15 tính năng tuyệt vời của Google mà bạn nên thử ngay, nhất là tính năng số 1
Với 15 tính năng cực hữu ích sau đây, bạn có thể sử dụng Google để thay thế cho hàng loạt các công cụ khác.
Hầu như, ai trong chúng ta cũng biết đến Google như một công cụ tìm kiếm hữu ích, đi kèm đó là các dịch vụ có hàng triệu người trên toàn thế giới sử dụng mỗi ngày như Gmail, Google Earth, Google Maps,… Tuy nhiên, điều mà nhiều người không biết là Google còn có một loạt các tính năng và công cụ khác cực kỳ hữu ích.
1. Tìm một bài hát thông qua giai điệu: Sound Search hoạt động tương tự như ứng dụng tìm kiếm bài hát Shazam, tính năng này sẽ sử dụng Google Assistant để giúp bạn xác định tên một bài hát bạn đang nghe.
2. Thực hiện một chuyến bay ảo thông qua ứng dụng Google Earth: Để kích hoạt tính năng này bạn chỉ cần ấn tổ hợp phím Ctrl Alt A
3. Học cách phát âm một dãy số dài: Nếu bạn không thể đọc hết được một chữa số dài ngoằn, Google sẽ giúp bạn phát âm những dãy số tới 12 số nếu bạn ghi thêm “=english” ngay sau đó.
4. Tìm các chuyến bay: Nếu đang lên kế hoạch với một chuyến bay tự túc, bạn có thể tìm vé tại địa chỉ Google Flights.
5. Dịch ký tự viết tay: Đôi khi, có những từ ngữ hoặc ký tự mà bạn muốn hiểu nghĩa của nó nhưng lại không biết gõ như thế nào thì tính năng dịch ký tự viết tay trên Google Translate sẽ giúp bạn.
6. Khám phá thiên hà: Google sẽ cho phép bạn khám phá các vì sao nhờ vào hình ảnh từ vệ tinh của NASA và kính thiên văn Hubble tại Google Sky.
7. Google Books nGram Viewer: Đây là tính năng khá thú vị, giúp người dùng tìm hiểu mức độ phổ biến của các từ khóa trong hàng triệu đầu sách của google. Sau khi bạn đánh từ khóa vào ô tìm kiếm, một đồ thị sẽ hiện ra, thể hiện % xuất hiện và xu hướng sử dụng từ đó. Các bạn có thể thử tại: Google Books nGram Viewer.
Video đang HOT
8. Nhập văn bản đa ngôn ngữ: Google Input Tools cho phép bạn nhập hơn 80 ngôn ngữ khác nhau mà không cần phải tải thêm một keyboard nào khác.
9. Đa dạng phông chữ: Với Google Fonts, bạn có thể sử dụng miễn phí rất nhiều fonts, thích hợp cho những bạn designer.
10. Tìm tài liệu học tập: Google Scholar sẽ giúp bạn tìm tài liệu học tập cũng như các báo cáo khoa học một cách dễ dàng hơn rất nhiều.
11. Tìm hiểu nét đẹp văn hóa các quốc gia: Với Google Arts & Culture, bạn có thể tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau trên thế giới qua các hình ảnh có độ phân giải cực cao từ nhiều viện bảo tàng trên thế giới.
12. Xu hướng tìm kiếm nổi bật: Bạn muốn biết điều mà mọi người đang quan tâm tại bất cứ thời điểm nào? Google Trends sẽ cho biết những từ khóa được dùng nhiều nhất mỗi ngày.
13. Thiết lập hẹn giờ: Tất cả những gì bạn cần làm là vào trang Google và gõ thời gian mà bạn muốn đặt chuông báo. Một bộ đếm ngược sẽ xuất hiện và khi đến giờ, tiếng chuông bíp bíp sẽ phát ra.
14. Tìm hiểu tiếng của thú cưng: Google cũng có một danh sách tiếng động vật, bạn có thể sử dụng nó bằng cách type lên google “Animal Sounds” hoặc chỉ cần viết tên của loài động vật bạn muốn nghe.
