15 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư vú
Ngoài việc siêng năng tập thể dục thì ăn một số loại thực phẩm cũng giúp phụ nữ ngăn ngừa bệnh ung thư vú.
Mặc dù không phải là giải pháp duy nhất, nhưng việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng sẽ không chỉ tác dụng đối với việc ngăn ngừa ung thư mà còn tăng cường sức khỏe một cách tổng thể.
Theo thống kê của Globocan, Việt Nam đang đứng đầu thế giới về tỷ lệ mắc ung thư vú hiện nay. Cụ thể tỷ lệ mắc mới là 15229 ca và tỷ lệ tử cong là 6103 ca. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư. Chính vì thế, việc lựa chọn chế độ ăn uống chủ động, làm giảm nguy cơ ung thư vú, cải thiện sức khỏe tổng thể như: giúp duy trì năng lượng, tăng cường hệ thống miễn dịch và cung cấp các chất dinh dưỡng là điều cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên, thực phẩm chỉ có tác dụng phòng ngừa nên bạn không nên xem nó là biện pháp duy nhất của mình. Dưới đây là gợi ý một số thực phẩm hỗ trợ chị em phụ nữ phòng ngừa bệnh ung thư vú.
1. Trà xanh
Trà xanh có nhiều công dụng, từ giảm cân đến kiểm soát huyết áp. Nó chứa nhiều chất polyphenol và catechin. Những chất chống oxy hóa này có thể giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương DNA do các gốc tự do gây ra. Mặc dù vẫn cần nhiều nghiên cứu để chứng minh tính hiệu quả của nó, nhưng nó hoàn toàn không có hại gì khi thêm một cốc trà buổi sáng vào thói quen hàng ngày của bạn.
Ảnh minh họa
2. Nước lựu ép
Loại nước ép này có chứa polyphenol. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy rằng nước ép lựu có khả năng là một công cụ phòng ngừa đối với một số bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư vú. Các nhà nghiên cứu cũng đề xuất, chiết xuất từ quả lựu có thể mang lại lợi ích tương tự với liều lượng nhỏ hơn so với nước trái cây.
Nếu bạn bị tiểu đường, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thêm nước ép lựu vào chế độ ăn uống, vì nước trái cây thường có nhiều đường và có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết của bạn.
3. Quả mọng
Các loại quả mọng như việt quất, dâu tây và mâm xôi đen đều chứa một lượng lớn polyphenol. Đây là chất có thể có đặc tính chống ung thư. Ngoài ra, chúng còn có nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitaminC
4. Mận và đào
Theo một nghiên cứu trên động vật năm 2009, nguồn polyphenol có trong mận và đào, giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư hình thành và ngăn quá trình nhân tế bào.
Bằng chứng cho thấy các polyphenol giúp tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh. Nhưng cần nghiên cứu hơn để xác định bạn nên ăn bao nhiêu để hưởng lợi từ các đặc tính chống ung thư của nó.
Video đang HOT
5. Rau cải
Loại rau này thường giàu vitamin chống oxy hóa, chẳng hạn như C, E và K, và nhiều chất xơ. Các loại rau họ cải có chứa glucosinolates, là một chất có đặc tính chống ung thư. Các loại rau họ cải phổ biến bao gồm: bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, cải xoăn.
6. Các loại rau có màu xanh đậm
Rau có màu xanh càng đậm thì độ dinh dưỡng càng đậm đặc. Các loại rau có màu xanh thường có nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ, là công cụ chống ung thư mạnh. Các tùy chọn phổ biến bao gồm: rau bina cải xoăn và củ cải xanh.
7. Carotenoids
Carotenoids được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả màu đỏ, cam, xanh đậm và vàng. Những thực phẩm này thường có nhiều vitamin A, lutein, beta carotene và lycopene, tất cả đều có hiệu quả chống lại các gốc tự do. Bạn có thể tìm thấy Carotenoids trong các loại thực phẩm như: cà rốt, cà chua, cải xoăn, quả mơ và khoai lang.
8. Apigenin
Apigenin là một flavonoid được tìm thấy trong một số loại trái cây, rau và thảo mộc. Vì apigenin là chất chống oxy hóa, nên những thực phẩm này có đặc tính chống viêm. Theo một nghiên cứu năm 2010, apigenin có thể ức chế sự tăng trưởng các tế bào ung thư vú.
Apigenin được tìm thấy trong các loại thực phẩm như: mùi tây, rau cần tây, hoa cúc, bạc hà, rau bina, cam thảo. Nó cũng được tìm thấy trong một số loại thảo mộc như: Rau kinh giới, húng quế, xạ hương, cây mê điệt, rau mùi.
