1.600 người di cư thiệt mạng khi vượt biển tới châu Âu trong năm 2021
Thảm kịch chìm xuồng tại eo biển Manche khiến ít nhất 31 người di cư thiệt mạng gần đây đã gây chấn động dư luận.
Tuy nhiên, những vụ đắm tàu như vậy không còn xa lạ trên các vùng biển châu Âu.
Người di cư đã đánh cược mạng sống khi vượt những hành trình nguy hiểm trên biển để tới châu Âu (Ảnh: AFP).
Hồi tháng trước, vụ việc 31 người di cư, trong đó có cả trẻ em, thiệt mạng trong một vụ lật thuyền khi đang tìm cách vượt qua eo biển Manche để vào Anh đã gây chấn động dư luận.
Video đang HOT
Những vụ việc như vậy không phải là chuyện hiếm gặp. Theo báo cáo của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), chỉ riêng từ đầu năm đến nay, ước tính có khoảng 1.600 người đã chết hoặc mất tích trong hành trình vượt Địa Trung Hải trên những chiếc xuồng cao su hoặc những con thuyền cũ ọp ẹp để tới châu Âu.
Địa Trung Hải trở thành tuyến đường di cư nhộn nhịp nhất và cũng nguy hiểm nhất năm 2021 khi chứng kiến một lượng người khổng lồ từ Bắc Phi tìm cách tiến vào châu Âu, dưới sự tiếp tay của bọn buôn người.
Số người chết trên cao hơn so với năm 2020. Theo thống kê của IOM, từ năm 2014 tới nay, số người thiệt mạng tại Địa Trung Hải đã lên tới 23.000 người, trong đó có hơn 5.000 người năm 2016. Cũng trong thời gian 7 năm đó, khoảng 166 người chết hoặc mất tích khi vượt eo biển Manche giữa Pháp và Anh
Cũng hồi tháng trước, hai vụ đắm thuyền ở khu vực biển giữa Italy và Libya khiến 85 người thiệt mạng.
Khoảng 60.000 người đã vượt biển tới Italy trong năm nay, và 1.200 người trong số đó đã chết hoặc mất tích trên cuộc hành trình này. Đây mới chỉ là con số ước tính một phần dựa trên thông tin từ những người còn sống sót.
Năm 2021 cũng ghi nhận số người di cư tăng cao trên một tuyến đường thậm chí còn nguy hiểm hơn. Ước tính khoảng 900 người đã thiệt mạng trong hành trình vượt biển từ Đại Tây Dương tới quần đảo Canaria của Tây Ban Nha. IOM cho rằng con số thực tế có thể gấp đôi, song “không quá nhiều người chú ý tới”.
Các tổ chức nhân quyền thường xuyên chỉ trích chính phủ châu Âu vì vẫn chưa thực sự nỗ lực giải quyết vấn đề người di cư tìm đường tiếp cận lục địa này trên những chiếc thuyền không chắc chắn.
Trong những năm gần đây, châu Âu chuyển sang tập trung vào công tác đào tạo và trang bị cho lực lượng bảo vệ bờ biển Libya nhằm chặn các tàu thuyền di cư trước khi chúng tiến vào vùng biển châu Âu.
Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng, châu Âu đang nhắm mắt làm ngơ trước tình trạng vi phạm nhân quyền ở các trung tâm giam giữ người di cư tại Libya.
31 người chết đuổi khi vượt "eo biển tử thần" đến Anh
Ít nhất 31 người di cư, trong đó có cả trẻ em, đã thiệt mạng trong một vụ lật thuyền khi đang tìm cách vượt qua eo biển Manche để vào Anh hôm 24/11.
Nhiều người di cư mạo hiểm vượt eo biển Manche bằng những thuyền nhỏ thô sơ để đến Anh (Ảnh minh họa: Reuters).
Guardian đưa tin, sự việc xảy ra hôm 24/11 khi một thuyền chở di dân bị lật ngoài khơi Calais. Con thuyền được cho là chở khoảng 50 người, ít nhất 31 người được xác định đã thiệt mạng, trong đó có 5 phụ nữ và một trẻ em.
Giới chức Pháp lo ngại, số người thiệt mạng trong vụ lật thuyền có thể còn tăng tiếp vì hiện vẫn còn một số người mất tích. Đây có thể coi là thảm kịch kinh hoàng nhất trong cuộc khủng hoảng di cư hiện nay.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố sẽ tìm ra người chịu trách nhiệm về thảm kịch trên, đồng thời tuyên bố sẽ không để khu vực eo biển Manche trở thành "nghĩa địa" với người di cư.
Eo biển Manche thuộc Đại Tây Dương nằm giữa Anh và Pháp đang trở thành hố tử thần tiếp theo ở châu Âu khi ngày càng nhiều người di cư, tị nạn mạo hiểm vượt biển để đến Anh chỉ bằng những con thuyền nhỏ.
Giới chức Pháp cho biết, kể từ đầu năm đến nay có khoảng 31.500 di dân tìm cách đến Anh và số người được cứu sống trên biển là 7.800. Trong khi đó, giới chức Anh cho biết, từ đầu năm nay, có hơn 25.000 người nhập cư trái phép vào nước này, gấp 3 lần năm 2020.
Pháp và Maroc cứu hàng trăm người tìm cách vượt biển Các quan chức Pháp cho biết lực lượng chức năng sở tại đã phát hiện tổng cộng 213 người di cư tại eo biển Manche trong ngày 17 và 18/10 khi những người này tìm cách vượt biên từ Pháp để sang Anh trên những con thuyền tạm bợ. Tàu tuần tra của Hải quân Pháp giải cứu những người tìm cách vượt...