175 chuyên gia giục ông Biden hành động khẩn ngăn biến chủng mới xuất hiện
Hàng trăm chuyên gia, nhà khoa học kêu gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden hành động khẩn nhằm ngăn sự lây lan của Covid-19 trên toàn cầu, vì lo ngại biến chủng mới nguy hiểm hơn có thể xuất hiện.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: AFP).
Washington Post đưa tin, hơn 175 chuyên gia y tế công cộng, nhà khoa học và các nhà hoạt động ngày 10/8 đã đồng loạt ký vào thư gửi cho Tổng thống Biden, kêu gọi “ông chủ” Nhà Trắng hành động khẩn cấp để đối phó với tình trạng lây lan của Covid-19 trên toàn cầu.
Các chuyên gia cảnh báo rằng, nếu việc tiêm chủng cho nhiều cộng đồng trên thế giới không được thực hiện ngay lập tức, sẽ xuất hiện rủi ro biến chủng SARS-CoV-2 mới xuất hiện – bao gồm những chủng có khả năng kháng vắc xin.
“Chúng tôi kêu gọi ông hành động ngay lập tức. Công bố một chương trình sản xuất vắc xin đầy tham vọng trong 30 ngày tới sẽ là cách duy nhất để kiểm soát đại dịch, bảo vệ những thành quả chống dịch quý giá đã đạt được tới lúc này và xây dựng cơ sở hạ tầng vắc xin cho tương lai”, lá thư gửi tới Nhà Trắng viết.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhắn gửi ông Biden rằng biến chủng Delta đang gây ra sự lây nhiễm bùng nổ trên toàn cầu, bao gồm châu Phi, Mỹ Latinh và châu Á, nơi nhiều người chưa được tiêm bất cứ liều vắc xin nào.
Trong khi đó, các chuyên gia nhấn mạnh Mỹ đang tích trữ hơn 55 triệu liều vắc xin mRNA và tốc độ tiêm chủng của Mỹ hiện tại là ít hơn 900.000 liều/ngày.
Video đang HOT
“Với tốc độ hiện tại, sẽ mất 2 tháng để tiêm số vắc xin vẫn còn đang cất trữ trong kho”, các chuyên gia viết, đồng thời kêu gọi ông Biden nên khởi động việc phân phối hàng triệu liều vắc xin mỗi tuần.
Ngoài các chuyên gia y tế công cộng nổi tiếng, hơn 50 tổ chức cũng đã ký vào lá thư. Nhà Trắng chưa đưa ra bình luận về lá thư này.
Ngoài ra, nhóm chuyên gia đề nghị chính quyền Biden cần cam kết thiết lập năng lực sản xuất 8 tỷ liều vắc xin công nghệ mRNA mỗi năm và xuất khẩu ít nhất 40 triệu liều vắc xin mỗi tháng, cũng như hỗ trợ xây dựng các cơ sở sản xuất vắc xin trên toàn cầu.
Theo các chuyên gia, hiện có ít hơn 4% dân số châu Phi và 30% dân số châu Á đã tiêm ít nhất một liều vắc xin, trong khi tỷ lệ này ở châu Mỹ là 60%. Vấn đề mất cân bằng trong việc phân phối vắc xin đang gây nên sự bất bình đẳng trên thế giới khi tại những nước thu nhập thấp, phần lớn người dân chưa được tiếp cận với “vũ khí” quan trọng hàng đầu để chống dịch.
Trong thời gian qua, Mỹ đã hỗ trợ 110 triệu liều vắc xin cho hàng loạt các quốc gia trên thế giới. Washington cũng dự kiến sẽ chia sẻ 500 triệu liều vắc xin mRNA cho gần 100 nước thu nhập thấp và trung bình. Tổng thống Biden cũng khẳng định cam kết rằng Mỹ sẽ là “kho vũ khí vắc xin” của thế giới trong bài phát biểu hồi tuần trước.
Taliban kiểm soát 65% lãnh thổ Afghanistan, Mỹ nói Afghanistan phải tự lo
Trong bối cảnh Taliban giành quyền kiểm soát hàng loạt thành phố chiến lược của Afghanistan những ngày qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng, Afghanistan phải tự đấu tranh để bảo vệ đất nước.
Khung cảnh hoang tàn ở thành phố Kunduz, miền bắc Afghanistan sau các cuộc giao tranh giữa lực lượng an ninh và Taliban ngày 8/8 (Ảnh: AP).
