15 món ăn đặc sản nhắc đến là thèm của Bình Định
Đây là món đặc sản nổi tiếng nhất ở thành phố biển Quy Nhơn. Điểm làm nên sự khác biệt so với bún chả cá ở những địa phương khác chính là chả cá và nước dùng.
Chả cá ở đây được chế biến hoàn toàn từ cá tươi với nhiều gia vị được nêm nếm kĩ lưỡng theo phương thức gia truyền. Nước dùng chủ yếu được nấu từ xương cá, đầu cá tạo ra vị ngọt dễ chịu, khó quên. Ăn kèm với bún chả cá là chén tương ớt đặc trưng được pha chế chỉ Bình Định mới có.
Mắm nhum Mỹ An
Mắm nhum Mỹ An là món ăn đặc sản của Bình Định
Nhum có nhiều loại, để muối mắm phải là nhum ta màu đen. Cách chế biến như sau: Cắt sơ những chiếc gai nhọn tua tủa xung quanh con nhum rồi khoét một lỗ ngay miệng nhum, khéo léo khều lấy thịt nhum cho vào chum sành, rắc một ít muối hạt lên trên, rồi đem vùi vào bếp tro hoặc “giang” nắng từ 10 đến 15 ngày. Mắm nhum chín, nhuyễn tan, sền sệt, mầu đỏ đục, thơm nức. Mắm nhum không phổ biến như các loại mắm khác nên nhiều lúc, có tiền cũng không thể mua được vì không biết nơi bán, hay người có cũng chỉ dùng đãi khách quý hoặc để dành tặng người thân.
Cua huỳnh đế
Cua huỳnh đế là đặc sản của vùng biển Tam Quan và ề Gi (Bình ịnh)
Cua huỳnh đế là đặc sản của vùng biển Tam Quan và ề Gi (Bình ịnh). Cua đế có bộ áo giáp dày và càng, màu vàng rực như hoàng bào, li ti gai nhọn xuôi theo thân, que và càng to, cạnh sắc lẻm như dao khác hẳn với các loại cua khác.
Bánh hỏi Diêu Trì
Bánh hỏi Diêu Trì là món ăn không thể thiếu vào buổi sáng của người Bình Định
Bánh hỏi có nguồn gốc từ Diêu Trì, là một món ăn không thể thiếu mỗi buổi sáng của người dân Bình Định. Bánh hỏi được làm từ gạo như cách làm bún nhưng sợi bánh thanh mảnh hơn. Ản kèm với bánh hỏi là lòng và thịt heo thái miếng, bên cạnh là một chén cháo nóng hổi cùng nước mắm tỏi ớt pha hơi ngọt để phù hợp với khẩu vị của người miền Trung.
Video đang HOT
Nem chợ Huyện là món ăn nổi tiếng của Bình Định
Nem chợ Huyện không mềm như nem Thủ Đức, không ngọt như nem Lai Vung, nem An Cựu mà dai dai, sần sật, chua giòn đã miệng. Nem tươi đã ngon, nướng với than, ăn kèm với bánh, chả ram, rau mùi, tía tô, rau răm, chuối, khế xắt nhỏ, dưa leo, nước chấm (hoặc xì dầu) và vài múi tỏi, trái ớt càng tuyệt.
Bánh xèo Mỹ Cang ngon có tiếng ở Bình Định
Một món ăn nổi tiếng không kém ở đất võ là món bánh xèo tôm nhảy. Người dân chọn lựa rất kỹ những nguyên liệu để làm bánh từ bột gạo có quyện một chút bột nghệ và nước cốt dừa đến những con tôm đất nhỏ nhưng chắc thịt. Bánh xèo Bình Định không quá to như trong miền Nam mà được đổ trong nhiều khuôn nhỏ, vừa vặn để dễ cuốn ăn cùng bánh tráng. Vị bánh xèo vừa ngọt, vừa giòn lại vừa chua để lại rất nhiều ấn tượng cho các khách từng có dịp thưởng thức. Một số địa phương chế biến bánh xèo ngon là Mỹ Cang (Phù Mỹ), Hoài Đức (Hoài Nhơn),…
Để có một tô bún tôm Châu Trúc ngon phải trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ. Đầu tiên là làm bún, gạo được ngâm cho mềm rồi mang đi xay sau đó cho vào túi vải đăng ráo nước. Bột khi đã ráo nước được đưa vào cối giã nhuyễn. Mỗi cối bột là một dặn, người bán bún ép bún từ dặn, bún chạy thẳng vào nồi nước luộc. Tôm dùng nấu bún phải là những con tôm đất được đánh bắt từ đầm Châu Trúc, hãy còn sống, nhảy tanh tách, bỏ vào cối giã nhuyễn cùng với tí muối, tí ớt… Khi có người đến ăn bún, người bán dùng đũa gẩy một đũa thịt tôm cho vào bát, cho chút bột ngọt, nước mắm, múc nước luộc bún đang sôi đổ vào bát khuấy đều, sau đó cho bún vào, rắc mấy cọng hành ngò, chút tiêu. Món này dọn kèm với bánh tráng nướng giòn thơm.
