1,9 triệu người TP HCM trên 50 tuổi cần tiêm vaccine Covid-19
Thống kê của Chi cục dân số đến ngày 30/6, TP HCM có 1,9 triệu người trên 50 tuổi, chiếm khoảng 20% tổng dân số (9,1 triệu), trong diện cần tiêm vaccine song hiện chưa rõ bao nhiêu người đã được tiêm.
Ông Nguyễn Hồng Tâm, phó giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết thông tin trên, tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch trên địa bàn chiều 27/9.
Theo ông Tâm, tiêu chí bắt buộc đầu tiên trong dự thảo hướng dẫn Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 của Bộ Y tế là “ít nhất 80% dân số trên 50 tuổi được tiêm đủ liều vaccine”. Các địa phương rà soát lại nhóm độ tuổi này để tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi hai khi đủ điều kiện, nhằm đáp ứng sớm nhất tiêu chí này.
Tại cuộc họp, ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM đề nghị HCDC làm rõ hơn các số liệu, gồm trong hơn 2,8 triệu người thành phố đã tiêm hai mũi thì có bao nhiêu người trên 50 tuổi; đồng thời, trong số 1,9 triệu người trên 50 tuổi thì những ai đã tiêm đủ hai mũi. Từ đó sẽ tính được số người trên 50 tuổi cần tiếp tục tiêm mũi hai và thành phố cần bao nhiêu vaccine để đạt được mục tiêu đến 30/9 hoàn thành tiêm chủng.
“Tuy nhiên, để có được con số này cần thời gian, vì trước đây thành phố chỉ thống kê số người trên 65 tuổi đã tiêm vaccine”, ông Hải nói.
Video đang HOT
Tính đến hôm qua, thành phố đã tiêm được tổng cộng 9.625.803 mũi vacccine phòng Covid-19, gồm 6.816.113 mũi một và 2.809.695 mũi hai.
Người dân tiêm trên xe tiêm vaccine lưu động ở quận Gò Vấp, ngày 14/8. Ảnh: Quỳnh Trần
Ngày 25/9, tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 với các địa phương, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày dự thảo hướng dẫn tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả Covid-19.
Theo đó, ba tiêu chí đánh giá thích ứng an toàn Covid-19 là ít nhất 80% người trên 50 tuổi được tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19; 100% các trạm y tế xã, phường, thị trấn (xã) có oxy y tế và 100% các xã có kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động và tổ chăm sóc người nhiễm tại cộng đồng; Tỉnh, thành phố có kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 theo mô hình tháp 3 tầng; bảo đảm tối thiểu 2% số giường hồi sức cấp cứu (ICU) trên tổng số ca bệnh theo dự báo tình hình dịch tại địa phương ở cấp độ 4 tại các cơ sở y tế của tỉnh/thành phố.
Các chỉ số phân loại cấp độ dịch: Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 dân/tuần; Tỷ lệ người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng Covid-19.
TP HCM đề xuất thay đổi một số tiêu chí để phù hợp với thực tiễn của thành phố. Trước đó, Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi đã kiến nghị Thủ tướng xem xét cho phép thành phố áp dụng quy định riêng để có thể mở cửa nền kinh tế vì một số điều kiện đặc thù. Thành phố cũng kiến nghị Thủ tướng ưu tiên vaccine cho TP HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để sớm đạt độ bao phủ.
Đến 18h ngày 26/9, thành phố ghi nhận 372.202 ca Covid-19 đã được Bộ Y tế công bố. Trong ngày 26/9 có 3 chỉ số cùng giảm, gồm số bệnh nhân nhập viện trong ngày (2.805) sau một thời gian rất dài đã thấp hơn số bệnh nhân xuất viện (2.936); số bệnh nhân nặng phải thở máy (1.856); và số ca tử vong (122 – thấp nhất từ 22/8 đến nay). Khoảng 150.000 F0 có kết quả test nhanh dương tính chưa được Bộ Y tế cấp mã số quốc gia.
Đà Nẵng: Chuẩn bị chống dịch COVID-19 trong trạng thái 'bình thường mới'
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của thành phố,các cơ quan chức năng trên địa bàn cần chuẩn bị kỹ các văn bản hướng dẫn nhằm thông tin sớm cho người dân và các cơ sở kinh doanh để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định Bộ Y tế sau khi được hoạt động trở lại.
Sau gần 2 tháng (từ ngày 31/7) thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, thành phố Đà Nẵng đã từng bước khống chế được dịch. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng vừa ra thông báo để người dân, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn chủ động các biện pháp phòng, chống dịch khi thành phố cho phép mở lại các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh.
Các chốt chặn ở các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (ảnh tư liệu).
Thành phố Đà Nẵng yêu cầu các cá nhân thực hiện nghiêm Thông điệp 5K (khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tập trung - khai báo y tế); tích cực tham gia tiêm vaccine phòng COVID-19. Mỗi cá nhân phải có một mã QRCode theo hướng dẫn và thường xuyên sử dụng mã QRCode khi đến nơi đông người, đến nơi làm việc, học tập, tham gia các hoạt động và trở thành thói quen, nếp sống của người dân thành phố trong bối cảnh thích ứng an toàn với dịch COVID-19.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp khi được hoạt động trở lại như trước thì phải có phương án thích ứng với việc phòng, chống dịch trong từng lĩnh vực theo các hướng dẫn của Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch đã ban hành. Hằng ngày, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm soát QRCode của những người đến làm việc, học tập và sử dụng dịch vụ (nơi nào chưa có phương án phòng, chống dịch và chưa có thiết bị kiểm soát QRCode thì chưa được hoạt động).
Người dân được ra, vào thành phố nhưng phải khai báo từ trước trên ứng dụng phần mềm theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông, được hệ thống tự động cấp mã QRCode nếu đủ điều kiện và quét mã QRCode ở các chốt kiểm soát tại cửa ngõ ra, vào thành phố. Trường hợp người dân vào thành phố mà không khai báo hoặc khai báo không trung thực để có mã QRCode hoặc không được kiểm tra mã QRCode tại các chốt thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Việc khai báo chính xác, đầy đủ khi vào thành phố cũng là cơ sở để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho công dân sinh sống, học tập và làm việc tại thành phố.
Kiểm tra giấy đi đường bằng cách quét mã QR Code trên giấy đi đường của các doanh nghiệp tại Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của thành phố và các cơ quan chức năng trên địa bàn cần chuẩn bị kỹ các văn bản hướng dẫn nhằm thông tin sớm cho người dân và các cơ sở kinh doanh biết để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định Bộ Y tế sau khi được hoạt động trở lại.
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng tính từ 13 giờ ngày 25/9 đến 13 giờ ngày 26/9 thành phố có 8 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, trong đó có 1 ca trong cộng đồng. Hiện thành phố có 47 trong tổng số 56 xã, phường không có ca mắc trong cộng đồng suốt 14 ngày liên tiếp và là "vùng xanh". Thành phố đã lấy mẫu xét nghiệm cho gần 74.000 lượt người và đã tiêm 756.498 liều vaccine cho người dân. Từ ngày 10/7 đến ngày 26/9 thành phố ghi nhận 4.660 ca mắc COVID-19.
Quảng Trị: Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tỉnh Quảng Trị, tỉnh đang nỗ lực tập trung các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine một cách an toàn, đạt hiệu quả; tập trung tiêm cho các đối tượng thuộc diện ưu tiên theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tỉnh triển khai tiêm 68.560...