Taliban kiểm soát 65% lãnh thổ Afghanistan
Reuters cho biết, hôm 10/8, lực lượng Taliban tiếp tục giành kiểm soát thành phố Pul-e-Khumri, thủ phủ tỉnh Baghlan của Afghanistan, buộc lực lượng an ninh Afghanistan phải rút về sa mạc Kelagi, nơi có một căn cứ quân sự lớn của nước này. Như vậy, Pul-e-Khumri là thủ phủ thứ 7 ở Afghanistan rơi vào tầm kiểm soát của Taliban trong đợt tấn công chưa đầy một tuần. Taliban được cho là đang tiến công về phía bắc và cùng dọc biên giới, bắc, tây và nam Afghanistan trước khi áp sát thủ đô Kabul.
Một quan chức giấu tên của Liên minh châu Âu (EU) hôm qua cho biết: "Hiện tại, Taliban đã kiểm soát khoảng 65% lãnh thổ của Afghanistan. Năng lực của quân đội Afghanistan đã suy giảm nghiêm trọng do các lực lượng quân sự phương Tây rời đi".
Theo quan chức này, lực lượng đặc nhiệm gồm khoảng 75.000 người của Afghanistan đang chiến đấu với Taliban. Đây là lực lượng có năng lực chiến đấu cao nhất của Afghanistan trong tổng số khoảng 180.000 binh sĩ đang trong biên chế của lực lượng vũ trang Afghanistan.
Taliban đã giành quyền kiểm soát phần lớn Afghanistan (Đồ họa: Al Jazeera).
Không quân Afghanistan cũng thường xuyên không thể hỗ trợ các chiến dịch đặc biệt do các vấn đề về hậu cần. Trong khi đó, Taliban có chiều gia tăng các cuộc tấn công nhằm vào những căn cứ quân sự ở Afghanistan khi phương Tây bắt đầu rút dần lực lượng khỏi đây.
Afghanistan phải tự chiến đấu để bảo vệ đất nước
Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: Reuters).
Tại cuộc họp báo hôm qua ở Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, ông không hối tiếc về quyết định rút quân khỏi Afghanistan, chấm dứt chiến dịch quân sự ở nước ngoài lâu nhất từ trước đến nay của Mỹ.
"Hãy nhìn xem, chúng ta đã đổ hàng nghìn tỷ USD hơn 20 năm qua, chúng ta đã huấn luyện và trang bị vũ khí hiện đại cho hơn 300.000 binh sĩ Afghanistan", ông Biden nói. Chủ nhân Nhà Trắng nhấn mạnh: "Lãnh đạo Afghanistan cần hợp sức lại. Họ phải tự chiến đấu để bảo vệ đất nước".
Tổng thống Biden đã chỉ thị rút hoàn toàn gần 3.000 binh sĩ của Mỹ tại Afghanistan trong tháng 8 này. Lầu Năm Góc đã gần hoàn tất rút quân và thiết bị, sứ mệnh quân sự của Mỹ tại Afghanistan dự kiến kết thúc trước ngày 31/8. Cùng với Mỹ, các đồng minh phương Tây cũng bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan.
Bình luận về tình hình ở Afghanistan hiện nay, người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby nói rằng tình hình an ninh "đang đi chệch hướng", song Mỹ tin tưởng lực lượng an ninh Afghanistan đủ năng lực để chống lại Taliban. "Đây là các lực lượng quân sự của họ, đây là thủ phủ các tỉnh, người dân của họ, họ phải bảo vệ và điều này thực sự phụ thuộc vào giới lãnh đạo Afghanistan, liệu họ có sẵn sàng thể hiện mình vào thời khắc đặc biệt này", ông Kirby nói. Khi được hỏi quân đội Mỹ có thể làm gì nếu lực lượng an ninh Afghanistan không thể chiến đấu lại Taliban, ông cho biết: "Tôi không gì nhiều".
Mỹ và các nước đã kêu gọi chấm dứt các cuộc tấn công ở Afghanistan, kêu gọi các bên hòa đàm để tránh thiệt hại cho dân thường.
Mỹ sắp cấp phép đầy đủ cho vắc xin Covid-19 đầu tiên Việc cấp phép đầy đủ thay vì cấp phép sử dụng khẩn cấp có thể giúp Mỹ đạt được một đột phá nữa trong chương trình tiêm chủng nhằm đẩy lùi đại dịch Covid-19. Các vắc xin Covid-19 ở Mỹ mới chỉ được cấp phép khẩn cấp (Ảnh: Getty). Các vắc xin ngừa Covid-19 hiện sử dụng ở Mỹ gồm Pfizer-BioNTech, Moderna, Johnson...