18 năm, nhiều người vẫn chết dần, chết mòn vì thảm kịch 11/9
18 năm trôi qua, nhưng những di chứng về bệnh tật để lại sau thảm kịch 11/9 vẫn còn hiện hữu và có thể sẽ tiếp tục kéo dài trong tương lai.
Theo một nghiên cứu công bố tuần trước, các nhân viên cứu hỏa được điều động tới dọn dẹp tàn tích của Trung tâm Thương mại thế giới sau vụ khủng bố 11/9 đang “chết dần, chết mòn” vì các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là liên quan tới các bệnh về tim mạch.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open hôm 6/9 cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa việc bị phơi nhiễm hóa chất sau thảm kịch cách đây 18 năm và nguy cơ mắc bệnh tim mạch lâu dài với các triệu chứng bao gồm đau tim, đột quỵ, đau thắt ngực không ổn định, phẫu thuật động mạch vành và nong mạch vành.
Theo tác giả của nghiên cứu, các nhân viên cứu hỏa tới hiện trường vào ngày xảy ra vụ tấn công có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 44% những người tới vào ngày hôm sau hoặc muộn hơn. Những người làm việc tại địa điểm này trong 6 tháng trở lên có nguy cơ gặp các biến cố về tim mạch cao hơn 30% so với những người làm việc dưới 6 tháng.
Lính cứu hỏa được điều động tới hiện trường có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch. (Ảnh: Getty)
Kể từ năm 2002, hơn 16.000 lính cứu hỏa tham gia vào các hoạt động cứu hộ, phục hồi, dọn dẹp tại Vùng đất trống- nơi tọa lạc Tòa Tháp Đôi, được đưa vào diện kiểm tra và đánh giá sức khỏe toàn diện của thành phố New York và các tổ chức y tế.
Vụ khủng bố 11/9 giải phóng một lượng hóa chất khổng lồ ra không khí. Hàng chục nghìn nhân viên cứu hộ, lính cứu hỏa và tình nguyện viên tham gia vào các nỗ lực cứu hộ và dọn dẹp tại Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC), Lầu năm góc và khu vực xung quanh Shanksville, Pennsylvania trong ngày 11/9 và nhiều tháng sau đó phải tiếp xúc với hỗn hợp đặc biệt nguy hiểm bao gồm amiăng, bụi xi măng, vật liệu xây dựng và khói.
Họ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ung thư với ung thư tuyến tiền liệt, thận và bàng quang là 3 trong số các loại ung thư thường gặp nhất.
Theo Chương trình Sức khỏe Trung tâm Thương mại Thế giới, chương trình liên bang hỗ trợ về mặt sức khỏe cho những người sống sót sau 11/9, có khoảng 10.000 người bị chẩn đoán mắc ung thư sau vụ việc.
Vào cuối tháng 6, 21.000 trường hợp không thuộc nhóm phản ứng đầu tiên cũng được đưa vào danh sách theo dõi. Trong số này, 4.000 người mắc ung thư, phổ biến nhất là ung thư tiền liệt tuyến, vú và da.
Một nghiên cứu vào tháng 8/2019 cho thấy mức phơi nhiễm đường hô hấp với bụi mà vụ khủng bố 11/9 phát tán vào môi trường có thể gây ra phản ứng viêm và miễn dịch ở mô tuyến tiền liệt liên quan đến ung thư.
Video đang HOT
Nhiều người chỉ trích giới chức New York hời hợt trong việc đánh giá hậu quả sau thảm họa, không đưa ra cảnh báo cách ly mà vẫn để người dân tiếp diễn nhịp sống bình thường sau ngày 11/9 cách đây 18 năm.
“Mọi người ở đó trở lại với cuộc sống bình thường chỉ vài ngày sau thảm họa. Nhưng thử nhìn vào những gì xảy ra vài năm sau, người ta đang chết dần”, Febrillet, 44 tuổi, một trong số 21.000 trường hợp thêm vào mới đây cho biết.
John Mormando không nằm trong số các nhân viên cứu hộ, lính cứu hỏa hay tình nguyện viên có mặt để trợ giúp và hỗ trợ sau thảm kịch, nhưng địa điểm anh làm việc cách không xa Vùng đất trống.
