152 người “bỏ trốn”: Để chấm dứt sự xấu xí, chấm dứt tiền lệ này
Nếu những người bỏ trốn ở lại Đài Loan (Trung Quốc) biết họ sẽ bị truy lùng, bị xử phạt, bị trục xuất thì liệu họ có làm như vậy không? Nếu đặt ra câu hỏi này, có lẽ, chúng ta sẽ nhìn thấy họ giống một nạn nhân hơn là những thủ phạm.
Bức ảnh mô tả nỗi cơ cực vất vả của người lao động ở nước ngoài. Ảnh: Facebook.
Nạn nhân của những lời đường mật, những cái bánh vẽ, nạn nhân của chính mình.
Xin trở lại bức ảnh nhóm công nhân người Việt được đăng trên Facebook vào tháng 2.2016 với chú thích “Phía sau những tờ đôla con gửi về”.
Nó như một cận cảnh về cuộc sống lao động Việt Nam (VN) ở nước ngoài, nó như nửa sau tấm huy chương. Và, nó là mặt trái của đồng tiền mà người lao động VN xa xứ vẫn gửi về nhà. Một đồng tiền chắc thấm đẫm mồ hôi nước mắt.
Đúng như status: “Hinh anh nay la thât, nhưng không đai diên cho tât ca anh em lao đông ơ nước ngoai. Chung tôi cung không phai than van gi ca bơi vi cuộc sống lam ơ đâu cung vây. Co lam mơi co ăn. Đi lam thuê kiêm tiên thi sao đoi hoi gi nhiêu. Cai ma chung tôi muôn gưi đên la môt khia canh khac: Không phai cuôc sông xa hoa như moi ngươi vân nghĩ…
Hôm qua, trong dòng sự kiện 152 người Việt “mất tích” ở Đài Loan đang gây sóng gió dư luận, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung không ngần ngại mà rằng “đã có thực tế lợi dụng chính sách visa cởi mở để đưa người ở lại lao động bất hợp pháp”. Rằng đối với sự vụ chưa từng có tiền lệ này, “nếu sai phạm đến mức thu hồi giấy phép thì tước giấy phép, nếu cần khởi tố vụ án thì đề nghị khởi tố”.
Chưa từng có tiền lệ có lẽ chỉ là ở quy mô mà thôi. Bởi hôm qua, phía Đài Loan cũng đã công bố con số gây sốc: 409/414 du khách trốn ở lại trong 3 năm qua là người Việt Nam.
Video đang HOT
Nhưng chúng tôi đồng ý với ông Chung, rằng cần khởi tố vụ án. Bởi có vẻ như 152 thủ phạm kia trước hết là những nạn nhân.
Nạn nhân của những lời đường mật, của những cái bánh vẽ. Nạn nhân của của việc đi lao động bất hợp pháp thông qua con đường du lịch mà một ai đó đã thực hiện không thể không nói là không có tổ chức.
Và nạn nhân của sự thiếu hiểu biết từ chính họ.
Nếu một lần nhìn bức ảnh phía sau những đồng ngoại tệ gửi về, nếu biết trước cuộc sống xứ người không hề màu hồng, nếu biết sẽ bị truy bắt, xử phạt, trục xuất như hôm nay, có lẽ họ đã không lựa chọn sự phiêu lưu quá nhiều rủi ro và phải trả giá bằng rất nhiều tiền bạc.
Họ có lỗi. Nhưng “tội” thì lại ở những cá nhân, những đơn vị đã đưa họ đi với một hình thức không khác gì lừa đào.
Và để chấm dứt sự xấu xí, chấm dứt tiền lệ này, thì như ông Phó Tổng cục trưởng đã đề xuất rồi đấy.
ANH ĐÀO
Theo LĐO
Đi du lịch rồi 'biến mất' ở nước ngoài có bị xử lý hình sự?
Trước vụ việc 152 du khách Việt "mất tích" ở Đài Loan, nhiều bạn đọc thắc mắc việc du khách Việt Nam nếu biến mất hoặc bỏ trốn khi sang nước ngoài thì có bị xử lý không?
Ngày 27-12, cơ quan chức năng của Đài Loan đã tìm thấy một số người trong đoàn du khách 152 người "mất tích" sau khi nhập cảnh ở Sân bay Cao Hùng. Trước sự việc này, nhiều bạn đọc đặt câu hỏi những du khách này liệu có bị xử lý hình sự không?
Luật sư, Thạc sĩ Luật, Chủ tịch Hội đồng khen thưởng kỷ luật đoàn Luật sư tỉnh Long An Huỳnh Công Thư cho biết: Theo pháp luật hiện hành, không có quy định nào truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi "ở lại nước ngoài trái phép".
Sở Du lịch TP.HCM đã làm việc với Công ty TNHH Thương mại Du lịch Kỳ nghỉ Quốc tế . Ảnh - Tú Uyên
Ở lại nước ngoài trái phép có thể được hiểu là hành vi ra nước ngoài bằng con đường hợp pháp, có hộ chiếu và được nước đến chấp nhận cho nhập cảnh. Tuy nhiên, hết thời hạn nhập cảnh đối tượng không chịu về nước mà ở lại nước ngoài trái phép.
