18 cách khử mùi nhà bếp nhanh và hiệu quả tức thì cho bếp thơm tho suốt Tết
Mùi nhà bếp gây cho các bà nội trợ không ít phiền toái trong quá trình nấu nướng. Hãy tham khảo ngay cách khử mùi nhà bếp nhanh và hiệu quả tức thì dưới đây.
Tết đến cũng là lúc bếp nhà bạn hoạt động hết công suất. Trong quá trình nấu nướng hàng ngày, mùi từ thức ăn bốc lên và bám dính trên mọi bề mặt nhà bếp của bạn.
Bên cạnh đó, thói quen đặt thức ăn trong nhà bếp mà không cất trong tủ lạnh cũng khiến nhà bếp nhanh chóng bị nặng mùi. Bếp cũng sẽ có mùi khó chịu khi bên trong có những đồ dùng như mắm muối, gia vị.
Một nguyên nhân cuối cùng khiến nhà bếp có mùi hôi là do côn trùng, vi khuẩn luôn tìm kiếm, quậy phá thức ăn trong nhà bếp của bạn.
Khi bạn sinh hoạt, chúng có thể không xuất hiện nhưng sẽ “mở tiệc” về đêm lúc bạn ngủ. Ngoài các nguyên nhân khách quan như trên, bạn vẫn có thể gặp phải các tình huống rơi đổ thức ăn, gia vị khiến nhà bếp bị ám mùi.
Để giải quyết những nguyên nhân trên và giúp nhà bếp sạch mùi, hãy cùng theo dõi các tips bên dưới đây.
1. Cách khử mùi nhà bếp hiệu quả bằng muối
Một trong những nguyên nhân khiến nhà bếp có mùi hôi là do hệ thống cống, bồn rửa bị tắc nghẽn rác. Để giải quyết tình trạng này, bạn có thể sử dụng muối và baking soda để đổ xuống cống hoặc miệng bồn rửa. Cuối cùng, bạn đổ thêm nước sôi xuống cống hoặc miệng bồn rửa để làm sạch hoàn toàn các mùi hôi khó chịu.
2. Cách khử mùi nhà bếp đơn giản bằng tinh dầu
Các loại tinh dầu không chỉ khử mùi mà còn tạo không khí thơm mát trong nhà bếp. Giá tinh dầu không hề đắt, do đó, bạn có thể mua dùng cho tất cả các phòng trong nhà để không gian sống gia đình luôn trong lành và thơm mát nhất.
3. Cách khử mùi nhà bếp đơn giản bằng vỏ cam, chanh
Để khử mùi nhà bếp đơn giản, bạn chỉ cần đặt vỏ cam, chanh trong rổ nhỏ cạnh bếp. Khi nấu ăn, sức nóng của bếp sẽ làm vỏ cam, chanh khô nhanh chóng, đồng thời làm tinh dầu thoát ra ngoài và tỏa hương dễ chịu.
4. Cách khử mùi nhà bếp hiệu quả khi mở quạt
Nếu không có cửa sổ gần nhà bếp, bạn nên mở quạt để mùi thức ăn được phân tán ra ngoài không gian nhà bếp, không bám đọng và loại bỏ được những mùi khó chịu dai dẳng.
5. Cách khử mùi nhà bếp đơn giản với sữa nóng
Dùng sữa nóng đặt vào không gian nhà bếp, đặc biệt là tủ lạnh sẽ tạo ra hương sữa bốc hơi giúp khử mùi hiệu quả. Với tủ lạnh, bạn có thể đun đường vào nước nóng tạo thành dung dịch keo đặc đặt trong tủ lạnh, tất cả mùi hương khó chịu sẽ nhanh chóng bay sạch.
Video đang HOT
6. Cách khử mùi nhà bếp hiệu quả với dấm
Sử dụng dấm lên men tự nhiên là một trong những cách khử mùi nhà bếp hiệu quả và đơn giản. Bạn chỉ cần đặt một chén dấm trắng trong nhà bếp vào ban đêm, đến sáng hôm nay khi thức dậy, rất nhiều mùi hôi nhà bếp sẽ được khử hoàn toàn.