Bún Song Thằn làng An Thái (An Nhơn) từ lâu đã quen thuộc trong câu ca “Nón ngựa Gò Găng, bún song thằn An Thái”. Chắc mọi người còn đang thắc mắc về cái tên lạ lẫm của loại bún này?. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì khi làm bún, người ta thường bắt dây bún từng đôi một. Bún song thằn nổi tiếng ở Bình Định vì có hương vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao vì làm từ đậu xanh. Bún song thằn có thể ăn cùng với lòng gà hoặc mua về làm quà cho người thân.
Gié bò là món ăn chế biến chủ yếu từ ruột non của bò. Khi mổ bò, chọn khúc ruột non ngon nhất, còn tươi, bên trong ruột còn chất nhầy trong xanh gọi là gié. Gié bò không phải là món dễ ăn và chỉ người sành ăn mới khoái khẩu. Tô gié nóng hổi, nước gié màu nâu hơi có chút ánh xanh. Dọn thêm bún tươi, rau sống và bánh tráng mè nướng. Mùi cay nồng của ớt, gừng, sả, vị chua của lá giang, vị ngọt thanh của nước dừa, vị đắng nhẹ của gié với bún và rau sống thật hợp.
Bánh ít lá gai là một loại bánh đặc sản của người dân Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung. Nguyên liệu chính để làm bánh là bột nếp và lá gai. Bánh khi ăn mềm, dẻo cùng vị ngọt vừa phải rất ngon miệng.
Bánh dây Bồng Sơn
Bánh dây là món ăn có nguồn gốc từ thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn. Đây là một món ăn làm từ gạo, nhưng lại mang hương vị khác hẳn. Điểm đặc biệt trong công đoạn chế biến đó chính là muốn có bánh dây ngon thì phải dùng đến gạo lúa cũ đã thu hoạch từ nhiều tháng trước. Bánh dây ăn cùng một ít dầu hẹ được thoa đều và đậu phộng giã nhỏ được rải lên. Vị dai của sợi bánh dây hòa lẫn với mùi thơm của nước mắm ngon tạo nên một món ăn dân dã, mộc mạc nhưng vẫn mang đậm hương vị riêng khó quên của miền đất võ
Theo Charmtrip
Điểm danh 4 món ăn đặc sản từ cá nổi tiếng nhất miền Bắc
Việt Nam là nước có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, thủy hải sản vô cùng đa dạng phong phú đặc biệt là cá. Cá nhiều, nhiều loại cá ngon và phong phú trong cách chế biến ...
Bạn có biết 4 món ăn đặc sản từ cá nổi tiếng nhất miền Bắc chưa? Cùng khám phá nhé!
1. Cá kho Vũ Đại
Làng Vũ Đại (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) có lẽ là cái tên không xa lạ với người Việt. Không chỉ nổi tiếng là ngôi làng của Chí Phèo - Thị Nở, Vũ Đại còn là ngôi làng nổi tiếng với món cá kho. Cá kho Vũ Đại có lẽ là món cá kho đắt nhất nhưng ngon nhất Việt Nam.
Miếng cá kho Vũ Đại
Cá kho Vũ Đại ngon cái ngon nổi tiếng được tạo nên từ sự cầu kỳ kỹ lưỡng trong các khâu từ chuẩn bị nguyên liệu đến dụng cụ kho và đến cách kho cá. Cá chọn kho phải là cá trắm đen to nặng khoảng 3 kg trở lên. Loại cá này ít xương nhỏ và có nhiều thịt nạc. Cá được tẩm ướp theo cách riêng với nhiều loại gia vị như gừng, giềng, hành khô, ớt, nước dừa, nước cốt cua đồng, nước mắm, mì chính, chanh, hạt tiêu... Các loại gia vị vừa được cho vào lúc bắt đầu kho vừa được cho thêm trong quá trình kho đòi hỏi rất công phu và tỉ mỉ.
Không chỉ có vậy, cá muốn ngon phải được kho trong niêu đất ở Trù Sơn (Đô Lương, Nghệ An), nếu kho cá ở niêu đất vùng khác sẽ không được ngon bằng. Khi kho cá phải kho liên tục trong 16 tiếng đồng hồ và phải thức canh lửa cho phù hợp.
Cá kho Vũ Đại được kho trong niêu đất thời gian 16 tiếng
Sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong từng khâu chế biến đó đã tạo ra món cá kho làng Vũ Đại thơm ngon, chắc thịt. Khi ăn cá không bị khô, béo ngậy, gia vị ngấm đều, hương thơm hòa quyện đặc biệt hấp dẫn.
