156 triệu tấn “rác” nông nghiệp có thể hóa vàng nhờ cách làm này
Ngày 19/12, Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam chính thức Đại hội thành lập. Dân Việt đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Đăng Nghĩa – chuyên gia nông nghiệp để hiểu rõ hơn thực trạng cũng như tiềm năng phát triển nông nghiệp tuần hoàn ở Việt Nam.
Xin ông cho biết thế nào là nông nghiệp tuần hoàn, tiềm năng phát triển nông nghiệp tuần hoàn ở Việt Nam ra sao?
Nông nghiệp tuần hoàn là nông nghiệp không chất thải, không phế phẩm. Ứng dụng kỹ thuật truyền thống và những tiến bộ khoa học vào giải quyết triệt để phụ phẩm, chất thải thành giá trị hữu ích tái sử dụng trong nông nghiệp.
Bảo vệ môi trường đồng thời giúp môi trường tái sinh mạnh hơn là ưu điểm cũng là mục tiêu của nông nghiệp tuần hoàn.
Nông nghiệp tuần hoàn tạo ra hệ sinh thái rõ ràng hơn. Trong đó con người đóng vai trò hỗ trợ tiến trình xảy ra nhanh hơn. Vận hành theo trật tự của tự nhiên mang lại hiệu quả kinh tế.
Nông nghiệp tuần hoàn là quá trình sản xuất theo một chu trình khép kín mà hầu hết các chất thải được quay trở lại làm nguyên liệu cho sản xuất.
TS Nguyễn Đăng Nghĩa: Nông nghiệp tuần hoàn là nông nghiệp không chất thải, không phế phẩm. Ảnh: T.L
Chất thải và phụ phẩm của quá trình sản xuất này là đầu vào của quá trình sản xuất khác. Mô hình kinh tế tuần hoàn tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm tối đa sự lãng phí, thất thoát và nhất là giảm tối đa chất thải ra môi trường.
Nông nghiệp tuần hoàn ở Việt Nam phải tuân thủ đúng như khái niệm chung, cụ thể là phải tái sử dụng chất thải, phế phụ phẩm trong quá trinh sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản…) để tăng giá trị của sản phẩm chính do nông dân cũng như doanh nghiệp tạo ra, đồng thời hạn chế ” khí thải nhà kính” cũng như giảm thiểu việc làm ô nhiễm môi trường.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng khối lượng phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta năm 2020 là khoảng 156,8 triệu tấn, trong đó có 88,9 triệu tấn phụ phẩm sau thu hoạch từ khâu chế biến các loại nông sản của lĩnh vực trồng trọt (chiếm 56,7%); 61,4 triệu tấn phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi (chiếm 39,1%); 5,5 triệu tấn từ ngành lâm nghiệp (chiếm 3,5%); khoảng gần 1 triệu tấn từ ngành thủy sản, (10,6%). Đây là tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp tuần hoàn.
Từ trước tới nay chúng ta chưa thể thực hiện mạnh chương trình nông nghiệp tuần hoàn bởi sản xuất nông nghiệp nước ta còn nhỏ lẻ do đó chưa thu gom các phế phụ phâm trong sản xuất nông nghiệp. Chúng ta đang chú trọng quá nhiều nông sản chính, vì thế còn bỏ ngỏ lượng phế phụ phẩm không hề nhỏ.
Tận dụng rơm để trồng nấm ở Cần Thơ. Ảnh: T.L
Video đang HOT
Những ích lợi của nông nghiệp tuần hoàn là gì, thưa ông?
Nông nghiệp tuần hoàn có những lợi ích sau: Thu hồi và sử dụng các năng lượng sinh khối nói chung và biogas nói riêng trong sản xuất để tạo nguồn năng lượng mới.
Tăng lượng phân bón hữu cơ được sản xuất từ chất thải hữu cơ trong quá trình sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ thực phẩm ở nông thôn hoặc các đô thị.
