16 phim truyện xuất sắc ‘tụ hội’ tại LHP Việt Nam 2019
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21 đang diễn ra tại TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) với 104 bộ phim dự thi ở các thể loại: phim truyện, phim tài liệu và phim hoạt hình. Trong số đó, 16 bộ phim truyện điện ảnh dự tranh giải có thể coi là những niềm hy vọng của dòng phim thu hút sự chú ý của công chúng yêu điện ảnh Việt Nam.
Đa dạng và nhiều đổi mới
16 bộ phim truyện điện ảnh được tuyển chọn vào hạng mục Phim truyện dự thi tại LHP Việt Nam lần thứ 21 đã phản ánh khá rõ nét diện mạo có nhiều đổi mới của điện ảnh Việt những năm gần đây.
Sự góp mặt của cả các phim Nhà nước và phim tư nhân, phim của các hãng lớn và các nhà làm phim độc lập đã cho thấy sự đa dạng, cởi mở và bình đẳng trong xu thế xã hội hóa điện ảnh hiện nay. Giờ đây, điện ảnh thực sự là sân chơi rộng mở cho tất cả mọi thành phần xã hội đều có thể tham gia sản xuất phim.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng chứng kiến một thế hệ đạo diễn trẻ nhiều tiềm năng đang dần khẳng định mình qua các bộ phim với những tên tuổi nổi bật như Victor Vũ, Nguyễn Quang Dũng, Lý Hải, Vũ Ngọc Phượng, Đinh Tuấn Vũ, Đặng Thái Huyền…
Đề tài và thể loại của những phim dự thi lần này cũng rất phong phú, từ phim hài, tình cảm gia đình, tâm lý xã hội, phim kinh dị, giả tưởng đến phim hành động, phim remake; từ đề tài tình yêu, thể thao, kinh tế đến đề tài chiến tranh và hậu chiến. Phong cách thể hiện trong các phim cũng có nhiều tìm tòi, sáng tạo mới, thể hiện những góc nhìn độc đáo, khác lạ. Các nhà làm phim rất cố gắng trong việc ứng dụng các kỹ thuật hiện đại, tiên tiến trong các khâu quay phim và hậu kỳ để đưa đến cho khán giả những trải nghiệm thú vị, thỏa mãn nhu cầu nghe – nhìn với chất lượng ngày càng cao.
Có thể thấy rất rõ là hình ảnh trong các bộ phim Việt ngày một đẹp hơn, chuyên nghiệp hơn, âm thanh và dựng phim cũng có nhiều tiến bộ, không thua kém nhiều nước trong khu vực.
Gặp gỡ các nghệ sĩ tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21
Nhiều phim giải trí đạt doanh thu cao
Phần lớn các bộ phim tranh giải tại LHP lần này đều đã có sự tiệm cận đến thị hiếu của đông đảo khán giả, hướng đến tính giải trí một cách lành mạnh. Trong 5 bộ phim đạt doanh thu cao nhất của điện ảnh Việt Nam tính đến thời điểm này thì có đến 3 phim dự thi lần này là Hai Phượng (doanh thu 200 tỉ đồng); Cua lại vợ bầu (hơn 190 tỉ đồng); Lật mặt: Nhà có khách (117,5 tỉ đồng). Ngoài ra còn nhiều bộ phim ăn khách khác như Tháng năm rực rỡ, 100 ngày bên em, Thạch Thảo… Những bộ phim đó đã phần nào khẳng định chỗ đứng trong lòng công chúng thời gian qua mà doanh thu là một phần thước đo cho sự thành công.
Song, bên cạnh doanh thu cũng còn nhiều yếu tố khác để đánh giá chất lượng của một bộ phim. Trong đó, các giải thưởng trong nước và quốc tế đã giành được là bảo chứng cho giá trị nghệ thuật, tiêu biểu là các phim Song Lang, Hai Phượng và Thưa mẹ con đi. Cả 3 bộ phim này đều đã tham dự khá nhiều LHP quốc tế và thu được một số kết quả đáng khích lệ. Hai Phượng có thể coi là bộ phim thành công cả về doanh thu lẫn chất lượng được giới chuyên môn công nhận. Bộ phim này đang đứng đầu về lợi nhuận thu được từ phòng vé trong nước lẫn bản quyền trên Netfix và là bộ phim Việt hiếm hoi được phát hành tại Mỹ.