2. Pa pỉnh tộp
Pa pỉnh tộp là món ăn đặc sản của người dân tộc Thái ở vùng miền núi cao phía Bắc. Pa pỉnh tộp được người Thái trân trọng xếp hạng những món ăn sang trọng bậc nhất của dân tộc mình và thường ca ngợi món ăn này qua câu: " Gà tơ tần đem đến không bằng pa pỉnh tộp đem cho".
Nếu như món cá Vũ Đại nổi tiếng với phương thức kho thì pa pỉnh tộp lại nổi tiếng với phương thức nướng gập cá. Cá sau khi bắt từ suối về được mổ, làm sạch ruột và vảy. Thông thường cá được mổ dưới bụng nhưng người Thái làm món pa pỉnh tộp bằng cách mổ dọc theo sống lưng để có thể dễ dàng gập úp lại sau đó khía những đường song song trên mình cá.
Pa pỉnh tộp của người Thái
Cá trước khi nướng thường được tẩm ướp gừng, xả, rau thơm và đặc biệt được tẩm một loại gia vị đặc trưng của núi rừng đó là mắc khén và mầm măng cây sa nhân, được xoa một lớp bột riềng và thính gạo thơm. Pa pỉnh tộp sau khi nướng thịt rất thơm, ngậy và chắc đặc biệt có hòa quyện của nhiều vị chua , ngọt, mặn đắng. Khi ăn kèm chút xôi nếp chấm với chẩm chéo, thưởng thức cùng món rượu ngô cay cay, tê tê thực sự là một trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời, khó quên.
3. Chả cá Lã Vọng
Chả cá Lã Vọng là món ăn đặc sản từ cá nổi tiếng của vùng đất Hà thành. Liên quan đến món cá này là câu chuyện về sự ra đồi của một cái tên độc đáo, một câu chuyện thú vị.
Dưới thời Pháp thuộc có một gia đình họ Đoàn ở Hà Nội có khách quý đến chơi nên làm món chả cá để đãi khách. Khách ăn khen nức nở nên mở quán bán chả cá. Quán ăn có bày một ông Lã Vọng ngồi bó gối câu cá nên khách quen thường gọi là chả cá Lã Vọng.
Chả cá Lã Vọng ăn kèm bún và mắm tôm
Chả cá Lã Vọng thường được làm từ cá da trơn, ngon nhất là được làm từ cá lăng sông Đà. Bởi cá lăng sông Đà có đặc điểm là ít xương, thịt cá dai và giòn, thơm ngon hơn những loại cá da trơn khác.
Chả cá Lã Vọng ngon nổi tiếng, sự ngon đến từ sự kết hợp hòa quyện giữa thịt cá, rau thì là, hành hoa cắt khúc. Miếng cá vàng và thơm, thịt rất ngọt. Khi ăn kèm cùng bún, bánh đa nướng và mắm tôm thì thực sự là một món ngon tuyệt hảo.
4. Canh cá Quỳnh Côi
Canh cá Quỳnh Côi là món ngon đặc sản nổi danh của miền quê lúa Thái Bình. Canh cá Quỳnh Côi thường được làm từ cá rô đồng nhưng không phải là cá lọc nước nấu canh.
Canh cá Quỳnh Côi
Để làm món canh cá Quỳnh Côi, cá khi bắt về sẽ được lọc thịt đem rán thơm, xương cá được hầm lấy nước nấu canh. Bát canh cá Quỳnh Côi rất giản dị với một nhúm bánh đa phở (loại mảnh nhỏ), một ít rau (có thể là một hay hai loại rau: rau cải, rau cần, rau nhút, rau ngót), vài miếng thịt cá. Canh cá Quỳnh Côi giản dị, chân quên nhưng ăn một lần thì cảm thấy rất nhớ.
Món ăn từ cá xuất hiện rất nhiều trong bữa cơm gia đình của người Việt nhưng những món ăn đặc sản từ cá nổi tiếng thì không phải ai cùng từng nếm qua. Nếu bạn có cơ hội đến những miền đất có đặc sản từ cá nổi tiếng hãy tranh thủ cơ hội thưởng thức ngay nhé. Chắc chắn bạn sẽ có được trải nghiệm ẩm thực thú vị đấy!
Theo Thể Thao Việt Nam
Đến Cà Mau đừng quên thưởng thức 5 món đặc sản này Đất mũi Cà Mau không chỉ thu hút du khách bởi nơi đây là điểm cực Nam của Việt Nam và cũng là điểm đến cuối cùng của nước ta mà còn bởi ẩm thực với vô vàn món ăn nổi tiếng mang đậm hương vị của cả rừng và biển. Thế nên nếu có dịp ghé thăm miền đất này thì đừng...