143 trẻ em Indonesia tử vong do dịch COVID-19
Ngày 26/5, Chủ tịch Ủy ban X (giám sát các vấn đề giáo dục, thanh niên, thể thao, du lịch, nghệ thuật và văn hóa) thuộc Hạ viện Indonesia, ông Syaiful Huda cho biết 143 trẻ em ở nước này đã tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Dẫn số liệu thống kê của Hiệp hội bác sĩ Indonesia (IDI), quan chức trên cho hay 129 trẻ em đã tử vong với các triệu chứng mắc bệnh, trong khi 14 em khác tử vong và đã được xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Một em nhỏ được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 5/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Syaiful cũng kêu gọi Chính phủ cẩn trọng với kế hoạch mở lại các trường học do tỷ lệ lây nhiễm virus vẫn còn ở mức cao. Theo ông, việc buộc các trường học mở cửa trở lại vào thời điểm này “sẽ gây nguy hiểm cho học sinh và giáo viên”.
Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ, tính đến ngày 26/5, Indonesia đã ghi nhận tổng cộng 23.165 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.418 ca tử vong.
Cùng ngày 26/5, truyền thông Indonesia đưa tin số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Indonesia dự kiến sẽ tăng mạnh vào tuần tới do nhiều người vi phạm các quy định về giãn cách trong kỳ nghỉ lễ xả chay Idul Fitri. Truyền thông địa phương dẫn lời người phát ngôn Lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Chính phủ Indonesia, ông Achmad Yurianto cho hay số ca nhiễm mới nhiều khả năng sẽ tăng mạnh vào tuần tới, dựa vào thời gian ủ bệnh trung bình của COVID-19.
Ông Achmad cho biết, trước lễ Idul Fitri, Lực lượng đặc nhiệm đã yêu cầu người dân tuân theo các hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng khi đi thăm gia đình và người thân, như tránh các cuộc tụ họp nơi công cộng, mang khẩu trang khi rời nhà, thường xuyên rửa tay sát trùng và đảm bảo giãn cách. Tuy nhiên, nhiều người đã không tuân thủ các hướng dẫn này.
Trong khi đó, nhà dịch tễ học Tri Wahyono thuộc Đại học Indonesia cho rằng truyền thống tụ họp gia đình và bắt tay trong lễ Idul Fitri có thể làm suy yếu chính sách giãn cách xã hội của chính phủ và khiến số lượng người mắc COVID-19 gia tăng đột biến, đặc biệt là tại các vùng đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh như vùng Đại Jakarta.
Theo ông Tri Wahyono, những người mắc bệnh song không xuất hiện triệu chứng có thể dễ dàng truyền bệnh cho những người khác. Theo tính toán, 1/5 trong số những người từng tiếp xúc với các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 sẽ bị mắc bệnh. Ngoài ra, việc giảm khả năng xét nghiệm do nghỉ lễ cũng có thể góp phần làm gia tăng đột biến các ca nhiễm mới vào tuần tới. Dịch COVID-19 nhiều khả năng sẽ chưa đạt đỉnh vào đầu tháng 6 và số lượng các ca lây nhiễm có thể vượt 32.000 ca, khác với các dự báo.
Các nước phạt nặng người chống lệnh phong tỏa ngừa Covid-19 thế nào?
Các quốc gia trên thế giới tăng cường các biện pháp xử phạt người chống lệnh phong toả trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát dữ dội.
Tây Ban Nha
Quốc gia với khoảng 46 triệu dân áp lệnh phong tỏa từ 14/3. Người dân chỉ được phép rời nhà khi có công việc thiết yếu, mua sắm thực phẩm, lý do y tế hoặc dắt chó đi dạo.
Những người chống lệnh sẽ phải đối mặt với các khoản phạt từ 108 USD (hơn 2,5 triệu đồng) với các vi phạm nhỏ cho tới khung phạt nặng nhất là 1 năm tù với các vi phạm nghiêm trọng.
Cây cầu Ronda ở Tây Ban Nha không một bóng người qua lại sau lệnh phong tỏa. (Ảnh: The Guardian)
Italy
Italy bắt đầu phong tỏa toàn quốc, hạn chế đi lại, cấm tụ họp công cộng từ 10/3. Để thắt chặt hơn nữa các biện pháp, Thủ tướng Giuseppe Conte hôm 21/3 ra lệnh đóng cửa tất cả các doanh nghiệp và ngành công nghiệp không thiết yếu cho tới ngày 3/4.
Các hoạt động thể thao, thể chất ngoài trời, thậm chí là cá nhân cũng bị cấm.
Bất cứ ai bị bắt gặp trên đường mà không có lý do chính đáng đều có nguy cơ bị phạt 223 USD (hơn 5 triệu đồng).
Pháp
Hôm 16/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi người dân ở nhà trong vòng 15 ngày kể từ 17/3. Các cuộc tụ họp đông người bị cấm.
Hầu hết các cửa hàng, nhà hàng và các cơ sở giải trí đều bị đóng cửa để ngăn người dân ra khỏi nhà.
Vào ngày đầu tiên các quy định này được áp dụng, 4.095 người phải nộp tiền phạt vi phạm. Mức phạt ban đầu là 38 USD (hơn 900 nghìn đồng), sau đó nâng lên 146 USD (3,4 triệu đồng).
Thủ tướng Edouard Philippe cho biết, từ ngày 24/3, người dân chỉ được tập thể dục một mình hoặc với con cái 1 lần/ngày, không quá 1 giờ và giới hạn trong phạm vi 1 km từ nhà của họ.
