15 quốc gia EU yêu cầu siết chặt chính sách tị nạn
15 quốc gia thành viên EU đã đề xuất tăng cường biện pháp kiểm soát người di cư, bao gồm việc đưa những người di cư không giấy tờ sang các nước thứ ba, thậm chí cả trường hợp được cứu hộ trên biển.
Người di cư tới đảo Lampedusa, Italy ngày 18/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Đề xuất được nêu trong bức thư gửi đến Ủy ban châu Âu (EC) ngày 16/5, khoảng một tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu.
Bức thư kêu gọi EC đưa ra những cách thức và giải pháp mới để ngăn chặn làn sóng di cư bất hợp pháp vào châu Âu.
Video đang HOT
Cụ thể, các nước đề xuất đẩy nhanh tốc độ kiểm tra những người di cư không có giấy tờ tùy thân, thành lập các trung tâm giam giữ mới ở khu vực biên giới và trục xuất nhanh hơn những người xin tị nạn bị từ chối.
Trong bức thư, 15 quốc gia đề xuất đưa ra các cơ chế nhằm phát hiện, chặn bắt hoặc cứu hộ trong trường hợp khẩn cấp những người di cư trên biển và đưa họ đến một nơi an toàn được xác định trước tại một quốc gia đối tác bên ngoài EU.
Các nước này cho rằng nên đơn giản hóa việc đưa những người xin tị nạn đến các nước thứ ba trong khi chờ đợi việc xem xét yêu cầu xin bảo vệ của họ. Thư kêu gọi đánh giá lại khái niệm về “quốc gia thứ ba an toàn” trong luật tị nạn của EU.
Luật pháp EU quy định rằng những người đến khối này mà không có giấy tờ có thể được gửi đến một nước thứ ba, nơi họ có thể xin tị nạn – miễn là quốc gia đó được coi là an toàn và người xin tị nạn có mối liên hệ thực sự với quốc gia đó.
15 quốc gia kêu gọi EU ký thỏa thuận với các nước thứ ba nằm dọc theo các tuyến di cư chính, tương tự như thỏa thuận EU – Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016. Những nước ký vào bức thư gồm: Áo, Bulgaria, Cyprus, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Estonia, Hy Lạp, Italy, Latvia, Litva, Malta, Hà Lan, Ba Lan và Romania.
Đức tiếp nhận lại người tị nạn từ Italy
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trong bối cảnh người tị nạn tiếp tục đổ tới đảo Lampedusa của Italy ở Địa Trung Hải, ngày 16/9, Chính phủ Đức thông báo kế hoạch nối lại việc tiếp nhận người tị nạn từ Italy, chỉ vài ngày sau khi Berlin tạm đình chỉ hoạt động này.
Hòn đảo nhỏ Lampedusa của Italy đang phải gồng mình đón nhận lượng người di cư, chủ yếu đến từ các nước Bắc Phi, lên tới 7.000 người, gần bằng dân số của đảo, ngày 15/9/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trước đó, Đức đã tạm đình chỉ quy trình tiếp nhận tự động người tị nạn do Italy không tuân thủ các thủ tục theo Hiệp ước Dublin của Liên minh châu Âu (EU), trong đó quy định người xin tị nạn phải nộp đăng ký tại quốc gia EU đầu tiên mà họ nhập cảnh. Các trường hợp có ý định đăng ký tị nạn ở một quốc gia khác đều có thể bị đưa trở lại nước đầu tiên tiếp nhận.
Theo chương trình tự nguyện tiếp nhận người tị nạn nhằm thể hiện tình đoàn kết của EU, Đức cam kết tiếp nhận 3.500 người tị nạn từ các quốc gia đặc biệt gặp khó khăn ở biên giới phía Nam châu Âu, trong đó có Italy.
Cho đến nay, khoảng 1.700 trường hợp (trong đó có trên 1.000 trường hợp từ Italy) đã được Đức tiếp nhận thông qua cái gọi là "cơ chế đoàn kết tự nguyện" của châu Âu để người di cư có thể hoàn tất thủ tục đăng ký tị nạn ở Đức. Ngày 13/9 vừa qua, Bộ Nội vụ Đức thông báo tạm dừng việc tiếp nhận theo cơ chế này do các quy định liên quan tới việc tiếp nhận người tị nạn theo thoả thuận Dublin không được tuân thủ. Cụ thể, Italy "nhiều lúc" ngừng tiếp nhận trở lại người tị nạn từ Đức theo quy định Dublin. Theo người phát ngôn Chính phủ Đức, đã có trên 12.400 trường hợp ở diện phải được đưa trở lại Italy, song cho tới nay mới chỉ có 10 người được xử lý.
Trong bối cảnh mỗi ngày có hàng nghìn người tị nạn tới Lampedusa những ngày qua, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã mời Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tới thăm thực tế hòn đảo ở Địa Trung Hải này để người đứng đầu EC có thể hiểu rõ tình hình nghiêm trọng mà Italy đang phải đối mặt. Bà kêu gọi EU giúp ngăn chặn người di cư vượt Địa Trung Hải từ Bắc Phi và nếu cần thiết có thể triển khai hải quân để ngăn chặn các tàu thuyền của người di cư trái phép. Theo số liệu của Bộ Nội vụ Italy, từ đầu năm đến ngày 15/9 vừa qua, đã có khoảng 127.200 người di cư đến Italy bằng thuyền, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái (khoảng 66.200 người).
Câu hỏi tìm lời đáp Nghị viện châu Âu vừa thông qua Hiệp ước châu Âu về tị nạn và di cư, với tiêu chí trọng tâm là "đoàn kết và trách nhiệm", sự kiện được Thủ tướng Đức Olaf Scholz đánh giá là "lịch sử". Nhưng châu Âu đã tìm được giải pháp thực sự cho vấn đề di cư và thực hiện đúng với trách nhiệm...