7. Cách khử mùi nhà bếp hiệu quả với baking soda
Cống và bồn rửa là nơi xuất phát nhiều mùi hôi trong nhà bếp. Để loại bỏ mùi hôi này, bạn nên sử dụng baking sofa hòa tan trong nước ấm và đổ trực tiếp lên miệng nắp cống hay bồn rửa. Những mùi hôi khó chịu sẽ được giải quyết hiệu quả bằng cách trên.
8. Cách khử mùi nhà bếp hiệu quả bằng bã cà phê
Cà phê có hương vị thơm ngon, không chỉ là thức uống đem đến sự tỉnh táo được nhiều người ưa chuộng mà còn có thể dùng bã cà phê khử mùi hiệu quả. Đặc biệt, nhà bếp có mùi hải sản sẽ trở nên thơm tho khi bạn đặt bã cà phê trong nhà bếp khoảng vài tiếng. Không chỉ vậy, cà phê phin còn đem đến mùi thơm nồng nàn, hấp dẫn cho nhà bếp.
9. Cách khử mùi nhà bếp hiệu quả bằng hành tây
Bạn có thể cắt mỏng hành tây và ngâm vào chậu nước, đặt chậu giữa bếp. Mùi hành tây sẽ lấn át các mùi khác, giúp loại bỏ những mùi khó chịu một cách nhanh chóng và hiệu quả.
10. Cách khử mùi nhà bếp hiệu quả với bột nở
Sử dụng bột nở là một trong những cách khử mùi nhà bếp dễ thực hiện nhất. Bạn có thể đổ bột nở xuống cống, bồn rửa và sau đó đổ tiếp nước nóng vào, đợi trong một vài tiếng. Sau đó, mùi hôi từ cống hay bồn rửa chắc chắn sẽ biến mất.
11. Cách khử mùi nhà bếp hiệu quả với hạt chống ẩm
Hạt chống ẩm có tác dụng khử mùi góc tủ bếp, góc nhà bếp, hút ẩm cực kỳ hiệu quả. Lưu ý, sử dụng hạt chống ẩm để khử mùi nhà bếp nên tránh xa tầm tay trẻ em.
12. Cách khử mùi nhà bếp hiệu quả với gừng
Gừng là một gia vị quen thuộc có khả năng khử mùi thực phẩm trên các loại dao kéo hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng gừng tươi chà xát lên các vật dụng nhà bếp này để xử lý mọi mùi khó chịu nhanh chóng.
13. Cách khử mùi nhà bếp hiệu quả với than đá
Than đá là chất khử mùi, hút ẩm rất hiệu quả nên thường được sử dụng trong các lõi lọc than đá cho sản phẩm lọc ẩm hay khử mùi. Chỉ cần bỏ những viên than đá vào đáy thùng rác, bạn đã có thể dễ dàng khử được các mùi hôi khó chịu.
14. Cách khử mùi nhà bếp hiệu quả với nến thơm
Nến thơm với các thành phần tự nhiên được rất nhiều bà nội trợ dùng để loại bỏ mùi nhà bếp. Tuy chỉ mang tính tạm thời, nến thơm có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi nấu ăn trong nhà bếp. Lưu ý, cẩn thận khi đốt nến thơm trong nhà bếp để tránh gây cháy nổ.
15. Cách khử mùi nhà bếp hiệu quả khu vực chậu rửa
Khu vực chậu rửa thường xuyên có mùi do quá trình sơ chế thức ăn. Bạn nên vệ sinh chậu rửa thường xuyên mỗi lần nấu ăn và kiểm tra nắp cống sạch sẽ.
16. Cách khử mùi nhà bếp hiệu quả với dung dịch hữu cơ như cam, chanh, quế
Bạn đun sôi vỏ cam, chanh, quế trong nồi nước và đặt ở bếp, không chỉ loại bỏ mùi khó chịu còn tạo hương thơm dịu dàng giúp đầu óc thư giãn. Đây là cách khử mùi nhà bếp hiệu quả được nhiều bà nội trợ yêu thích.