“Chúng tôi quay trở lại làm việc đúng một tuần sau ngày hôm đó. Chúng tôi được thông báo rằng không khí vẫn ổn và chúng tôi cần quay lại làm việc”, Mormando nói.
Cách đây hơn 1 năm, Mormando bị chuẩn đoán ung thư vú, căn bệnh hiếm gặp ở nam giới dù gia đình không có ai bị tiền sử mắc ung thư. 14 người sống và làm việc gần Vùng đất trống cũng bị chuẩn đoán mắc căn bệnh quái gở này giống Mormando.
Các chuyên gia sức khỏe thừa nhận rất khó để chỉ ra nguyên nhân mắc ung thư với từng bệnh nhân, nhưng lượng khói bụi mà các trường hợp mắc ung thư hít phải sau thảm kịch cách đây 18 năm có liên quan tới tình trạng sức khỏe hiện tại của họ.
Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, tỷ lệ ung thư của những người hít phải khói bụi tại hiện trường cao hơn 10-30% so với những người không tiếp xúc.
Tổng thống Trump hồi tháng 7 ký một dự luật để các nạn nhân có thể tiếp tục nhận đề bù và nộp đơn yêu cầu bồi thường tới tháng 12/2020. Quỹ Bồi thường trị giá 7,3 tỷ USD, mức bồi thường trung bình cho các bệnh nhân dao động từ 240.000 USD – 682.000 USD
Các chuyên gia y tế cho rằng các căn bệnh ung thư đều cần thời gian ủ bệnh và có thể đợi tới vài chục năm sau mới phát tác.
“Ung thư không có thời hạn. Nó sẽ không dừng lại một cách kỳ diệu vào một thời điểm nào đó. Sẽ chẳng có thời hạn nào cho ung thư cả”, một chuyên gia nói.
Ngày 11/9/2001, cả thế giới bàng hoàng chứng kiến cảnh hai máy bay đâm thẳng tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) trong một loạt khủng bố nhằm vào nước Mỹ. Ngoài Tòa tháp đôi ở New York, một máy bay khủng bố khác đâm vào trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ ở Washington, chiếc máy bay thứ tư, được cho là nhắm vào Nhà Trắng hoặc Tòa nhà Quốc hội, rơi xuống một cánh đồng ở Shanksville, Pennsylvania.
Thảm kịch khiến gần 3.000 người thiệt mạng và là vụ khủng bố đẫm máu nhất do thế lực nước ngoài gây ra tại Mỹ. Ngoài ra, còn có hơn 6.000 người khác bị thương, trong khi danh tính của hơn 1.100 nạn nhân vẫn chưa được xác định.
(Nguồn: SCMP, NBC News)
SONG HY
Theo VTC
11/9, ngày nước Mỹ mất đi ảo tưởng về sự bất khả xâm phạm
Ngày 11/9/2001 khiến cả thế giới rúng động và làm nước Mỹ hoàn toàn thay đổi, là ngày nước Mỹ đánh mất sự ngây thơ và ảo tưởng về sức mạnh bất khả xâm phạm của họ.
8h46 sáng ngày 11/9/2001, mọi người làm việc trong tòa tháp Bắc của khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới tại Thành phố New York nghe thấy một tiếng nổ chói tai. Chiếc máy bay mang số hiệu 11 của hãng hàng không American Airlines đã đâm vào tầng 93 đến 99 của toà tháp này. Ảnh: Reuters.
17 phút sau, chuyến bay số hiệu 175 của hãng hàng không United Airlines lao vào tòa pháp phía Nam của Trung tâm Thương mại Thế giới. Lửa bốc lên ngùn ngụt, đốt cháy tất cả mọi thứ. Mọi chuyến bay phi quân sự trong không phận Mỹ được lệnh phải hạ cánh. Ảnh: Reuters.
Hàng nghìn người đã bị mắc kẹt ở các tầng trên của hai tòa tháp. Nhiều người chết ngay lập tức khi các máy bay đâm vào. Một số khác chọn cách gieo mình để thoát khỏi đám cháy và khói. Bức ảnh "Người đàn ông rơi" (The Falling Man) được chụp bởi nhiếp ảnh gia Richard Drew của hãng tin AP, một trong số những bức ảnh gây ám ảnh nhất trong sự kiện 11/9. Danh tính người đàn ông trong bức ảnh chưa bao giờ được xác định. Ảnh: AP.
