2 bệnh trẻ thường mắc vào mùa thu, mẹ chú ý cảnh giác!
Mùa thu đến, nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến sức đề kháng của trẻ giảm sút.
Mùa thu đến, chênh lệch nhiệt độ giữa các thời điểm trong ngày cũng như trong nhà và ngoài trời gây kích thích niêm mạc hô hấp của trẻ. Với sức đề kháng yếu ớt, trẻ rất dễ mắc bệnh cảm lạnh. Bệnh cảm lạnh có nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng cấp tích của đường hô hấp trên.
Em bé bị cảm lạnh thường có những triệu chứng và dấu hiệu sau đây:
- Ho khan
- Kích ứng họng
- Chán ăn
- Khó chịu
- Mệt mỏi
Video đang HOT
- Sốt nhẹ (đặc biệt vào ban đêm)
Các triệu chứng trên thường tự biến mất trong vòng 7 ngày.
Cách phòng tránh mắc bệnh cảm lạnh ở trẻ
1. Cho trẻ được nghỉ ngơi và giữ cho không khí trong nhà được lưu thông
2. Thường xuyên cho trẻ tập thể dục để tăng cường sức đề kháng
3. Tránh cho trẻ hút thuốc lá thụ động
4. Tránh cho trẻ đi đến nơi đông người, thông gió kém
Mẹo chăm sóc khi trẻ bị cảm lạnh
Nếu bé dưới 3 tuổi, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện khám bệnh, không nên tự ý cho bé sử dụng thuốc. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh cảm lạnh rất dễ phát triển thành viêm phế quản, viêm thanh quản hoặc viêm phổi. Trẻ lớn hơn với các triệu chứng nhẹ hơn thường không cần đi khám bác sĩ, trừ khi tình trạng bệnh quá trầm trọng.
Lưu ý: Nếu trẻ sốt quá cao, mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt
Nếu tình trạng của em bé không cải thiện trong vòng 1 tuần, các bậc cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Tiêu chảy (nhiễm rotavirus)
Hàng năm vào mùa thu, nhiều em bé bị tiêu chảy, một trong những nguyên nhân chính gây tiêu chảy là nhiễm rotavirus.
Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây viêm dạ dày ruột ở trẻ em dưới 5 tuổi. Biểu hiện lâm sàng của bệnh tiêu chảy (nhiễm rotavirus) là nôn mửa và tiêu chảy, phân loãng hoa cà hoa cải, thậm chí mất nước. Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bố mẹ nên mang phân của trẻ đến bệnh viện để xét nghiệm.
Cách phòng tránh mắc bệnh cảm lạnh ở trẻ
1. Tránh đưa em bé đến nơi công cộng và tiếp xúc với trẻ em bị tiêu chảy
2. Khử trùng bộ đồ ăn và đồ chơi của bé thường xuyên
3. Mẹ phải rửa tay trước khi cho bé ăn, bú
4. Không nên cho trẻ ăn thức ăn mới trong thời gian trẻ bị tiêu chảy
Mẹo chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy
1. Bởi vì hiện tại chưa có thuốc để điều trị tình trạng bệnh tiêu chảy do nhiễm rotavirus, bạn nên cẩn thận, tránh trẻ bị mất nước khi bị tiêu chảy. Cha mẹ nên cho trẻ uống bù nước trong quá trình bị tiêu chảy. Nếu tình trạng của em bé không được cải thiện, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám, chữa kịp thời.
2. Không nên cho trẻ ăn đồ ăn mới, đồ ăn lạnh, chứa nhiều đường, nhiều muối, giàu chất béo khi trẻ bị tiêu chảy
Quỳnh Trang
Theo emdep.vn
Có nên rửa mũi hằng ngày cho trẻ?
Nguyễn Tuyết Thanh (29 tuổi, Nam Định) hỏi: "Con gái tôi 4 tuổi và rất hay bị sổ mũi, nhất là vào thời điểm giao mùa. Tôi có nghe nói xịt và rửa nước muối sinh lý hằng ngày sẽ giúp phòng bệnh cho con. Ngoài ra, khi con bị sổ mũi có thể dùng nước tỏi nhỏ vào mũi trẻ để nhanh khỏi bệnh? Cách này có đúng hay không?".
PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai (TP Hà Nội), trả lời: Có nhiều phụ huynh nghĩ rằng khi thời tiết chuyển mùa thì nên nhỏ nước muối sinh lý để phòng các bệnh đường hô hấp cho trẻ. Tuy nhiên, nếu rửa mũi quá nhiều lần, ngay cả khi không bị các triệu chứng như chảy nước mũi, sẽ gây hại cho trẻ. Bởi thông thường, mũi có cơ chế tự làm sạch. Rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên giúp tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn trong khoang mũi. Nếu mất chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn, gây tổn thương niêm mạc mũi, từ đó dễ bị viêm khiến cho trẻ rát mũi, kích ứng, chảy nước mũi. Trẻ bị sổ mũi (viêm đường hô hấp trên) thường là do virus gây ra, do đó chỉ nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch trước khi nhỏ thuốc trị ngạt mũi nếu trẻ có triệu chứng ngạt, sổ mũi... Khi trẻ bị sổ mũi, phụ huynh chỉ cần xịt hoặc rửa mũi 3-4 lần/ngày. Ngoài ra, khi trẻ ra ngoài môi trường bụi bặm về, sau khi vào bệnh viện chơi cũng có thể nhỏ mũi cho trẻ nhưng trẻ đang khỏe mạnh thì không nhất thiết phải thường xuyên nhỏ mũi để phòng bệnh. Hơn nữa, khi con bị sổ mũi, cha mẹ không nên dùng miệng của mình để hút mũi cho trẻ vì sẽ làm lây lan mầm bệnh sang bé.
Hiện nay, trên mạng xã hội lan truyền rất nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhau. Tuy nhiên, 10 phương pháp chia sẻ thì có 8 phương pháp sai. Trong quá trình điều trị cũng có mẹ hỏi tôi rằng có nên nhỏ tỏi để chữa viêm mũi cho con; do tỏi có tính nóng nếu dùng nước tép tỏi nhỏ trực tiếp vào mũi để chữa sổ mũi sẽ rất nguy hiểm vì gây phỏng, phù nề niêm mạc mũi của trẻ nhỏ.
N.Dung ghi
Theo nld.com.vn
Mẹo giữ sức khỏe vào mùa thu Nên vận động vào sáng sớm hoặc chiều tối và lau mồ hôi kỹ để tránh cảm lạnh. Thời tiết mùa thu chuyển từ tính nhiệt sang tính hàn, cơ thể con người bắt đầu có sự chuyển hóa âm dương. Do đó, tinh thần, sức lực, chế độ ăn uống và trang phục cần phải dựa theo đặc điểm của khí hậu...