9. Axit béo omega-3
Omega-3 được tìm thấy rất nhiều trong các loài cá. Nó là chất dinh dưỡng cần thiết hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch. Một nghiên cứu năm 2015 đã đánh giá tác động của omega-3 đối với phụ nữ béo phì và có mô vú dày. Phụ nữ có mô vú dày thì nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp sáu lần so với phụ nữ có mô vú ít hơn. Trong nghiên cứu này, mật độ mô vú giảm liên quan đến lượng axit béo omega-3 được sử dụng. Điều này được cho là làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Hàm lượng omega-3 cao có thể được tìm thấy trong các loài cá như cá hồi, cá mòi, cá trích, dầu cá. Số lượng ít hơn có thể được tìm thấy trong quả óc chó hạt lanh và dầu hạt.
10. Lignans và saponin
Lignans và saponin là polyphenol có đặc tính chống ung thư. Chúng được tìm thấy trong các loại đậu, như: Đậu lăng, đậu Hà Lan đậu thận. Ngoài ra, đậu cũng chứa các chất chống oxy hóa, chất đạm, folate và chất xơ.
11. Các loại ngũ cốc
Thực phẩm nguyên hạt cũng chứa nhiều polyphenol chống ung thư. Chúng thường chứa các chất dinh dưỡng quan trọng khác, chẳng hạn như chất xơ, magiê và protein. Các lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt phổ biến bao gồm: gạo lứt, cháo bột yến mạch, ngô farro, lúa mạch.
12. Capsaicin
Cả ớt khô và ớt tươi đều chứa capsaicin. Hạt tiêu càng nóng thì càng có nhiều capsaicin. Capsaicin chủ yếu được biết đến như một phương pháp điều trị tại và chỗ hiệu quả cho cơn đau. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy capsaicin có thể ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của các tế bào ác tính ở một số người bị mắc bệnh. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều có thể gây kích ứng cho đường tiêu hóa. Hiện tại vẫn chưa có khuyến cáo liều lượng cụ thể nào cho việc sử dụng capsaicin.
13. Tỏi
Tỏi được biết đến với hương vị và mùi thơm đặc biệt. Nghiên cứu năm 2017 đã phân tích tác động của tỏi và các loại rau allium khác đối với các tế bào ung thư vú. Họ tìm thấy tác động tích cực đối với cả ung thư vú. Tuy nhiên, vẫn cần thời gian nghiên cứu về vấn đề này để xác định kết quả và khuyến nghị liều dùng.
Tỏi có mùi thơm và hương vị đặc biệt khi kết hợp với các loại rau sẽ phát huy tác dụng chống ung thư
14. Nghệ
Là một loại gia vị thường thấy trong ẩm thực Ấn Độ, nghệ có chứa chất curcumin chống viêm và chống oxy hóa. Một số nghiên cứu cho thấy chất curcumin giúp giảm tác dụng độc hại của một số tế bào ung thư vú và có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào. Hiện tại, liều lượng khuyến cáo hàng ngày dao động từ 200 đến 500 miligam curcumin mỗi ngày.
15. Thực phẩm chứa isoflavone
Một số thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành, có chứa hóa chất tự nhiên gọi là isoflavone. Một số người lo ngại rằng đậu nành và các thực phẩm isoflavone khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Trên thực tế, trong nghiên cứu lại cho rằng isoflavone mang lại lợi ích sức khỏe tích cực, bao gồm cả đặc tính chống ung thư. Khi tiêu thụ đậu nành, tốt nhất là bạn hãy chọn thực phẩm đậu nành nguyên chất, bao gồm đậu hũ, sữa đậu nành.
Để bảo vệ toàn diện cho sức khỏe, ngoài việc ăn uống kết hợp các thực phẩm trên thì phụ nữ cần tránh những thực phẩm khác. Một số bằng chứng chứng minh việc sử dụng rượu bia làm tăng tỷ lệ ung thư vú ở phụ nữ. Nguyên nhân khi uống rượu có thể làm tăng mức estrogen và các hormone khác gắn liền với dạng ung thư vú này.
Hiện tại ước tính phụ nữ uống ba loại đồ uống có cồn mỗi tuần có khả năng phát triển ung thư vú cao hơn 15% so với những phụ nữ không uống rượu. Nguy cơ này có thể tăng thêm 10 phần trăm nếu uống thường xuyên.
Bên cạnh đó, việc sàng lọc phòng ngừa và giảm độc tố môi trường có thể góp phần gây đột biến tế bào. Hãy lên lịch chụp nhũ ảnh và siêu âm vú hàng năm để phát hiện sớm nhất các dấu hiệu của ung thư vú.
Bất ngờ mối liên hệ của rượu bia và bệnh ung thư
Uống quá nhiều rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ gây nên một số loại ung thư như ung thư khoang miệng, ung thư hầu họng, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tụy và ung thư dạ dày...