Hai cú đâm mạnh đã làm phá vỡ cấu trúc của các tòa tháp. 1 giờ 42 phút sau khi chiếc máy bay đầu tiên đâm vào tòa tháp Bắc, cả hai tòa nhà cao 110 tầng sụp đổ hoàn toàn. Trong ảnh là quang cảnh thành phố New York nhìn từ trên cao sau khi khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ. Ảnh: AFP.
Bụi bao phủ một lính cứu hỏa tham gia giải cứu tại hiện trường. Khi vụ tấn công xảy ra, Sở Cứu hỏa thành phố New York đã nhanh chóng đến hiện trường. 343 thành viên đội cứu hỏa đã thiệt mạng khi cố gắng cứu người trong các tòa tháp đang cháy. Ảnh: Getty.
Các nhân viên cứu hỏa đã phải mất hơn 100 ngày để dập tắt hoàn toàn các đám cháy trong vụ khủng bố này. Các phương tiện giao thông không nhằm mục đích cứu hộ bị cấm đi vào các con đường ở khu vực hạ Manhattan. Ảnh: Getty.
Khu vực xung quanh Trung tâm Thương mại Thế giới trở nên hoang tàn. Khói và bụi độc hại vẫn lơ lửng trong không khí nhiều ngày sau khi hai tòa tháp sụp đổ . Vô số phương tiện giao thông như xe hơi, xe tải,... đã bị phá hủy. Vụ cháy và sụp đổ của hai tòa tháp đã giải phóng hàng trăm tấn bụi và các chất độc hại như amiăng, chì, thủy ngân, benzen và điôxin. Ước tính có gần 15.000 người đã mắc phải ung thư do tiếp xúc với các hóa chất sau sự kiện này. Ảnh: AP.
Trung tâm Thương mại Thế giới không phải là mục tiêu duy nhất của vụ tấn công này. 9h37 sáng ngày 11/9 đó, những tên không tặc cho đâm chuyến bay mang số hiệu 77 của hãng American Airlines vào Lầu Năm Góc. 59 hành khách trên máy bay và 125 người dưới mặt đất đã thiệt mạng trong vụ tấn công thứ ba này. Ảnh: Getty.
Một phần của Lầu Năm Góc bị phá hủy sau cú đâm trên. Ảnh: Reuters.
Các nhà điều tra đang đi vào khu vực có các mảnh vỡ tại nơi chuyến bay mang số hiệu 93 của hãng United Airlines rơi ngày 11/9/2001 gần Shanksville, Pennsylvania. Đây là một trong số bốn vụ không tặc vào ngày 11/9. Các hành khách trên chuyến bay đã chống trả quyết liệt nên bọn khủng bố đã không thể điều khiển máy bay này đâm vào Washington D.C như dự định, thay vào đó máy bay lao xuống một bãi đất trống ở Pennsylvania. Ảnh: Reuters.
Nhiều người nói rằng 11/9/2001 là ngày nước Mỹ đánh mất sự ngây thơ và ảo tưởng về sức mạnh bất khả xâm phạm của mình. Đối với những người trực tiếp bị ảnh hưởng, bi kịch của họ cá nhân hơn nhiều. Christine Lee Hanson là nạn nhân nhỏ tuổi nhất trong chuỗi các vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Nếu không có vụ tấn công, cô sẽ tròn 20 tuổi vào cuối tháng này. Cả một thế hệ của gia đình Hanson đã thiệt mạng trong chuyến bay 175 của hãng United Airlines. Ảnh: Eunice Hanson.
Theo Zing.vn
Sốc: Ảnh chưa từng tiết lộ về hiện trường kinh hoàng vụ khủng bố 11/9 Một bác sĩ đầu tiên có mặt tại Ground Zero (mặt đất bằng không) - nơi tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, Mỹ đổ sập trong vụ khủng bố 11/9/2001 vừa lần đầu công bố những bức ảnh ám ảnh về hiện trường ngổn ngang, kinh hoàng sau thảm họa. Nước Mỹ đang tưởng niệm 18...