156 doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 908/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020.
Theo đó, Doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 gồm 120 doanh nghiệp.
Ngoài ra, có 4 doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu thoái vốn trước ngày 30/11/2020; không hoàn thành thoái vốn thì hoàn thành chuyển giao về SCIC trước 31/12/2020 gồm: Tổng Công ty CP Sông Hồng (Bộ Xây dựng), Tổng công ty Xây dựng Hà Nội – Công ty CP (Bộ Xây dựng), Tổng công ty Xây dựng số 1 – Công ty CP (Bộ Xây dựng); Tổng công ty Đầu tư Phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) (Bộ Xây dựng).
Doanh nghiệp chuyển giao về SCIC để thực hiện thoái vốn, hoàn thành chuyển giao trước 31/8/2020 gồm 14 doanh nghiệp: Tổng công ty CP xây dựng công nghiệp Việt Nam ( Bộ Công Thương), Công ty CP Xây dựng và NK Tổng hợp (Bộ Công Thương), Công ty CP Nông thổ sản Việt Nam (Bộ Công Thương), Tổng công ty Rượu – Bia – Nước giải khát Sài Gòn (Bộ Công Thương), Công ty CP Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại ( Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)…
Quyết định cũng nêu rõ, có 18 doanh nghiệp thuộc Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện sắp xếp, thoái vốn theo phương án cụ thể.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Danh mục doanh nghiệp dừng thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 để rà soát, xây dựng phương án sắp xếp, thoái vốn trong giai đoạn 2021-2025 gồm: 54 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cấp nước chưa thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 và 15 doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực khác.
Việc thoái vốn của các doanh nghiệp thuộc: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND TP Hồ Chí Minh, Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước; Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội; Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam; Công ty cổ phần Đầu tư Tháp truyền hình Việt Nam và các doanh nghiệp chưa được liệt kê tại Quyết định này thực hiện theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quyết định này nhằm đẩy nhanh tiến độ thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ gắn với việc đảm bảo nguồn thu cho phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của nền kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo tiến độ và tỷ lệ đã được phê duyệt theo đúng quy trình, thủ tục, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra về đề xuất thoái vốn và kết quả thực hiện.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổng kết tình hình thực hiện; xây dựng kế hoạch sắp xếp, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trong Quý IV/2020.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp bảo đảm nguồn thu từ việc thoái vốn của các doanh nghiệp thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước phù hợp với Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Vinatex tính chuyện mua thêm doanh nghiệp
Trong giai đoạn phát triển 5 năm tới, Vinatex dự kiến mua thêm vốn, mua thêm doanh nghiệp, đầu tư vào những khâu còn thiếu.
Trong giai đoạn 2020 - 2025, Vinatex quyết định thay đổi mô hình quản lý, kinh doanh, công nghệ và sản phẩm theo hướng sáng tạo hơn. Anh: Đức Thanh
Hạ chỉ tiêu
Chiều 29/6, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, mã VGT) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 tại Hà Nội. Theo tài liệu dự kiến công bố tại sự kiện, đại dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến sản xuất - kinh doanh của ngành xuất khẩu hơn 40 tỷ USD này. Do đó, đưa ra kế hoạch kinh doanh thận trọng trong bối cảnh khó khăn về đầu ra, đơn hàng giảm là điều tất yếu doanh nghiệp dệt may phải làm.
Cụ thể, năm 2020, một loạt chỉ tiêu kinh doanh, từ doanh thu đến lợi nhuận được Vinatex xây dựng đều hụt rất xa so với thực hiện năm 2019. Cụ thể, Tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 14.641 tỷ đồng, giảm 27%; lợi nhuận trước thuế hợp nhất giảm gần 50% so với thực hiện năm 2019, xuống còn 382 tỷ đồng. Đây cũng là mức lãi thấp nhất 4 năm trở lại đây của Tập đoàn.
Được biết, doanh thu hợp nhất năm 2019 của Vinatex đạt 20.139 tỷ đồng, bằng 90,8% kế hoạch; lợi nhuận hợp nhất tăng 0,5% so với năm 2018, đạt 765 tỷ đồng, nhưng chỉ đạt 91,2% kế hoạch. Năm 2019 là năm khó khăn với ngành dệt may, nhất là ngành sợi do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung làm thị trường bị thu hẹp, giá bông biến động bất thường, có thời điểm giá thành cao hơn giá bán.
