C) sau nhiễm COVID-19.
Khoa Nhi, BVĐK tỉnh Quảng Ninh đã có cuộc hội chẩn với lãnh đạo bệnh viện, các chuyên gia Hồi sức tích cực, Tim mạch, chẩn đoán bệnh nhi mắc hội chứng viêm đa hệ thống sau mắc COVID-19.
Phát ban đỏ toàn thân là một trong những triệu chứng của hội chứng MIS-C ở trẻ em sau mắc COVID-19.
Trong quá trình điều trị, tình trạng em H. diễn biến nặng, không đáp ứng với liều thuốc thông thường, sốt cao liên tục 39 – 40 độ, xung huyết củng mạc, phù nề mai mắt hai bên, có dấu hiệu viêm cơ tim cấp, chỉ số EF giảm từ 70% xuống 58% men tim tăng cao, điện tim ngoại tâm thu nhĩ.
Đánh giá tình trạng bệnh có thể gây biến chứng sốc tim, nguy hiểm tính mạng, thầy thuốc Khoa Nhi hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để thay đổi phương án điều trị tối ưu hơn. Nhiều biện pháp tích cực được áp dụng cho bệnh nhi như: truyền kháng viêm liều cao, chống đông, kháng sinh phổ rộng, điều hòa miễn dịch, điều chỉnh rối loạn điện giải…
Sau hơn 1 tuần điều trị và chăm sóc tích cực, sức khỏe của bé đã cải thiện, hết sốt, đỡ xung huyết củng mạc, mạch huyết áp ổn định, ăn uống tốt và dự kiến sẽ ra viện trong ngày gần nhất.
Bố bệnh nhi H. kể lại: “Khi cháu sốt liên tục, gia đình cho cháu uống thuốc hạ sốt không đỡ, cổ sưng đau nên quyết định đưa vào viện cấp cứu. Cả nhà lo lắng khi các bác sĩ chẩn đoán cháu bị hội chứng MIS-C hậu COVID-19, vì trong thời gian mắc trước đó, cháu có triệu chứng bệnh rất nhẹ, chỉ húng hắng ho, chảy mũi 1-2 ngày thấy đỡ. May mắn là được các bác sĩ BVĐK tỉnh Quảng Ninh kịp thời điều trị tích cực mà con tôi đã qua cơn nguy kịch”.
Video đang HOT
2 bệnh viện cùng hội chẩn cứu bé
Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em, viết tắt là MIS-C (Multisystem Inflammatory Syndrome in Children) thường xảy ra sau mắc COVID-19 khoảng 2-6 tuần. Bệnh gây tổn thương đa cơ quan như tim, mạch máu và các cơ quan khác khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh cần nhập viện. Hội chứng này được ghi nhận xảy ra chủ yếu ở trẻ lớn từ 8 – 12 tuổi và có thể lâm sàng là hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ sơ sinh (MIS-N).
Bác sĩ khoa Nhi BVĐK tỉnh Quảng Ninh thăm khám cho một bệnh nhi cùng mắc hội chứng MIS-C sau nhiễm COVID
BS CKII Trần Nhị Hà, Trưởng khoa Nhi, BVĐK tỉnh Quảng Ninh cho biết, em H. vào viện với những triệu chứng: sốt cao liên tục, sưng hạch cổ, xung huyết kết mạc, phù mí mắt… và từng khỏi COVID-19 cách đây 1 tháng.
Đây là những dấu hiệu điển hình của hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) xảy ra ở trẻ sau khỏi COVID-19 từ 2 – 6 tuần. Dù được dùng thuốc điều trị MIS-C ngay từ khi vào viện theo phác đồ của Bộ Y tế, nhưng bệnh vẫn diễn biến phức tạp, dùng thuốc không đáp ứng, tình trạng viêm cơ tim chuyển nặng, nguy cơ dẫn đến biến chứng sốc tim cao, vì vậy chúng tôi đã hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để có phác đồ điều trị tích cực và tối ưu nhất cho cháu. Sau những nỗ lực của đội ngũ nhân viên y tế, bệnh nhi đã phục hồi tốt trong niềm hạnh phúc của gia đình.
Nhờ sự hỗ trợ chặt chẽ với tuyến trung ương cùng những nỗ lực của đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng trong việc triển khai các biện pháp điều trị tích cực nhất đã giúp các bệnh nhi diễn biễn nặng hậu COVID-19 thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”.