Video đang HOT
Diễn viên – Á hậu PNVN Qua ảnh năm 2000 Ngô Thanh Vân trong phim “Hai Phượng”
Sự trở lại của đề tài chiến tranh và hậu chiến
Giữa số đông các phim giải trí nhiều màu sắc, trong số các phim truyện dự thi năm nay xuất hiện hai bộ phim về đề tài tưởng đã quá quen thuộc nhưng giờ lại hiếm hoi trong điện ảnh Việt Nam – đề tài chiến tranh và hậu chiến – đó là Truyền thuyết về Quán Tiên (đạo diễn Đinh Tuấn Vũ) và Nơi ta không thuộc về (đạo diễn Đặng Thái Huyền). Cả hai đạo diễn đều còn khá trẻ và đang độ sung sức nhất, từng làm khá nhiều phim thành công trước đó.
Truyền thuyết về Quán Tiên là tác phẩm vừa mới “ra lò” của đạo diễn Đinh Tuấn Vũ, kể câu chuyện về số phận của 3 nữ thanh niên xung phong với nhiệm vụ mở và duy trì một quán nghỉ chân cho bộ đội trong hang núi giữa rừng Trường Sơn hoang vu, họ phải đối mặt với nhiều khó khăn mà điều đáng sợ nhất là nỗi cô đơn trong mỗi người. Đinh Tuấn Vũ cho biết, anh luôn cố gắng tìm tòi cách kể chuyện của riêng mình, quan trọng nhất vẫn là việc làm thế nào để giữ được bản sắc cá nhân của mỗi đạo diễn cũng như của văn hóa, con người Việt Nam trong mỗi bộ phim. Theo đánh giá của đạo diễn Đinh Tuấn Vũ, 16 phim tham dự kỳ này lần này là những phim tốt nhất của điện ảnh Việt Nam trong 2 năm qua, trong đó có những phim ăn khách. Các phim này đã phản ánh khá bao quát tình hình hiện nay của điện ảnh nước nhà.
Cảnh trong phim “Truyền thuyết về Quán Tiên”
Đặng Thái Huyền sau thành công của bộ phim chiến tranh trước đó là Người trở về, lần này tiếp tục với đề tài hậu chiến trong Nơi ta không thuộc về – một bộ phim với cách kể khá hiện đại và hấp dẫn nhưng vẫn thể hiện thái độ trân trọng quá khứ và những con người đã hi sinh xương máu trong chiến tranh. Với sự góp mặt của nữ diễn viên tài năng Kim Tuyến, bộ phim được đánh giá là một trong những ứng cử viên “nặng ký “cho giải thưởng tại kỳ LHP này.
Điểm qua 16 bộ phim truyện được chọn dự thi trong LHP Việt Nam lần thứ 21 – năm 2019, có thể thấy nhiều tín hiệu khả quan từ cả các phim mang tính giải trí đạt doanh thu cao và những phim thuộc dòng truyền thống với nhiều đổi mới. Dù giải thưởng cao nhất có thuộc về bộ phim nào thì đây vẫn là những niềm hy vọng cho sự khởi sắc của điện ảnh nước ta trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21 diễn ra từ ngày 23-27/11 tại TP. Vũng Tàu, co sự tham gia của hơn 1.000 khách mời là các nghệ sĩ, nhà sản xuất, phat hanh, phổ biến phim, cac tô chưc điên anh, công ty điên anh va truyên thông có phim dự thi va phim được trình chiếu trong Liên hoan phim; các đại biểu quốc tế và đại diện ngoại giao đoàn.
Ban tổ chức Liên hoan phim sẽ trao các giải thưởng: Bông Sen Vàng, Bông Sen Bạc cho các bộ phim xuất sắc; giải thưởng dành cho cá nhân gồm: Đạo diễn xuất sắc, Tác giả kịch bản xuất sắc, Nữ diễn viên chính xuất sắc, Nam diễn viên chính xuất sắc…
Theo phunuvietnam.vn
Đầu tư cho điện ảnh: Trăn trở với "bà đỡ" vốn ngân sách
Sau một kỳ vắng bóng, phim truyện điện ảnh có nguồn vốn ngân sách đã "tái xuất" trong dịp liên hoan thứ 21. Cuộc so tài giữa phim truyện điện ảnh Nhà nước và tư nhân ít nhiều mang lại niềm vui. Nhưng còn đó những trăn trở về bất cập của "bà đỡ" vốn ngân sách.