15. Tung đồng xu: Khi bạn đang phân vân giữa 2 lựa chọn và muốn sử dụng đồng xu để quyết định. Nhưng hiện tại bạn không có đồng xu nào, Google sẽ giúp bạn. Để tung đồng xu bằng Google, bạn chỉ cần tìm kiếm với từ khóa Flip a coin.
Theo Báo Mới
Công cụ tìm kiếm Made in Việt Nam liệu có cạnh tranh nổi với Google?
Rất nhiều công cụ tìm kiếm Việt từng một thời tuyên chiến với Google, thế nhưng chỉ một vài năm sau, chúng đã nhanh chóng chìm vào quên lãng. Phải chăng thị trường tìm kiếm là mảnh đất không thể công phá đối với các doanh nghiệp Việt Nam?
Socbay, Xa lộ, Tìm nhanh: Những cái tên đã trở thành quá khứ
Không khó để kể ra một vài công cụ tìm kiếm Made in Vietnam. Đó chính là Socbay, Xa lộ, Tìm nhanh, những cái tên ít nhiều quen thuộc, gợi nhớ kỷ niệm xưa với người dùng Internet.
Cả Socbay (Sóc bay), Xa lộ và Tìm nhanh đều ra đời ở vào khoảng thời gian trước năm 2010. Đó là thời kỳ thị trường tìm kiếm Việt vẫn còn ở trong tình thế cạnh tranh giữa Yahoo và Google.
Rất nhiều những sản phẩm tìm kiếm Made in Vietnam đã trở thành quá khứ.
Điểm chung giữa những cái tên này là chiến lược tìm cách đánh vào thị trường ngách để cạnh tranh hòng tìm kiếm chỗ đứng ở những lĩnh vực mà các ông lớn vẫn chưa để mắt tới.
Socbay lựa chọn mảng tìm kiếm từ nhạc, phim, ảnh, rao vặt, tin tức đến từ điển. Xa lộ của Tinh Vân lại nhắm tới các hướng tìm kiếm chuyên biệt như tin tức, blog, diễn đàn. Trong khi đó, mục tiêu của Tìm Nhanh là lợi dụng thế mạnh về tin tức của mình để có thể trở thành một Yahoo của Việt Nam.
Từng đưa ra những mục tiêu rất lớn, thế nhưng cả Socbay, Xa lộ, Tìm nhanh hay thậm chí là Yahoo đều đã phải dừng bước để nhường sân chơi độc quyền lại cho Google.
Đã có nhiều cách giải thích cho thất bại của Socbay, Xa lộ hay Tìm nhanh. Một trong số đó là bởi nhược điểm về độ lớn của chính thị trường ngách. Khi quy mô thị trường quá nhỏ, rất khó để các doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động, tìm kiếm thêm đất phát triển nhằm tạo ra giá trị thặng dư.
Với một hệ sinh thái các sản phẩm khép kín, Google đã quây kín người sử dụng và dễ dàng đè bẹp các đối thủ của mình.
Bên cạnh đó, việc mở rộng các dịch vụ kèm thêm như Google Maps, Google Translate, Google Docs và một loạt các sản phẩm khác đã khiến Google dễ dàng hình thành nên một ệ sinh thái nhằm quây kín người dùng các sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, lý do chính khiến Socbay, Xa lộ, Tìm nhanh cũng như các công cụ tìm kiếm nội khác sớm dừng bước và tự rút lui bởi tiềm lực về tài chính có hạn.
Việc vận hành các sản phẩm dịch vụ như web nhạc, phim hay thậm chí trình duyệt chỉ cần một vài tới vài chục kỹ sư. Trong khi đó, việc phát triển các công cụ tìm kiếm vốn không phải điều dễ dàng. Bằng chứng là Google đã phải duy trì một bộ máy khổng lồ bao gồm các chuyên gia giỏi nhất thế giới để duy trì vị trí thống trị trên thị trường tìm kiếm của họ.
Đây là một thách thức thực sự với các công cụ tìm kiếm tiếp theo của người Việt nếu có ý định cạnh tranh nhằm giành giật thị phần tìm kiếm với Google.
Công cụ tìm kiếm Việt liệu có cửa cạnh tranh với Google?