Trước đây, BLHS 1999 có quy định hành vi này là tội phạm và mức hình phạt cao nhất là 3 năm tù (Điều 89). Tuy nhiên, BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) không quy định hành vi ở lại nước ngoài là một tội phạm nữa.
Do đó, hành vi này nếu diễn ra sau 0h ngày 31-12-2017 thì không bị coi là tội phạm nữa và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi này xảy ra ở nước sở tại và vi phạm pháp luật của nước sở tại nên người thực hiện hành vi này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tương tự do các cơ quan bảo vệ pháp luật của nước sở tại thực hiện.
Đối với Đài Loan, theo Luật di trú, người ở lại Đài Loan làm việc và cư trú bất hợp pháp có thể bị phạt tiền đến 90 ngàn Đài tệ (khoảng 67 triệu đồng tiền Việt), bị xử phạt tù đến 3 năm, trục xuất và cấm quay lại Đài Loan thời hạn 3 năm hoặc vĩnh viễn tùy trường hợp.
Tuy nhiên, hành vi tổ chức, lôi kéo người, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 349 BLHS 2015. Mức hình phạt thấp nhất là 01 năm, cao nhất là 15 năm tù với các tình tiết định khung hình phạt như: lợi dụng chức vụ quyền hạn; phạm tội từ 2 lần trở lên; số lượng người từ 15 trở lên; thu lợi bất chính từ 500 triệu trở lên...
Ngoài ra, người có hành vi tổ chức môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài còn phải chịu phạt tiền đến 50 triệu đồng và cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc công việc nhất định đến 5 năm.
Trong khi đó, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Xuân Tạo, Trưởng Ban quản lý lao động của Việt Nam tại Đài Loan, cho hay:Về vụ việc 152 khách du lịch khi sang Đài Loan đã "biến mất", hiện Ban chỉ quản lý những lao động sang Đài Loan theo dạng lao động, tuy nhiên nếu những người này sang Đài Loan để làm việc thì họ vi phạm pháp luật sở tại, đồng thời người sử dụng lao động cũng vi phạm pháp luật nếu sử dụng số khách noi trên.
Đồng thời có thể những người này vì lý do gì đó mà họ không đăng kí tham gia vào các công ty phái cử trong nước để sang làm việc, chẳng hạn do tuổi cao so quy định hoặc làm những công việc họ cho nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, cũng có thể họ có vấn đề về nhập cảnh theo diện lao động nên mới chuyển sang hình thức du lịch để tính toán việc làm.
Ông Tạo cũng cho hay, chính sách tiếp nhận lao động của Đài Loan khá thoáng do nhu cầu thiếu hụt lao động từ các doanh nghiệp sở tại. Nhu cầu tiếp nhận lao động ngoài nước của Đài Loan trong nhiều ngành nghề gồm thuyền viên, giúp việc gia đình, ngành công nghiệp.
Trong đó, nghề giúp việc gia đình tiếp nhận lao động lên đến 50 tuổi, các ngành công nghiệp từ 23 đến hơn 40 tuổi tùy ngành nghề. Đáng chú ý, thời gian làm việc kéo dài lên 12 năm, sau ba năm gia hạn. Cùng đó, mức lương tối tiểu cũng được nâng lên đáng kể khiến thị trường này đang thu hút nhiều lao động Việt sang làm việc.
Theo ông Tạo, thị trường Đài Loan không quá khắt khe, hiện có nhiều công ty phái cử trong nước đang tuyển lao động các ngành nghề nói trên để đưa sang Đài Loan làm việc nên không thể viện dẫn thiếu thông tin.
Đại diện các công ty xuất khẩu lao động đánh giá, nhiều năm nay Đài Loan vẫn là thị trường dẫn đầu về số lượng lao động Việt Nam sang sinh sống và làm việc do yêu cầu không quá khắt khe về tiếng và kĩ năng nghề nghiệp. Cùng đó chi phí trước khi xuất cảnh khoảng hơn 80 triệu đồng, thời gian xuất cảnh 3-4 tháng, thu nhập bình quân 15-19 triệu/ tháng).
Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), thông tin trong năm 2018 có hơn 140.000 lao động Việt Nam đi làm việc tại các nước, tăng 7% so với năm 2017.
Đây là năm thứ 5 liên tiếp, số lao động sang các nước làm việc vượt mốc 100.000 người/năm. Trong đó số lao động sang Nhật Bản dẫn đầu với 67.000 lao động. Tiếp theo là Đài Loan với khoảng 65.000 lao động. Hai thị trường Đài Loan và Nhật Bản chiếm hơn 90% tổng số lao động sang các nước làm việc.
ĐÀO TRANG
Theo PLO
Sang Lào làm việc, nhận lương nghìn đô Nhu cầu lao động Việt Nam sang Lào làm việc lớn, mức lương khá cao nhưng tiềm năng về thị trường xuất khẩu lao động sang Lào vẫn chưa được nhiều người biết đến. Nhu cầu cao về lao động tại Lào Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) hiện nay, nhu cầu tuyển dụng lao động trong các ngành...