Hội chứng MIS-C xảy ra sau mắc COVID-19 ban đầu thường có triệu chứng sốt, rối loạn tiêu hóa, phát ban trên da; diễn biến nặng có thể gây sốc, suy đa cơ quan, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ nguy kịch, thậm chí tử vong. Tỷ lệ tử vong của MIS-C là 1,7%, cao hơn tỷ lệ tử vong do COVID-19.
Trong tình hình diễn biến dịch bệnh còn phức tạp như hiện nay, phụ huynh cần nghĩ tới MIS-C khi trẻ từng mắc COVID-19 có các triệu chứng, như: Sốt cao liên tục trên 38,5 độ C, kèm các biểu hiện rối loạn tiêu hóa (nôn, tiêu chảy, đau bụng), nổi ban đỏ hoặc xung huyết kết mạc, phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân, ý thức lơ mơ, li bì, co giật. Kể cả khi chưa rõ trẻ đã mắc Covid-19 trước đó hay không gia đình vẫn nên cẩn trọng nếu trẻ có những dấu hiệu trên.
Để phòng bệnh cần cho trẻ tiêm phòng vaccine theo đúng quy định
Thầy thuốc BVĐK tỉnh Quảng Ninh khuyến cáo: Cách tốt nhất để phòng MIS-C là tránh không để trẻ bị mắc COVID-19. Các bậc phụ huynh cần tuân thủ nguyên tắc phòng dịch 5K của Bộ Y tế, có chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý, đồng thời nên cho trẻ tiêm vaccine phòng COVID-19 khi có chỉ định và tiêm đủ liều. Bên cạnh đó, vẫn cần tiêm chủng đầy đủ vaccine phòng các bệnh truyền nhiễm khác theo lịch. Với những trẻ có tiền sử đã mắc COVID-19, hoặc tiếp xúc với người mắc COVID-19, sống trong vùng dịch, nếu xuất hiện các biểu hiện sốt cao liên tục, phát ban, mắt đỏ, phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân, rối loạn tiêu hóa… nên nghĩ tới hội chứng viêm đa hệ thống và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời
Liệt dây thần kinh số 7 sau giấc ngủ
Bệnh nhân nam 36 tuổi đi uống rượu, về nằm ngủ ở phòng máy lạnh, sáng hôm sau tỉnh dậy tê bì mặt bên phải, mắt phải nhắm không kín, soi gương thấy méo miệng.
Khám tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec, bác sĩ kết luận liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên bên phải do lạnh, điều trị ngoại trú, phục hồi chức năng, chăm sóc mắt.
Bác sĩ Bùi Thị Thanh, Chuyên khoa Thần kinh, người trực tiếp khám và điều trị cho bệnh nhân này, ngày 14/10 cho biết dây thần kinh số 7, hay còn gọi là dây thần kinh mặt là một dây hỗn hợp có đầy đủ chức năng của một dây thần kinh ngoại vi bao gồm: vận động, cảm giác, thực vật, dinh dưỡng và phản xạ.
Liệt dây thần kinh số 7 là tình trạng dây thần kinh bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cơ vùng mặt mất cân đối, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khả năng giao tiếp... và được chia thành 2 loại theo đặc điểm giải phẫu bệnh:
Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên: Tổn thương biểu hiện ở nửa mặt, có thể kèm theo các rối loạn vị giác 2/3 trước lưới, đau tai...
Liệt dây thần kinh số 7 trung ương: Tổn thương biểu hiện 1/4 dưới của mặt, thường kèm theo liệt vận động do tổn thương bán cầu não nên mang tính chất rất nguy hiểm.
Theo bác sĩ Thanh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến liệt dây thần kinh số 7, đa số (khoảng 3/4 trường hợp) là do người bệnh bị nhiễm lạnh đột ngột, vì vậy, bệnh thường gặp ở mùa đông nhiều hơn mùa hè.
Cụ thể, đoạn dây thần kinh số 7 nằm trong ống xương đá, vốn dĩ đã bị lạnh vì không có cơ che phủ dây thần kinh. Do đó khi gặp gió lạnh đột ngột, không khí lạnh buốt từ bên ngoài khiến càng nhanh bị nhiễm lạnh hơn, mạch máu bị co thắt lại, gây thiếu máu nuôi dưỡng và sưởi ấm làm cho dây thần kinh phù lên, bị chèn ép và dẫn đến liệt.