Tuần hoàn nước và sử dụng hiệu quả nước. Ngăn chặn chất thải thực phẩm thông qua việc tối ưu hóa các chuỗi cung ứng thực phẩm, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu theo dõi chất thải thực phẩm, tăng cường các mô hình chia sẻ, quyên góp thực phẩm
Nông nghiệp tuần hoàn không phải là quay lại với các biện pháp canh tác truyền thống trước đây. Nông nghiệp tuần hoàn hiện nay là sự kết hợp các biện pháp truyền thống, thuận theo tự nhiên với việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ sinh học với các men vi sinh, phân bón và thuốc BVTV thế hệ mới trong các hoạt động trồng trọt, chế biến thức ăn trong chăn nuôi, xử lý chất thải để làm phân bón.
Nông nghiệp tuần hoàn tạo ra hệ sinh thái khép kín, cân bằng hơn và thúc đẩy chu trình chuyển hóa vật chất trong tự nhiên. Trong đó, con người đóng vai trò hỗ trợ tiến trình tự nhiên xảy ra nhanh hơn, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
Theo ông, để phát triển nông nghiệp tuấn hoàn của Việt Nam thì ngay từ bây giờ chúng ta phải làm gì?
Để thực hiện được mục tiêu này, cần hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật đồng bộ để tạo môi trường, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Trong đó, tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân, doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn lực một cách bình đẳng, minh bạch, như đất đai, tài nguyên, nguồn vốn, khoa học – công nghệ.
Đẩy mạnh tái cơ cấu nền nông nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho hình thành có hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị nông sản dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương; nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ sản xuất và chế biến nông sản và công nghệ tái chế và khai thác hiệu quả nguồn phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp.
Tổ chức lại sản xuất, cơ chế hóa và hiện đại hóa nền sản xuất lớn, đưa kỹ thuật số, tự động hóa, công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, gắn kết sản xuất và tiêu thụ giữa người sản xuất với người tiêu dùng.
Tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn, tạo động lực sản xuất cho các vùng chuyên canh lớn. Việc thành lập Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp tuần hoàn ở Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa, gạo giữ ổn định
Trong tuần qua, giá lúa, gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung tiếp tục có xu hướng ổn định.
Thu hoạch lúa Hè Thu ở quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Ảnh tư liệu: Thanh Liêm/TTXVN
Số liệu từ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, tại thành phố Cần Thơ, giá lúa không có sự biến động, cụ thể, Jasmine là 6.700 đồng/kg, IR50404 là 5.700 đồng/kg...
Tại Sóc Trăng, giá lúa vẫn giữ nguyên so với tuần trước như: Đài thơm 8 là 7.500 đồng/kg, ST24 là 8.250 đồng/kg; OM4900 là 7.500 đồng/kg; OM6976 là 6.650 đồng/kg...
Tại Hậu Giang, giá lúa Đài thơm 8 là 7.100 đồng/kg; OM5451 ở mức 6.500 đồng/kg; riêng IR50404 là 6.200 đồng/kg, tăng 200 đòng/kg so với tuần trước.
Tại Kiên Giang, lúa IR50404 ổn định ở mức 6.450 đồng/kg; còn OM5451 ở mức 6.100 đồng/kg.
Thị trường An Giang cũng cho thấy giá lúa, gạo ổn định. Cụ thể, nếp vỏ khô 6.600 - 6.900 đồng/kg; lúa OM5451 từ 5.600 - 5.800 đồng/kg; OM380 từ 5.400 - 5.600 đồng/kg; OM18 từ 6.000 - 6.200 đồng/kg; Đài thơm 8 từ 5.900 - 6.100 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg.
Về giá gạo, gạo Hương lài là 19.000 đồng/kg; gạo sóc thường 14.000 đồng/kg; gạo sóc Thái 18.000 đồng/kg; gạo nàng Nhen 20.000 đồng/kg; gạo thường 11.500 - 12.000 đồng/kg; nếp 13.000 - 14.000 đồng/kg...