17. Cách khử mùi nhà bếp hiệu quả bằng hạt cà phê rang
Hạt cà phê rang tạo mùi dễ chịu cho nhà bếp, lưu lại hương thơm nồng nàn yêu thích.
18. Cách khử mùi nhà bếp hiệu quả bằng cây xanh trong góc bếp
Trồng cây xanh trong góc bếp giúp tăng cường khả năng lọc khí CO2, trang trí lại giúp khử mùi hiệu quả và rất tốt cho sức khỏe gia đình.
Ai cũng rửa sạch thớt gỗ theo cách này, chuyên gia khẳng định chưa đảm bảo diệt khuẩn, muốn nâng cao tuổi thọ của thớt phải làm thêm một bước sau!
Sau mỗi lần sử dụng thớt gỗ xong, bạn thường vệ sinh bằng cách nào? Chắc hẳn là dùng nước rửa chén bát và một chiếc giẻ lau hoặc cọ xoong nồi, hì hụi cọ rửa cho đến khi mặt thớt sạch bóng, trơn láng rồi treo lên cho khô.
Chuyên gia khẳng định chỉ bấy nhiêu thôi là không đủ.
Rửa sạch thớt gỗ bằng nước rửa bát rồi treo lên cho khô - Thói quen vệ sinh thường gặp trong nhà bếp
Ngày nay, dù có rất nhiều loại thớt được bày bán ngoài thị trường thì thớt gỗ vẫn luôn được các mẹ nội trợ ưu ái. Với ưu điểm chắc chắn, băm chặt thịt, rau củ quả... rất "đầm tay", siêu hiệu quả, nhiều người khẳng định, dùng thớt gỗ vẫn luôn là chân ái.
Với ưu điểm chắc chắn, băm chặt thịt, rau củ quả... rất "đầm tay", siêu hiệu quả, nhiều người khẳng định, dùng thớt gỗ vẫn luôn là chân ái.
Sau mỗi lần sử dụng thớt gỗ xong, bạn thường vệ sinh bằng cách nào? Chắc hẳn là dùng nước rửa chén bát và một chiếc giẻ lau hoặc cọ xoong nồi, hì hụi cọ rửa cho đến khi mặt thớt sạch bóng, trơn láng. Thế rồi chúng ta yên tâm để vào giá bát hoặc treo lên trên tường bếp. Thớt gỗ lúc này sạch sẽ vi khuẩn, nước róc xuống và dần dần sẽ được làm khô. Chúng ta làm như vậy và tiếp tục sử dụng thớt gỗ cho những lần sau. Tình trạng này diễn ra nhiều năm nếu thớt gỗ nhà bạn không có dấu hiệu hư hỏng, vẫn còn chắc chắn, gỗ vẫn còn được đánh giá có thể chặt chém ngon lành...
Thế nhưng, thói quen vệ sinh thớt gỗ như vậy lại được chuyên gia công nghệ thực phẩm đánh giá chưa đảm bảo sức khỏe. Và dĩ nhiên, bệnh từ bếp có thể đến ngay từ chiếc thớt gỗ này. Bạn băn khoăn vì sao nên nỗi bởi mình đã rửa bằng chất diệt khuẩn và tráng đi tráng lại bao nhiêu lần bằng nước sạch dưới vòi nước? Thì ngay sau đây, câu trả lời của chuyên gia sẽ là lời giải đáp cho nỗi băn khoăn này.
Sau mỗi lần sử dụng thớt gỗ xong, bạn thường vệ sinh bằng cách nào?
Thớt gỗ chất lượng có thể dùng nhiều năm nhưng cần đảm bảo một bước làm sạch sau khi sử dụng
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), thớt gỗ được nhiều người ưa chuộng vì là một trong những loại thớt có độ bền cao, được làm từ gỗ, có thể thái, băm chặt thực phẩm... dễ dàng, hiệu quả mà không sợ bị mẻ dao.