"Với bệnh nhân trên, sau khi uống rượu bia nằm điều hòa lạnh đột ngột trong thời gian dài đã dẫn đến liệt dây thần kinh số 7, có biểu hiện méo miệng khi ngủ dậy", bác sĩ Thanh nói.
Ngoài ra, theo bác sĩ Thanh còn chỉ ra một số các nguyên nhân khác như do virus, các bệnh lý khác như viêm tai giữa, bệnh Lyme, hội chứng Guillain-Barré... Thậm chí, khối u vùng mặt có thể chèn ép hoặc thâm nhiễm vào dây thần kinh và gây ra yếu mặt một bên như: khối u ở vị trí xương thái dương, ống tai trong, góc tiểu não, tuyến mang tai.
Liệt dây thần kinh số 7 còn có thể do chấn thương sọ ở vùng thái dương, xương chũm; Biến chứng sau phẫu thuật vùng tai, viêm tai, khối u trong xương đá, u tuyến mang tai, vùng hàm mặt; Các bệnh lý nên sọ như u vòm họng, u dây thần kinh số 7, tụ máu nền sọ...
Bệnh nhân bị méo miệng do liệt dây thần kinh số 7, đến khám tại bệnh viện. Ảnh: Thu Ngô
Triệu chứng liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên dễ nhận biết, với biểu hiện mất hoặc giảm vận động những cơ ở mặt. Liệt cả phần trên và phần dưới nửa mặt: Hai bên mặt không cân đối, nhân trung, miệng lệch về phía bên lành, rãnh mũi má mờ, cung lông mày chảy xệ, mất mờ nếp nhăn trán, không thể nhắm kín mắt để lộ nhãn cầu nhìn lên trên và ra ngoài, má xệ.
Bên bị liệt, bệnh nhân không nhăn trán được, mắt không thể nhắm kín (dấu hiệu hở mi) do liệt cơ khép vòng mi và nhãn cầu bị đẩy lên trên để lộ một phần lòng trắng, không làm được động tác nhe răng, phồng má, mím môi, huýt sáo, thổi lửa, chau mày, khi uống nước chảy khóe miệng.
Cảm giác tê một bên mặt, mất cảm giác, vị giác của 2/3 trước lưỡi; Khô mắt do không tiết nước mắt hoặc tăng tiết nước mắt làm nước mắt chảy giàn giụa, nhất là trong hoặc sau bữa ăn.
Nếu liệt dây thần kinh mặt cả hai bên thì mặt vẫn cân đối nhưng mắt hai bên nhắm không kín và khuôn mặt không bộc lộ được cảm xúc, chảy xệ.
Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc, cuộc sống của người bệnh như gây mất hoặc giảm vận động cơ mặt kèm theo những rối loạn về cảm giác, phản xạ, bài tiết tuyến lệ và tuyến nước bọt... làm mất thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
Bệnh tiến triển nặng hơn sau 48h có thể gây các biến chứng như loét giác mạc, rối loạn tuyến nước mắt, co giật, co cứng cơ mặt, thậm chí mù lòa do mắt không thể nhắm được hoàn toàn gây khô mắt, tổn thương niêm mạc.
Để hạn chế tình trạng này, mọi người cần hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh; Giữ ấm cơ thể vào mùa đông; Không để nhiệt độ điều hòa quá thấp khi đi ngủ hạn chế lạnh đột ngột;
Bệnh nếu không phát hiện, điều trị kịp thời, để càng muộn thì nguy cơ để lại di chứng càng cao. Vì vậy khi có các biểu hiện liệt mặt do tổn thương dây thần kinh số 7 ngoại biên cần nhanh chóng tới bệnh viện để được khám và hỗ trợ điều trị ngay.
Nguy hiểm khi trẻ sốt xuất huyết nhưng cha mẹ tưởng mắc Covid-19 Các bác sĩ cho biết nếu cha mẹ nhầm tưởng con tái nhiễm Covid-19 mà để ở nhà tự theo dõi thì khi bệnh sốt xuất huyết nặng, trẻ có thể rơi vào sốc, suy đa cơ quan và nguy hiểm tính mạng. Bệnh nhi vừa mắc sốt xuất huyết và Covid-19 Ngày 14/10 trao đổi với Dân trí , TS.BS Nguyễn Minh...