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 11 năm 2021 ước đạt 563 nghìn tấn với giá trị đạt 297 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 11 tháng năm 2021 đạt 5,7 triệu tấn với 3 tỷ USD, tăng 0,8% về khối lượng và 7,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng năm 2021 với 39,1% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 10 tháng đạt 2,09 triệu tấn với 1,069 tỷ USD, tăng 12,5% về khối lượng và tăng 23,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 10 tháng, thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh nhất là Bangladesh gấp 111 lần. Ngược lại, thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh nhất là Malaysia với mức giảm 44,5%.
Gạo thơm là sản phẩm xuất khẩu chính trong các mặt hàng gạo, ước tính chiếm 41,3% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo trong 10 tháng năm 2021. Tiếp đó là gạo trắng với tỷ trọng 40,4%; gạo nếp đứng thứ ba với 15,5%; gạo Japonica chiếm 2,8%...
Hiện các địa phương phía Nam đang tích cực xuống giống vụ Đông Xuân cho kịp thời vụ. Tuy nhiên, mưa lớn trên diện rộng và kéo dài trong những ngày đầu tháng 12 đã làm cho hàng nghìn ha lúa Đông Xuân 2021-2022 ở một số địa phương đang trong giai đoạn mạ bị thiệt hại do ngập úng. Điển hình như tỉnh Hậu Giang có hơn 3.900 ha ở lúa giai đoạn mạ bị ngập úng do mưa; trong đó có hơn 1.100 ha bị thiệt hại hơn 70%, diện tích còn lại bị thiệt hại từ 20-50%.
Còn tại Long An, ông Nguyễn Chí Thiện - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, do tác động triều cường, lũ rút chậm nên mực nước còn cao làm ảnh hưởng rất lớn đến việc xuống giống vụ lúa Đông Xuân 2021-2022. Tính đến nay, toàn tỉnh đã gieo sạ 102.527 ha, đạt 46% so với kế hoạch, bằng 90% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi giá lúa, gạo ở thị trường trong nước ổn định thì trên thị trường gạo châu Á, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ trong tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2006 trong bối cảnh đồng rupee yếu đi cho phép các nhà xuất khẩu hạ giá bán giữa lúc nguồn cung trong nước tăng lên sau các vụ thu hoạch mới.
Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được giao dịch ở mức từ 351-356 USD/tấn so với mức từ 353-358 USD/tấn trong tuần trước. Đồng rupee của Ấn Độ đã chạm mức thấp của hai tuần trong phiên 9/12.
Một nhà xuất khẩu tại Kakinada ở bang Andhra Pradesh cho hay giá gạo Ấn Độ lại trở nên cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm cũng giảm xuống mức từ 410 - 414 USD/tấn so với mức từ 415 - 420 USD/tấn trong tuần trước.
Một thương nhân tại TP Hồ Chí Minh cho biết thị trường giao dịch khá yên ắng trong tuần này do liên quan đến các vấn đề như chi phí vận chuyển cao và tình trạng khan hiếm container.
Giá gạo 5% tấm của Thái Lan giảm xuống mức từ 385 - 396 USD/tấn so với mức từ 380 - 397 USD/tấn trong tuần trước do đồng baht tăng giá so với đồng USD.
Một số nhà giao dịch tại Bangkok cho biết thị trường tương đối "trầm" khi thời điểm cuối năm đến gần, trong khi một số nhà giao dịch khác cho biết một số người mua đang gấp rút đặt hàng trước khi kết thúc năm. Một thương nhân cho biết giá giảm sẽ có nhiều cơ hội hơn để bán gạo cho người mua ở nước ngoài.
Giá gạo trong nước của Bangladesh đã tăng trở lại trong tuần này bất chấp vụ mùa thuận lợi và nhập khẩu nhiều. Bangladesh, vốn là nhà sản xuất gạo lớn thứ ba thế giới, đã trở thành khách hàng mua gạo lớn để bổ sung cho các kho dự trữ trong nước do phải hứng chịu các trận lũ lụt liên tiếp. Bangladesh nhập khẩu gạo chủ yếu từ Ấn Độ.