Trong số 4 bộ phim được sản xuất từ vốn ngân sách thì mới chỉ có phim "Thạch Thảo" có doanh thu phòng vé.
Ngày càng... xịt
Theo kỳ cuộc, cứ 3 năm một lần, đến nay, Liên hoan Phim Việt Nam đã là lần 21. Năm nay, liên hoan được tổ chức ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong 5 ngày (từ 23 - 27/11).
Với giới điện ảnh, đây là dịp để các diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất... hẹn hò gặp gỡ. Với những ekip sáng tạo có phim tham gia liên hoan, đặc biệt là có phim tranh giải ở hạng mục phim truyện thì lại càng tranh thủ thời gian để xuất hiện trên thảm đỏ và giới thiệu phim của mình đến công chúng.
Theo đạo diễn Nguyễn Phương Điền, sân chơi 3 năm mới có một lần nên phim tham gia liên hoan là một sự hãnh diện. Liên hoan phim đã tạo ra những cơ hội gặp gỡ giữa các đồng nghiệp, bạn bè trong Nam ngoài Bắc.
Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh cho rằng, trong tâm lý của hầu hết người làm nghề, liên hoan là ngày hội theo đúng kiểu: Có thì vui không có cũng không ảnh hưởng gì đến nghề nghiệp. Tất nhiên, ở đây phải trừ những trường hợp ai đó cần giải thưởng để đủ tiêu chuẩn xét tặng... các danh hiệu. Vì thế, liên hoan ngành nghề là rất cần cho người làm nghề, bởi nó là nơi người ta có thể cùng giao lưu gặp nhau, học hỏi.
Tuy nhiên, dường như các kỳ cuộc liên hoan ngày càng thiếu hấp dẫn, giảm hứng thú cũng như sự nhiệt thành của người trong nghề. Vì sao ư? Vì các kỳ liên hoan luôn đặt ra những tiêu chí phục vụ rất nhiều nhiệm vụ trong khi nghệ thuật luôn có sự tự do.
Và, nhìn lại tổng thể thì các liên hoan gần đây luôn đi sau đời sống điện ảnh một bước, tức là có gì trao giải đó. Lẽ ra, liên hoan phải là nơi kích thích sự sáng tạo, là nơi các nghệ sĩ được "khoe" nghề cùng nhau.
Thêm nữa, trước câu chuyện kiểm duyệt, nhiều người cho rằng, không khí tự do sáng tạo có lẽ chỉ đạt được một nửa. Điều này thể hiện qua việc các bộ phim trước khi công chiếu đến công chúng đã luôn bị kiểm duyệt đến... "nát tan".
Và khi đó, hội đồng giám khảo các liên hoan cũng chỉ đi chấm cái đã duyệt - cuộc chơi có bị luẩn quẩn không? Vì thế, cần tách ra một cách độc lập giữa hội đồng duyệt phim và giám khảo liên hoan, hai ban tổ chức này phải thật sự độc lập.
"Bằng tư cách người làm nghề và theo dõi các kỳ liên hoan, tôi thấy rất rõ dường như các liên hoan ngày càng "xì hơi". Cũng bởi chất lượng tác phẩm đầu vào khi xét giải và công bố, chúng ta không thấy được sự trầm trồ, hay được "bơm thổi" theo hướng nó là tác phẩm đại diện cho quốc gia, chất Việt, sự bứt phá hoặc có những sáng tạo đặc sắc. Cuộc chơi có phần luẩn quẩn, có gì chấm đó, muốn có hơn cũng không được!", đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh trăn trở.
Phim ngân sách làm cúng cụ, cho có
16 phim truyện điện ảnh tham gia đua tài hạng mục phim truyện dự thi ở Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 21 năm nay có cả phim được sản xuất từ nguồn vốn ngân sách.
