18 cán bộ diện Trung ương quản lý bị xử lý hình sự trong 8 năm
Trong 18 cán bộ diện Trung ương quản lý bị xử lý hình sự từ 2013 – 2020, có 1 Ủy viên Bộ Chính trị; 7 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương; 4 Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng; 7 tướng.
Đó là con số đáng chú ý được báo cáo tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020 diễn ra sáng 12/12 do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì.
Kỷ luật hơn 110 cán bộ cấp cao
Báo cáo tổng kết cho thấy, từ khi thành lập Ban Chỉ đạo (năm 2013) đến nay, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng thực sự “đã trở thành phong trào, xu thế,” được cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được quốc tế ghi nhận.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phòng chống tham nhũng. Ảnh: TTXVN
Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế- xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Theo kết quả điều tra dư luận xã hội do Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành mới đây, tuyệt đại đa số ý kiến người dân (93%) bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng phát biểu kết luận Hội nghị – Ảnh: TTXVN
Video đang HOT
Trong giai đoạn 2013 – 2020, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 131.000 đảng viên. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, đã thi hành kỷ luật hơn 87.000 cán bộ, đảng viên, trong đó có trên 3.200 đảng viên bị kỷ luật liên quan đến tham nhũng.
Đáng chú ý là thi hành kỷ luật hơn 110 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 27 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; 4 Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; hơn 30 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Đây là bước đột phá trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng.
Ngoài ra, từ năm 2013 đến nay, qua công tác thanh tra, kiểm toán, các cơ quan đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 700.000 tỷ đồng, hơn 20.000ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm hơn 14.000 tập thể, nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý gần 700 vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
1.900 vụ án tham nhũng, với gần 4.400 bị cáo
Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế được tiến hành kiên quyết, không khoan nhượng, không nương nhẹ, không làm oan, không bỏ lọt tội phạm, rất nghiêm minh, nhưng cũng rất nhân văn, có lý, có tình.
Không những vậy, còn có tác dụng cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, giáo dục, phòng ngừa mạnh mẽ, được dư luận, nhân dân rất đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, tạo bước đột phá trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng.
Trong giai đoạn này, các cơ quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm hơn 11.700 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế, trong đó có 1.900 vụ án tham nhũng, với gần 4.400 bị cáo.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc báo cáo tại hội nghị. Ảnh: TTXVN
Riêng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng đã đưa vào theo dõi, chỉ đạo hơn 800 vụ án, vụ việc ở 3 cấp độ, trong đó trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 133 vụ án; 94 vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, đã đưa ra xét xử sơ thẩm 86 vụ án, 814 bị cáo, trong đó có 18 cán bộ diện Trung ương quản lý bị xử lý hình sự. Trong đó có một Ủy viên Bộ Chính trị, 7 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng, 7 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang (một người có thể có hai chức danh)…
Kết quả phát hiện và xử lý tham nhũng trong thời gian qua đã thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta là “Nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Bên cạnh việc tập trung chỉ đạo xử lý nghiêm các sai phạm, công tác thu hồi tài sản tham nhũng cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Việc kê biên, thu giữ tài sản trong nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng đạt khá cao.
Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế được nâng lên rõ rệt. Năm 2013, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trong giai đoạn thi hành án chỉ đạt dưới 10%, thì bình quân giai đoạn 2013 – 2020, đạt 32,04%…
Phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, tạo nền tảng phát triển mới
Kỳ họp họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã tiến hành phiên bế mạc vào chiều 17-11.
Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, kỳ họp đã tiếp tục khẳng định rõ tinh thần đoàn kết dân tộc, nghị lực, quyết tâm cao để đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn, nhanh chóng phục hồi kinh tế và phát triển bền vững.
Tiếp tục phát huy mạnh mẽ tinh thần dân tộc
Đề cập đến những kết quả tích cực, toàn diện trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền quốc gia 5 năm 2016-2020, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ; sự nỗ lực của các cấp, ngành, sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân giai đoạn vừa qua.
Đặc biệt, năm 2020 là năm cuối nhiệm kỳ, tuy có nhiều biến động, khó khăn, nhất là những thách thức lớn từ tình hình dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu và suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến một số chỉ tiêu không đạt được như kế hoạch đề ra, nhưng vẫn là một năm thành công của nước ta. Việt Nam được coi là điểm sáng trên thế giới cả về phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế.
"Đây là những thành tích rất đáng trân trọng, tự hào, là kết quả của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tạo thế và lực mới để đất nước vững bước vào giai đoạn tiếp theo", Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, với tinh thần tiếp tục đổi mới tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm của khu vực đô thị, nông thôn, Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM.
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi, phát huy tiềm năng, thế mạnh cho sự phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền TPHCM trong giai đoạn tới.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, năm 2021 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với nhiều thời cơ và vận hội mới (năm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử ĐB Quốc hội khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ năm 2021-2026, năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030...), tuy nhiên, dự báo nước ta sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn.
Vì vậy, Quốc hội đề nghị Chính phủ, các cấp, ngành và kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân tiếp tục phát huy mạnh mẽ tinh thần dân tộc, đoàn kết, đồng sức, đồng lòng, chủ động, trách nhiệm cao để thực hiện mục tiêu phòng chống dịch bệnh và phục hồi phát triển kinh tế; phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, kế hoạch, tạo nền tảng để bước vào giai đoạn phát triển mới...
Trước mắt, tiếp tục quan tâm, ủng hộ, chia sẻ, chung tay giúp đỡ đồng bào tại các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Bố trí vốn cho một số dự án khắc phục hậu quả thiên tai
Trước khi bế mạc, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. Trong đó, Quốc hội yêu cầu việc bố trí vốn đầu tư công giai đoạn năm 2021-2025 phải lưu ý bố trí vốn cho một số dự án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập; phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, gia cố hệ thống đê xung yếu, kè sông biên giới, hạ tầng cảng nghề cá, khu vực neo đậu tàu, thuyền tránh, trú bão; quy hoạch và bố trí lại dân cư vùng bị tác động trực tiếp bởi thiên tai; xây dựng trụ sở các cơ quan tư pháp.
Quốc hội cũng giao Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh các giải pháp triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM, nhất là các cơ chế đặc thù về tài chính, ngân sách để phát huy tiềm năng, thế mạnh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của thành phố trong giai đoạn tới, đồng bộ với việc triển khai tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố và bảo đảm hiệu quả quyền giám sát của nhân dân; có phương án giải quyết dứt điểm việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn thành phố đã được phê duyệt; có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến phương án sử dụng đất khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp.
Quốc hội cũng nhất trí với đề nghị của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Cụ thể, cho phép Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn và gia hạn không quá 2 lần cho tổ chức tín dụng (không bao gồm các tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt) để cho Vietnam Airlines vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; cho phép Vietnam Airlines chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ khi đáp ứng quy định; Chính phủ giao Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thay mặt Chính phủ đầu tư mua cổ phiếu tại Vietnam Airlines thuộc quyền mua cổ phần của cổ đông nhà nước theo phương thức chuyển giao quyền mua; đồng thời, cho phép xác định việc đầu tư nêu trên thuộc dự án nhóm A...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác giảm nghèo Sáng 11-12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo, giai đoạn 2016-2020. Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; đại diện lãnh đạo các bộ,...