1,5 triệu trẻ em nguy cơ mắc bệnh sau lũ lụt, cách nào khắc phục?
Lũ lụt và sạt lở đất trên diện rộng tại 5 tỉnh miền Trung đã khiến hơn 1,5 triệu trẻ em có nguy cơ mắc bệnh, dinh dưỡng kém và chậm phát triển.
1, 5 triệu trẻ đối diện với bệnh tật, suy dinh dưỡng do lũ lụt, cách nào khắc phục?
Có ít nhất 135.000 gia đình đã bị ảnh hưởng trực tiếp, ở một số xã có mực nước lũ dâng cao tới 2m và hơn nửa triệu người không có nước sạch.
Nhà cửa bị tàn phá, mùa màng và sinh kế bị phá hủy, cơ sở hạ tầng bị hư hại. Trong giai đoạn này, đã có 42 trạm y tế xã bị tàn phá và nhiều trạm y tế khác bị cô lập, không thể tiếp cận được do nước lũ, khiến các bà mẹ và trẻ em không được chăm sóc y tế cơ bản và không được phòng bệnh, một công việc rất quan trọng trong thời điểm nguy cơ dịch bệnh gia tăng.
Đây là thông tin được các chuyên gia của UNICEF sau khi tham gia cùng nhóm khảo sát do Tổng cục Phòng chống Thiên tai Việt Nam đến các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất để đánh giá các nhu cầu của trẻ em và phụ nữ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.
“Lũ lụt và sạt lở đất đã gây thiệt hại nặng nề cho các xã mà chúng tôi đến khảo sát. Người dân không có nước sinh hoạt, nhà vệ sinh bị chìm dưới nước. Điều kiện vệ sinh yếu kém làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiêu chảy và các bệnh phụ khoa”, ông Lý Phát Việt Linh, Chuyên gia về cứu trợ khẩn cấp của UNICEF cho hay.
Trong khi đó, lũ lụt gây cô lập, ngăn cách các vùng dân cư, nhấn chìm lương thực thực phẩm, các loại cây lương thực và rau quả, gây tình trạng thiếu thực phẩm, dẫn đến thiếu đói và suy dinh dưỡng.
Theo BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trước mắt cần đảm bảo đủ no, không bị đứt bữa cho người dân nói chung, đặc biệt cần ưu tiên bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em.
Video đang HOT
Bởi nguyên nhân suy dinh dưỡng trẻ em theo BS Nguyễn Văn Tiến là do chế độ ăn thiếu cả số lượng và chất lượng. Hoặc khi trẻ mắc một số bệnh nhiễm khuẩn như: đường ruột, sởi, viêm đường hô hấp nhưng chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng chưa đúng, kịp thời. Đây là những căn bệnh rất dễ xảy ra trong và sau lũ lụt.
BS Tiến cũng cho rằng, sau lũ lụt, các gia đình nhanh chóng khôi phục lại sản xuất, lựa chọn các loại cây, con giống ngắn hạn để sớm có rau xanh và các thực phẩm bổ sung cho bữa ăn gia đình.
Ngoài suy dinh dưỡng, lũ lụt không những làm cho môi trường bị ô nhiễm mà còn là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát sinh, phát triển gây ô nhiễm thực phẩm làm hư hỏng chất lượng thực phẩm và vi sinh vật gây bệnh.
Vi khẩn đường tiêu hóa theo đường ăn uống vào cơ thể, tăng sinh nhanh đến khi có đủ lượng vi khuẩn nhất định đáp ứng liều gây độc là nguyên nhân chủ yếu gây các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như: đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt.
Để khắc phục tình trạng này, BS Tiến cho rằng, người dân trong trường hợp khi phải dùng nước sông, suối, ao, hồ hoặc nước giếng bị nhiễm bẩn sẽ làm trong bằng phèn chua hòa vào nước (1 gam phèn chua với 20 lít nước), chờ 30 phút cho cặn lắng xuống rồi gạn lấy nước trong. Nếu không có phèn chua có thể dùng túi vải để lọc nước.