Uống nhiều rượu bia làm tăng khả năng ung thư. Ảnh Theo trang Eat This, Not That!
Tăng nguy cơ ung thư
Rượu bia dường như đang trở thành một thứ không thể thiếu trong mỗi bữa tiệc của người dân Việt Nam. Thế nhưng, không phải ai cũng biết, việc uống quá nhiều rượu bia sẽ dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn, trong đó, có nguy cơ của căn bệnh ung thư.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khi sử dụng rượu bia, 95% chất cồn được chuyển hóa qua gan trở thành các hợp chất mới, dưới tác dụng của enzyme alcohol dehydrogenase, rượu được oxy hóa thành acetaldehyde, một chất làm sinh sôi các tế bào ung thư bằng cách tấn công DNA.
Thêm vào đó, nếu càng uống nhiều rượu, hàm lượng acetaldehyde trong nước bọt sẽ càng gia tăng, góp phần làm tổn thương DNA ở các tế bào niêm mạc miệng, vòm họng, thực quản và đường hô hấp.
Giống như thuốc lá, rượu là một trong số ít các chất liên quan đến tăng nguy cơ ung thư. Rượu cũng làm tăng khả năng hấp thu các chất gây ung thư vào cơ thể như hút thuốc lá; kích thích cơ thể sản sinh ra các phân tử có hoạt tính cao gây tổn hại các tế bào DNA, và từ đó dẫn đến ung thư.
Nên uống vừa đủ
Theo khuyến cáo của Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, không có biện pháp nào được chứng minh giúp ngăn ngừa ung thư hoàn toàn. Tuy nhiên, các bước dưới đây có thể giúp bạn giảm nguy cơ liên quan đến rượu bia khi sử dụng.
Đầu tiên, cần hạn chế số lượng đồ uống có cồn đưa vào cơ thể.
Đối với phụ nữ, giới hạn không quá một ly mỗi ngày. Đối với nam giới, giới hạn không quá 1 đến 2 ly mỗi ngày.
Một ly đồ uống được định nghĩa là: 12 ounce (oz) hoặc 341 ml bia; 5 oz hoặc 142 ml rượu vang; 1,5 oz hoặc 43 ml rượu 80 độ.
Đối với phụ nữ, uống nhiều rượu có nghĩa là uống 4 đơn vị trở lên trong một thời gian ngắn. Đối với nam giới, nó có nghĩa là uống 5 đơn vị rượu trở lên. Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nhất định, ngay cả khi bạn không uống rượu thường xuyên.
Không có bằng chứng rõ ràng rằng uống rượu vang đỏ giúp ngăn ngừa ung thư. Do đó, giới hạn đồ uống hiện tại được đề nghị cũng bao gồm rượu vang đỏ.
Một biện pháp khác là cần tránh sử dụng cả rượu và thuốc lá. Sự kết hợp này làm tăng thêm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư như ung thư khoang miệng, họng, thanh quản và thực quản.
Ăn đủ folate có thể giúp bảo vệ chống lại nguy cơ của một số bệnh ung thư liên quan đến rượu, chẳng hạn như ung thư vú. Folate được tìm thấy trong các loại rau xanh, trái cây, đậu khô và đậu Hà Lan.
Tham khảo lời khuyên của bác sĩ nếu bạn đang dùng liệu pháp hormon mãn kinh. Kết hợp với rượu, điều này có thể làm tăng thêm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư vú.
Nguy cơ phát triển các loại ung thư được liệt kê ở trên tăng lên khi bạn uống nhiều rượu hơn. Nhưng vẫn còn một số nguy cơ phát triển ung thư với việc uống rượu nhẹ, có nghĩa là bạn uống ít hơn giới hạn hàng ngày được đề xuất.
Nếu bạn đang điều trị ung thư, hãy hỏi bác sĩ về chế độ ăn uống, cần tránh uống rượu. Ví dụ, rượu có thể gây kích ứng hoặc làm trầm trọng thêm các vết loét miệng liên quan đến điều trị hoặc khô miệng. Ngoài ra, rượu có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ do điều trị bằng cách gây mất nước hoặc mất chất dinh dưỡng.
Con 5 tuổi vẫn suốt ngày bị hỏi 'đang cho con bú à' và tình trạng 70% phụ nữ đều gặp phải Không giống như phần đông các chị em khác, H. mỗi lần sinh con xong vòng hai lại nhảy số. Con út đã 5 tuổi nhưng thường xuyên bị hỏi "đang cho con bú à?". Khoảng 70% chị em phụ nữ đều gặp phải tình trạng tích tụ mỡ ở nách. "Đám bạn em sau khi nuôi con bú ngực thường teo tóp,...