Google hiện là công cụ tìm kiếm số 1 trên bình diện toàn cầu. Điều này chỉ duy nhất không đúng ở 2 nước, đó là Trung Quốc và Nga,
Nhiều ý kiến cho rằng Google không thể phát triển tại Trung Quốc do bị cấm chặn. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng, ở trước thời điểm bị đánh bật khỏi Trung Quốc năm 2010, dù đã rất cố gắng, Google chưa bao giờ chiếm được quá 30% thị phần tìm kiếm tại đất nước này. Điều đó cho thấy sức mạnh của các công cụ tìm kiếm nội địa tại Trung Quốc.
Nếu như Trung Quốc lựa chọn việc đóng cửa thị trường với các công cụ tìm kiếm ngoại, chính phủ Nga lại chọn cách mở cửa cho Google. Mặc dù vậy, công cụ tìm kiếm nội Yandex vẫn là sản phẩm phổ biến nhất tại Nga khi chiếm tới 53.28% thị phần tìm kiếm.
Tại Nga, dù Google không bị cấm chặn như Trung Quốc, thế nhưng công cụ tìm kiếm nội địa là Yandex vẫn chiếm thị phần cao hơn (53.28% của Yandex so với 43.42% của Google).
Kể từ khi Google không còn độc quyền gói dịch vụ Google Mobile Services - GMB trên Android, người dùng Nga có thêm lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Yandex, thị phần của Yandex cũng vì thế có sự tăng tốc đáng kể.
Yandex cũng khá khôn ngoan khi thực hiện nhiều thỏa thuận với các nhà phát triển trình duyệt khác như Opera, Mozilla và Microsoft để đặt Yandex là công cụ tìm kiếm kiếm mặc định.
Trong tương lai gần, Yandex hiện đang có xu hướng phát triển và tạo nên một hệ sinh thái rộng lớn, theo hướng Amazon của người Nga.
Tại Việt Nam, theo thống kê tháng 11/2018 trên Stat Counter, Google hiện vẫn giữ vị trí số 1 với 95,27% thị phần tìm kiếm. Đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng về thị phần tìm kiếm là Cốc Cốc với chỉ 2,58%.
Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, từng tồn tại nhiều công cụ tìm kiếm Made in Việt Nam. Tuy nhiên, hiện chỉ còn lại một vài sản phẩm tìm kiếm tương đối đặc thù, đó là các trường hợp của Websosanh và Sosanhgia.
Đâu là hướng đi đúng cho các công cụ tìm kiếm Made in Vietnam?
Theo ông Lê Duy Tiến, thành viên tổ công tác thúc đẩy hệ sinh thái số Việt Nam, trong một vài năm tới, nếu không có thay đổi gì đặc biệt, Google vẫn sẽ thống trị thị phần tìm kiếm Việt Nam. Tuy nhiên ông Tiến cũng cho rằng, không hẳn là các công cụ tìm kiếm do người Việt phát triển không có cơ hội vươn lên.
Nhận định về thị trường, vị chuyên gia này cho biết, trong thời gian tới, các công cụ tìm kiếm Việt nên tập trung vào việc phát triển công cụ tìm kiếm trên di động. Bên cạnh đó, cần áp dụng các mô hình tìm kiếm theo xu hướng công nghệ mới. Nếu sử dụng các công nghệ tìm kiếm mới, chúng ta vẫn còn có cơ hội, ông Tiến nói.
Lấy ví dụ về điều này, ông Tiến cho biết, Google đang thử nghiệm việc trả kết quả trực tiếp thay vì danh sách các liên kết trên công cụ tìm kiếm. Nếu đi theo hướng này, các công cụ tìm kiếm Việt Nam có thể có cơ hội lớn trong tương lai.
Theo Báo Mới
Google Translate đã hỗ trợ Tiếng Việt khi dịch ngôn ngữ bằng camera Theo AndroidPIT, Google vừa bổ sung thêm 13 ngôn ngữ mới vào tính năng dịch bằng camera khi dùng ứng dụng Google Translate (Google Dịch), trong đó bao gồm cả Tiếng Việt, nâng tổng số ngôn ngữ mà ứng dụng này hỗ trợ dịch thông qua máy ảnh lên đến con số gần 50. Tính năng vừa nêu trên là một hệ thống...