Sau đó nước cần được khử trùng bằng choloramine B hoặc clorua vôi. choloramine B dạng viên 0,25 gam rất tiện lợi cho việc khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại,…một viên 0,25 gam dùng cho 25 lít nước. Nước khử trùng 30 phút sau là sử dụng được.
Đặc biệt, người dân tuyệt đối không được khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn sẽ hấp thụ hết clo hoạt tính, làm mất tác dụng khử trùng của clo, nước khử trùng vẫn phải đun sôi mới uống được. Nếu trời mưa, tốt nhất là hứng nước mưa vào các dụng cụ sạch dùng để nấu nước uống và chế biến thức ăn.
Đồng thời, người dân đặc biệt là trẻ nhỏ cũng nên thực hiện các biện pháp vệ sinh thông thường khác như: thực hiện “ăn chín, uống sôi”. Không ăn thực phẩm từ các loại động vật đã chết vì lũ cuốn, thực phẩm đã bị ngâm dưới nưới, mọc mầm, có mùi lạ (chua, mốc) và các thực phẩm bị nhiễm nấm mốc.
Để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ các bà mẹ cần cho trẻ bú sớm ngay sau một giờ đầu sau sinh, cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu, không cai sữa trước 18 tháng tuổi.
Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, cần thực hiện theo dõi biểu đồ tăng trưởng để phát hiện sớm trẻ suy dinh dưỡng, thực hiện tiêm chủng đề phòng các bệnh nhiễm khuẩn và xử lý đúng khi trẻ bị ỉa chảy và viêm đường hô hấp (những bệnh rất phổ biến sau lũ).
Người già cần ăn bao nhiêu thức ăn trong một ngày?
Chế độ dinh dưỡng với người già rất quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp họ nâng cao sức đề kháng, phòng tránh nhiều bệnh tật. Ngược lại, khi chế độ dinh dưỡng thiếu hay thừa các chất đều có thể gây ra các loại bệnh nghiêm trọng.
Theo BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, so với người 25 tuổi, nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm 20%, người trên 70 tuổi giảm 30%. Theo khuyến nghị dinh dưỡng cho người Việt Nam, cần duy trì nhu cầu năng lượng cho người cao tuổi là 1700-1900 calo/người/ngày.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp người già nâng cao tuổi thọ. Ảnh minh họa
Về tinh bột: Nên ăn ở mức độ vừa phải. Mỗi bữa người cao tuổi chỉ nên ăn 1 - 2 bát cơm, ăn thêm khoai, sắn củ để cung cấp chất xơ ngăn ngừa táo bón.
Chất đạm: Nhu cầu protein của người cao tuổi trung bình ở khoảng 60 - 70g/ngày, trong đó đạm động vật chiếm 30% lượng protein nạp vào cơ thể. Người cao tuổi nên giảm ăn thịt đỏ, tăng cường nhóm thực phẩm giàu canxi (cá, tôm, cua) và protein thực vật (đỗ, vừng, lạc, đậu phụ,...). Đồng thời, cần hạn chế thực phẩm nhiều cholesterol như óc, da, nội tạng động vật. Nên ăn thêm cá, sữa chua và giới hạn số trứng là 3 quả/tuần;
Chất béo: Nên ăn cả mỡ động vật và dầu thực vật. Tỷ lệ chất béo từ thực vật nạp vào cơ thể nên chiếm 35% tổng lượng chất béo. Dầu thực vật không có cholesterol và ít axit béo bão hòa hơn mỡ động vật nên sẽ tốt cho những người bị tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác;
Muối: Hạn chế thực phẩm có hàm lượng muối cao như dưa, cà muối, thức ăn chế biến sẵn. Lượng muối ăn nên kiểm soát ở mức dưới 150g/người/tháng vì ăn nhiều muối sẽ làm cho tình trạng cao huyết áp thêm trầm trọng.