Về thị trường nông sản Mỹ, trong phiên giao dịch cuối tuần 10/12, giá các mặt hàng nông sản tại sàn giao dịch nông sản Chicago (Mỹ) CBOT biến động trái chiều, trong đó giá lúa mỳ và đậu tương tăng, còn giá ngô giảm.
Chốt phiên này, giá ngô giao tháng 3/2022 giảm 1,75 xu Mỹ (0,3%) xuống 5,9 USD/bushel. Trong khi đó, giá đậu tương giao tháng 1/2022 tăng 3,25 xu Mỹ (0,26%) xuống 12,6775 USD/bushel, còn giá lúa mỳ giao tháng 3/2022 tăng 8,5 xu Mỹ (1,09%) xuống 7,8525 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago lưu ý khối lượng giao dịch thấp hơn nhiều so với những ngày trước đó do các nhà giao dịch bắt đầu chốt sổ năm 2021 khi kỳ nghỉ lễ tới gần. Thị trường dự kiến sẽ sôi nổi trở lại khi bước sang năm mới.
Các công ty tư nhân Trung Quốc cho biết đã mua 200.00 0- 400.000 tấn ngô Mỹ và lượng ngũ cốc chưng cất khô (DDG) chưa rõ khối lượng. Trung Quốc cũng đã đặt mua lượng lúa mỳ làm thức ăn chăn nuôi đáng kể từ Đông Australia, khoảng 1,25 - 1,75 triệu tấn.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2021 của Mỹ ở mức 6,8%, cao hơn một chút so với dự báo của chuyên gia kinh tế. Lạm phát có một số tác động tới việc mua hàng hóa kỳ hạn.
Dự báo thời tiết cho thấy khu vực miền Trung Argentina sẽ vẫn khô ráo vào cuối tuần này. Các khu vực của Cordoba và vùng xa phía Tây Argentina sẽ có mưa rào nhẹ trong 48 giờ tới, nhưng sau đó thời tiết sẽ khô hạn và nhiệt độ ấm lên cho đến ngày 26/12. Thời tiết khô hạn cũng sẽ lan rộng đến nửa phía nam của vành đai cây trồng của Brazil.
Thị trường cà phê thế giới cho thấy, kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe - London đảo chiều giảm. Giá cà phê Robusta giao tháng 1/2022 giảm 25 USD xuống 2.376 USD/tấn và giá giao tháng 3/2022 giảm 15 USD xuống 2.291 USD/tấn. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US - New York tiếp tục sụt giảm. Hợp đồng cà phê giao ngay tháng 3/2022 giảm thêm 7,60 xu Mỹ xuống 232,60 xu Mỹ/lb, còn giao tháng 5/2022 giảm 7,30 xu Mỹ xuống 232,35 xu Mỹ/lb (lb=0,4535 kg). Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giảm từ 200 - 300 đồng, xuống dao dộng trong khung từ 42.200 - 42.600 đồng/kg.
Giá cà phê hai sàn sụt giảm do lo ngại nhu cầu tiêu thụ suy yếu vì dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại đã dẫn tới hoạt động thanh lý kéo dài. Mặc dù đã có nhiều tuyên bố trấn an rằng biến thể Omicron không nguy hiểm như lo ngại, song ngày càng có thêm nhiều quốc gia tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội do biến thể này được xác nhận lây lan hơn Delta nhiều lần và cần nâng cao sự thận trọng hơn nữa.
Thị trường Việt Nam đang vào cao điểm thu hoạch nên cà phê vụ mới được đưa ra thị trường với khối lượng nhỏ giọt và sẽ tăng lên đáng kể khi vào đầu năm mới 2022.
Cận cảnh trang trại nuôi con ỉn công nghệ cao trị giá 40 tỷ đồng ở tỉnh nghèo Lai Châu Nhận thấy giá trị kinh tế cao từ chăn nuôi lợn, một Công ty ở tỉnh Lai Châu đã mạnh dạn đầu tư hơn 40 tỷ đồng xây dựng trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao an toàn sinh học. Tính đến thời điểm này, đây là trang trại chăn nuôi lợn công nghệ caop an toàn sinh học quy mô nhất...