Ông Trần Quang Nghị, Chủ tịch HĐQT Vinatex cho biết, doanh thu và lợi nhuận năm 2020 của Tập đoàn đều sụt giảm mạnh do doanh thu từ cổ tức của các doanh nghiệp thành viên giảm 42% so với năm trước. Ngoài ra, hoạt động thoái vốn hoặc chuyển liên kết trong năm 2019 dẫn đến năm nay sẽ không còn hợp nhất kết quả kinh doanh của các đơn vị này.
Đáng lưu ý, mục tiêu năm 2020 của công ty mẹ cũng hạ sốc, khi doanh thu là 1.327 tỷ đồng, bằng 95% so với năm 2019 (đạt 1.397 tỷ đồng), lợi nhuận trước thuế 130,4 tỷ đồng, chỉ bằng 44,4% so với năm 2019.
Theo nhận định của Ban lãnh đạo Vinatex, giai đoạn 2020-2025, thế giới trở nên bất định hơn với xu thế toàn cầu hóa đan xen với bảo hộ trong nước. Tuy nhiên, với ngành dệt may Việt Nam, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực sẽ là động lực trong dài hạn (trong 5-7 năm, thuế quan sẽ giảm hết về 0%) cho sự tăng trưởng căn cơ, trong đó có yếu tố đầu tư sản xuất nguyên liệu. Với riêng Vinatex, các dự án đầu tư mới trong giai đoạn tới tiếp tục nhắm vào khâu thượng nguồn, nhằm tiến tới chủ động nguyên phụ liệu ở mức cao nhất, tận dụng cơ hội giảm thuế từ các hiệp định thương mại.
Lên kế hoạch mua thêm doanh nghiệp
Trong lộ trình hành động giai đoạn 2020 - 2025, Vinatex sẽ mua bán, tái cấu trúc doanh nghiệp. Nhận định rằng, với đặc điểm của tình hình mới, mô hình sản xuất - kinh doanh hiện tại sẽ khó có cơ hội tiếp tục phát huy, Vinatex quyết định thay đổi mô hình quản lý, kinh doanh, công nghệ và sản phẩm theo hướng sáng tạo hơn.
Về công tác tái cấu trúc hệ thống, Tập đoàn không chỉ thoái vốn, mà còn mua thêm vốn, mua thêm doanh nghiệp, đầu tư vào những khâu còn thiếu trong chiến lược phát triển. "Danh mục tái cấu trúc sẽ phải được xác định từ tiêu chuẩn chiến lược các đơn vị cần thoái vốn, các lĩnh vực cần mua vốn, mua thêm doanh nghiệp hoặc đầu tư hình thành doanh nghiệp mới", ông Trần Quang Nghị thông tin.
Trong giai đoạn thị trường có sự thay đổi, Vinatex cũng phải ứng biến, chuyển đổi theo xu hướng này. Thực tế, từ năm 2019, đã có những dự án mới được đầu tư, nhưng đã phải tạm dừng để bảo toàn vốn, do Tập đoàn nhận thấy thị trường biến động. Đơn cử, Dự án Đầu tư mới nhà máy sợi II tại Chi nhánh sợi Nam Định đang phải tạm dừng do thị trường tiêu thụ giảm sút từ tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Quan điểm của Vinatex là đầu tư trong giai đoạn tới phải bao hàm cả hoạt động nghiên cứu - phát triển. Đây sẽ là đột phá nhằm tạo sự khác biệt và là sự điều chỉnh chiến lược, từ lấy ngành may làm trung tâm sang lấy công nghệ làm trung tâm, chuyển từ sở hữu vốn thông thường sang tập đoàn sở hữu công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, thị trường.
Năm 2020, dệt may Việt Nam (VGT) lên kế hoạch giảm một nửa lợi nhuận Theo tài liệu Đại hội đồng cổ đông 2020, Tập đoàn dệt may Việt Nam (VGT) lên kế hoạch doanh thu Công ty mẹ năm nay đạt gần 1.328 tỷ đồng, giảm 5% và lợi nhuận trước thuế đạt 130 tỷ đồng, giảm 56% so với năm 2019. Thời gian và địa điểm tổ chức Đại hội, Tập đoàn cho biết, sẽ thông...