Chất xơ: Nhu cầu chất xơ của người cao tuổi là tiêu thụ 25g/ngày. Chất xơ hòa tan có tác dụng làm giảm cholesterol và đường máu, tốt cho bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp. Đồng thời, chất xơ còn kích thích nhu động ruột, tránh táo bón, phòng chống xơ vữa động mạch. Vì vậy, người cao tuổi nên ăn các loại rau xanh và hoa quả giàu vitamin và khoáng chất. Nếu được, mỗi ngày nên ăn khoảng 300g rau xanh và 100g hoa quả.
Người già nên uống đủ 1,5 - 2 lít nước/ngày. Ảnh minh họa
Nước: Những người lớn tuổi thường uống ít nước vì sợ đi tiểu đêm nhiều gây mất ngủ . Trong khi đó, nước lại có công dụng rất lớn trong việc hỗ trợ tiêu hóa, đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vì vậy, người cao tuổi nên uống đủ 1,5 - 2 lít nước/ngày, chủ động uống nước ngay cả khi chưa thấy khát. Ngoài ra, các loại nước như trà xanh, chè sen, chè ngó sen,... cũng rất tốt cho người lớn tuổi;
Vitamin và khoáng chất: Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin nhóm B , C, D,... và các khoáng chất quan trọng như canxi, sắt, kẽm,... để tăng cường sức đề kháng.
Ăn thêm đậu, lạc, vừng: Ở người có tuổi, tiêu hóa hấp thụ chất đạm đều kém nên dễ xảy ra tình trạng thiếu chất đạm. Trong đậu, lạc, vừng có nhiều chất đạm, ngoài ra chúng lại có nhiều chất tinh dầu giúp đề phòng các bệnh về tim mạch. Cho nên người cao tuổi nên ăn nhiều món ăn từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ.
Mỗi gia đình nên có một lọ vừng lạc để bổ sung cho bữa ăn hằng ngày. ậu, lạc, vừng, cá có tác dụng phòng, chống các bệnh tim mạch; đậu phụ còn có tác dụng phòng chống ung thư.
Người già nên tập dưỡng sinh, đi bộ khoảng 30 phút vào buổi sáng. Ảnh minh họa
Ngoài chế độ ăn uống, người cao tuổi cũng nên có chế độ sinh hoạt điều độ, ăn, ngủ đúng giờ (ngủ 7-8 tiếng/ngày), nên có giấc ngủ trưa. Người già khi tỉnh giấc không nên bước xuống giường đột ngột mà nên nằm trên giường cho tỉnh hẳn, ngồi dậy trên giường, sau đó bỏ hai chân xuống giường để giúp tim có thời gian bơm máu lên não, nhằm hạn chế ngã do thiếu máu não.
Để làm chậm quá trình lão hóa xương và các bộ phận của cơ thể, người già nên duy trì cân nặng hợp lý bằng việc tập thể dục hàng ngày. Mỗi buổi sáng dậy vận động 30 phút (tập dưỡng sinh, đi bộ), trưa nằm nghỉ hoặc ngủ 15-30 phút giúp thư giãn, tối nên đi bộ 30 phút giúp ngủ ngon hơn. Đi bộ là cách vận động tốt nhất, phù hợp với người cao tuổi và có thể phòng bệnh xơ cứng động mạch, và cải thiện tình trạng đau mỏi xương.
Ăn quá nhiều hay quá ít cơm đều không tốt cho sức khỏe Khi ăn thiếu glucid, bạn có thể bị thiếu cân và mệt mỏi, thiếu nhiều dẫn tới hạ đường huyết. Ngược lại ăn quá nhiều, lượng glucid thừa sẽ chuyển hóa thành lipid tích trữ trong cơ thể gây thừa cân. Nhóm chất bột đường (glucid) gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn, các sản phẩm chế biến và đường cung cấp năng lượng...