Đó là 4 bộ phim: "Truyền thuyết về Quán Tiên" - một bộ phim được chuyển thể từ truyện ngắn "Huyền thoại quán tiến" của nhà văn Xuân Trình (Hãng HongNgat Film) "Nơi ta không thuộc về" (Điện ảnh Quân đội nhân dân); "Hợp đồng bán mình" (Công ty Cổ phần phim Giải phóng sản xuất) và "Thạch Thảo" (Công ty Cổ phần Truyền thông và Giải trí Galaxy sản xuất) - phim có 70% vốn ngân sách, 30% từ nguồn xã hội hóa.
Trong đó, hai bộ phim "Nơi ta không thuộc về" và "Thạch Thảo" được hoàn thành và khởi chiếu năm 2018, còn hai bộ phim "Truyền thuyết về Quán Tiên" và "Hợp đồng bán mình" thì vừa mới được công chiếu đến khán giả vào đầu tháng 11 này. Trong số đó, chỉ phim "Thạch Thảo" có doanh thu từ phòng vé.
Theo quan sát của đạo diễn Nguyễn Phương Điền, phim được sản xuất bởi các đơn vị tư nhân - hay còn gọi là dòng phim thị trường càng ngày càng tốt hơn, phim Nhà nước không phát triển.
Nhà nước cũng có đặt hàng sản xuất nhưng đề tài đặt hàng cũ. Cùng với đó, kinh phí đầu tư đến được đoàn làm phim cũng èo uột - từ hơn chục tỉ xuống đến đoàn làm phim chỉ còn vài tỉ. Vì thế, nhiều khi các đơn vị được đặt hàng làm phim là để cho có tiếng nói của Nhà nước trong đó chứ thực sự ra không phải là sự đầu tư đúng mức cho điện ảnh.
Đạo diễn Phương Điền cho rằng, cách đầu tư của Nhà nước cho điện ảnh hiện quá dở. Nhiều khi, việc đầu tư được thực hiện theo mùa, theo năm, kinh phí cấp cho một số đơn vị sản xuất rồi cứ thế mà làm phim cúng cụ, làm cho có lệ.
Thường thì những nhà sản xuất phim có vốn ngân sách không trăn trở về việc hồi vốn, tính lãi nên không đầu tư về đề tài kịch bản, gương mặt phòng vé, quảng bá truyền thông...
"Tư nhân bỏ vốn ra, họ xót nguồn vốn đó, họ phải đầu tư cho kịch bản, đầu tư về diễn viên để bán vé còn bên Nhà nước không cần chuyện đó, họ cứ ôi thôi kệ nó, có phim làm là được rồi. Đến mùa đến năm, đến dịp thì hết người này làm, đến năm sau thì đến người khác. Đó là cái dở nhất trong việc đầu tư của nhà nước cho điện ảnh nước nhà" - đạo diễn Phương Điền trăn trở.
"Nếu người đứng đầu coi vốn của Nhà nước như vốn tư nhân thì mới có thể giúp dòng phim Nhà nước phát triển. Khi rót tiền vài chục tỉ, Nhà nước cần quan tâm đến việc khoán đơn vị sản xuất phim bảo lưu được số vốn đó, thậm chí phải sinh được lời. Các đơn vị Nhà nước nên đi tham khảo thị trường xung quanh.
Ví dụ, vì sao phim "Hai Phượng" - một bộ phim tư nhân sản xuất lại là phim đại phá phòng vé trong khi nhiều phim Nhà nước chưa làm được chuyện đó. Công chiếu mới đây như phim "Hợp đồng bán mình" - một bộ phim có kịch bản tốt với đề tài hướng đến phòng vé. Song có lẽ, những gương mặt diễn viên chính chưa phải là gương mặt hút khán giả đến rạp". - Đạo diễn Nguyễn Phương Điền
Theo giaoducthoidai.vn
Nâng cao chất lượng phim Việt Nam trong hội nhập quốc tế Với một đội ngũ sáng tác trẻ, đa dạng trong cách thể hiện, điện ảnh Việt Nam đang có những màu sắc mới, nhiều phim thương mại doanh thu cao bên cạnh một số phim được đánh giá tốt về tay nghề. Phim Việt Nam ngày càng được khán giả yêu mến, đón xem. Ảnh minh hoạ Trong khuôn khổ Liên hoan phim...