19% người dùng từng đánh rơi điện thoại vào… toa lét
Bồn cầu là 1 trong những kẻ thù lớn nhất của điện thoại thông minh. Không tin ư? 19% số người được hỏi từng chứng kiến cuộc “đụng độ” giữa chú dế yêu với bồn cầu. Và “tỉ lệ thương tật vĩnh viễn” về phía smartphone sau những cuộc thư hùng kiểu này cực kỳ cao.
Con người thường hay làm những việc điên rồ mà chính họ cũng không hiểu nổi, nhiều người phải trả giá và mất đi nhiều thứ cho những sai lầm ngớ ngẩn mà mình đã gây ra. Một nghiên cứu của dịch vụ Plaxo đã chỉ ra rằng dường như giờ đây bồn cầu là 1 trong những mối đe dọa lớn đối với sự phát triển của ngành công nghiệp điện thoại.
Theo thống kê của Plaxo, 19% số người sử dụng smartphone đánh rơi điện thoại của họ xuống toa lét. Như vậy có thể giả định rằng trung bình thì cứ một gia đình có 5 người thì sẽ có 1 người thường vác điện thoại vào phòng tắm và tuột tay để chú dế yêu “cuốn theo dòng nước”.
Google cũng từng có một nghiên cứu về việc này. Họ cho rằng 39% người dùng thường mang theo điện thoại vào nhà vệ sinh. Đa số những người thuộc dạng này không có thói quen sao lưu dữ liệu trên điện thoại của họ, vì thế họ sẽ phải đối mặt với việc bị mất dữ liệu nếu điện thoại có vấn đề. Và những “vấn đề” có thể xảy ra với 1 chiếc điện thoại ở trong nhà tắm thường khá tồi tệ, đánh rơi vào… bồn cầu là một trong số đó.
Video đang HOT
Khảo sát của Google cho thấy 39% số người được hỏi thường mang điện thoại vào phòng vệ sinh.
Vâng, và đó là các con số thống kê, nhưng câu hỏi là, ngoài đời thực liệu chuyện đánh rơi điện thoại vào bồn cầu phổ biến tới mức nào?
Việc này nghe qua thì rất kinh khủng và điều còn khủng khiếp hơn nữa là nó rất phổ biến. Dạo qua 1 vài trang web đăng tải chuyện phiếm, chúng ta dễ dàng gặp những tai nạn về việc đánh rơi điện thoại vào bồn cầu. Chẳng hạn như ở Trung Quốc cách đây không lâu, một người đàn ông đã bị kẹt tay trong hố xí và phải nhờ đến lực lượng cứu hộ mới giúp được anh này thoát ra. Lý do? Anh ta đã cố tìm cách… móc chiếc điện thoại đánh rơi trong đó.
Anh chàng này bị kẹt tay trong lúc cố móc… bồn cầu để tìm điện thoại.
Cũng có một quảng cáo của Windows Phone 7 nói về một người đàn ông đã lấy smartphone của mình ra khỏi bồn tiểu khi vô tình đánh rơi nó trong lúc cố gắng để thực hiện hai việc cùng một lúc.
Quảng cáo của Microsoft về WP7 cũng nói đến việc đánh rơi điện thoại trong nhà vệ sinh.
Sau khi đọc những kết quả thống kê ở trên chúng ta không khỏi giật mình. Nếu 39% số người mang điện thoại vào nhà vệ sinh và 19% người dùng đánh rơi chúng vào bồn cầu thì cũng có nghĩa là hơn một nửa trong số những người mang điện thoại vào nhà vệ sinh sẽ làm rơi chúng. Một con số đáng ngại.
Cứ với đà này thì làm sao con người có thể vực dậy nền kinh tế thế giới đang tuột dốc và đồng tiền trượt giá khi mà chúng ta còn không thể giữ 1 chiếc điện thoại bé nhỏ khỏi… trượt tay và rơi tõm vào toa lét?
Liệu rằng sẽ có một ai đó sẽ sớm phát minh ra điện thoại với lớp vỏ chống trơn trượt trước khi quá muộn?
Theo Bưu Điện VN
Bông hồng thuỷ tinh
Anh đã khi nào nghe bài hát này chưa người yêu. Bài hát có câu rằng: " Mong cho đôi tay nâng niu chớ vô tình có đánh rơi, vì tình yêu kia mong manh..." Tình yêu không mong manh, cũng không hề dễ tan vỡ đâu.
Chỉ khi nào anh buông tay và trái tim em tan vỡ. Em cố gắng chia sẻ, cố gắng để được nghe anh nói nhưng anh từ chối. Anh nói rằng anh đang rối lắm, vậy là anh cho mình quyền được buông tay ra, em muốn đỡ mà trái tim em tan vỡ. Em chợt nhận ra, khi anh bảo: "anh làm sao mà trả được" dù vô tình hay hữu ý, anh làm em bừng tỉnh trong cơn đau này. Hoá ra anh sợ phải trả nợ em (đúng có lẽ thứ duy nhất anh nợ em là tình em, anh không trả được).
Anh không cần em nữa, không cần nữa. Nước mắt không thể rơi, bất chợt tan vỡ như bông hồng thuỷ tinh kia. Em chợt thoáng nghĩ ngợi, em đã nhận ra điều em cố gắng không tin, không muốn tin là anh không cần em nữa. Em cần một bờ vai chia sẻ, thấu hiểu, làm niềm tin. Anh nợ em điều đó nhưng em không đòi được, em không muốn đòi nữa. Em phải sống cho mình, cho người thân và cho bao người còn đang yêu em. Vượt qua điều này khó lắm, nhưng em tin ở nơi nào đó còn bông hồng khác cho em, cho anh, cho tất cả...
Theo Bưu Điện Việt Nam
Thầy giáo đánh hàng loạt học trò, thách gia đình gọi công an Nhiều gia đình học sinh lớp 4 trường tiểu học Lương Thế Trân (Cái Đước, Cà Mau) phản ánh việc các em bị thầy giáo thể dục đánh roi vì không thuộc bài. Ngày 23/11, bà Lê Thị Thu, mẹ em Mạc Quang Linh học lớp 4, Trường Tiểu học Lương Thế Trân (Cái Đước, Cà Mau) kể lại: "Con tôi bị thầy...