Thớt gỗ thường có hai loại: thớt sớ ngang và thớt sớ dọc. Trong đó, nếu nhà bạn có một chiếc thớt sớ dọc (thớt được xẻ dọc từ thân cây) thì đây là loại thớt được chuyên gia đánh giá tốt nhất. Khi băm chặt, xơ gỗ sẽ không rơi vào thực phẩm mà nước, thực phẩm thừa trong quá trình băm chặt sẽ nằm trên mặt thớt, việc vệ sinh vô cùng dễ dàng và hiệu quả.
Thớt gỗ được nhiều người ưa chuộng vì là một trong những loại thớt có độ bền cao, được làm từ gỗ, có thể thái, băm chặt thực phẩm... dễ dàng, hiệu quả mà không sợ bị mẻ dao.
"Tuy nhiên, dù là thớt sớ ngang hay thớt sớ dọc, bạn chỉ rửa thớt gỗ theo cách thông thường (dùng nước rửa chén bát và giẻ rửa bát hoặc cọ xoong nồi để làm sạch hoàn toàn bề mặt sau khi sử dụng) thì không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bệnh từ bếp dễ phát sinh từ việc rửa thớt gỗ của bạn chứ chưa cần bàn đến thớt gỗ chất lượng hay không, thớt gỗ dùng lâu năm hay không...", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định.
Theo ông Thịnh, đặc tính của thớt gỗ là làm bằng gỗ nên có tính hút ẩm, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi nảy nở trên mặt thớt. Nếu chỉ rửa sạch rồi treo lên trong nhà bếp cho khô thì thớt lúc này vẫn không đảm bảo được làm khô hoàn toàn sau mỗi lần sử dụng. Chưa kể việc treo trong nhà bếp gần chỗ bồn rửa hay khu vực ẩm ướt, thớt gỗ càng khó có thể khô cong được. Do đó, cách làm này có thể khiến thớt gỗ trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn sinh bệnh cũng như dễ bị nấm mốc tấn công.
Đặc tính của thớt gỗ là làm bằng gỗ nên có tính hút ẩm, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi nảy nở trên mặt thớt.
"Tốt nhất, sau khi rửa sạch thớt gỗ bằng nước rửa và dụng cụ vệ sinh, mọi người nên đem thớt đi phơi khô. Thớt chỉ nên treo trong bếp khi đã được phơi khô cong. Ngoài ra cần chú ý không treo thớt gỗ đã phơi khô ở khu vực gần bồn rửa hoặc chỗ ẩm ướt trong nhà bếp. Nên treo lên tường, cách xa những khu vực này", chuyên gia chỉ rõ.
Trong điều kiện thời tiết không cho phép như những ngày trời mưa, trời thiếu nắng..., ông Thịnh khuyên, sau khi rửa sạch thớt gỗ và để ráo nước, người dân có thể hong khô thớt hoàn toàn trên bếp gas. Đây cũng là cách an toàn, sạch sẽ được nhiều mẹ nội trợ áp dụng.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng nhấn mạnh, người dân không cần quá quan trọng hóa vấn đề thớt gỗ dùng nhiều năm phải vứt bỏ vì có những loại thớt làm từ gỗ tốt, gỗ lâu năm vẫn có thể dùng nhiều năm. Miễn là mặt thớt không có dấu hiệu xuống cấp như xơ gỗ xuất hiện nhiều... Điều quan trọng nhất là vệ sinh thớt gỗ đúng cách, tránh vi khuẩn sinh sôi sau mỗi lần băm chặt thực phẩm.
5 lưu ý quan trọng khi thiết kế bồn rửa trong căn bếp nhà bạn Nhà bếp là một không gian quan trọng, được sử dụng thường xuyên hơn các khu vực khác ở trong nhà. Và chậu rửa bát là một trong những vật dụng cần thiết trong nhà bếp vì nó phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà bạn cần cân nhắc để lựa chọn được một...