Cảnh sát Pháp kiểm soát người dân và yêu cầu di chuyển khỏi bãi biển hôm 18/3. (Ảnh: Reuters)
Đức
Chính quyền Đức kêu gọi dân chúng "ở trong nhà", hạn chế tiếp xúc với người khác càng nhiều càng tốt.
Giới chức nước này cũng cấm các cuộc tụ tập trên 2 người, đóng cửa trường học, cửa hàng, quán bar và các nhà hàng không thiết yếu.
Tuy nhiên, nhiều người dân tỏ thái độ chống đối và vẫn tiếp tục tổ chức các "bữa tiệc corona". Theo Spiegel, hiện không có hướng dẫn chung nào về các khoản phạt với các hành vi chống đối này và các chế tài sẽ do từng bang tự quyết định.
Tại các bang North Rhine-Westphalia và Rhineland-Palatinate, những người rời khỏi nhà không có lý do chính đáng sẽ phải đối mặt với khoản phạt lên tới 27.000 USD (hơn 600 triệu đồng).
Tuy nhiên, ở Bavaria, bang lớn nhất của Đức, các trường hợp vi phạm chỉ bị nhắc nhở mà không đi kèm với các khoản phạt tài chính.
Anh
Anh hôm 23/3 đóng cửa tất cả các cửa hàng không thiết yếu, cấm các cuộc hội họp trên 2 người và yêu cầu người dân ở trong nhà, trừ các trường hợp ra ngoài mua nhu yếu phẩm hoặc lấy thuốc. Người vi phạm sẽ phải nộp phạt 35 USD (hơn 800 nghìn đồng).
Các trường học trên khắp nước Anh, cũng như các quán rượu, nhà hàng, phòng tập thể dục, nhà hát cũng đã phải đóng cửa.
Cảnh sát Anh nhắc nhở một cặp đôi ngồi uống cafe trên phố. (Ảnh: Bigwnews)
Mỹ
Nhiều bang của Mỹ như Washington, San Francisco, California, Connecticut, Delwar, Hawaii, Illinois, Indiana, Kentucky, Louisiana, Massachusetts, Michigan, New York, Oregon, West Virginia và Wisconsin ban hành sắc lệnh yêu cầu người dân ở nhà.
Trừ khi người dân có nhu cầu mua nhu yếu phẩm, thuộc thành phần phải đi làm trong các lĩnh vực quan trọng.
Chính quyền địa phương nhiều khu vực còn áp lệnh giới nghiêm, cắt giảm giao thông công cộng hoặc phong tỏa một số con đường.
Australia
Người dân Australia bắt đầu sống dưới các hạn chế nghiêm ngặt từ ngày 23/3. Các quán rượu, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, phòng tập thể dục và nhà thờ bị đóng cửa. Các biện pháp chống dịch dự kiến sẽ được áp dụng tại Australia trong ít nhất 6 tháng.
Thủ tướng Scott Morrison cảnh báo, nếu người dân không tuân thủ các quy tắc, giới chức sẽ thi hành các biện pháp hà khắc hơn.
Philippines
Đảo Luzon, chiếm 1/3 diện tích của Philippines với 100 triệu người áp lệnh phong tỏa từ 16/3 tới 13/4. Bộ trưởng Tư pháp Philippines, Menardo Guevarra cảnh báo những người vi phạm chống lệnh hoặc không tuân theo khuyến cáo sẽ phải đối mặt với các cáo buộc và bị bắt giữ.
Mức phạt cho các trường hợp "kháng cự yêu cầu từ những người có thẩm quyền" là 100.000 peso (hơn 46 triệu đồng) và phạt tù tới 6 tháng.
Ở thành phố Paranaque, những người vi phạm lệnh giới nghiêm bị phạt ngồi dưới cái nắng thiêu đốt.
Ấn Độ
Lệnh phong tỏa toàn quốc được Thủ tướng Ấn Độ Nerandra Modi ban hành có hiệu lực từ ngày 25/3. Những người mạo hiểm ra ngoài mà không có lý do chính đáng có thể bị phạt 1.000 Rupee (hơn 300 nghìn đồng) và bị tống giam tới 6 tháng.
Video: Cảnh sát Ấn Độ dùng roi vụt người vi phạm lệnh phong tỏa
Ngoài ra, cảnh sát còn áp dụng một số biện pháp trừng phạt nghiêm khắc với người vi phạm như đánh roi, cúi đầu, phạt ngồi xổm và véo tai nhau.
Malaysia
Người dân Malaysia đang sống trong lệnh phong tỏa toàn đất nước kéo dài từ 18-31/3. Tất cả các hình thức tụ tập công cộng cho các mục đích, xã hội, tôn giáo, thể thao, văn hóa đều bị cấm.
Những người không tuân thủ các hạn chế này có thể bị phạt 1.000 RM (khoảng 5,3 triệu đồng) hoặc bị bỏ tù không quá 6 tháng hoặc cả 2 hình phạt.
Indonesia
Thủ đô Jakarta của Indonesia ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài trong 2 tuần, từ 23/3. Các dịch vụ giải trí như quán bar, spa, rạp chiếu phim bị đóng cửa trong khi giao thông cũng sẽ giới hạn.
Tổng thống Joko Widodo kêu gọi các công ty cho phép người dân làm việc ở nhà. Hiện Indonesia chưa xử phạt các trường hợp không tuân thủ.
SONG HY
COVID-19: Iran có thêm 157 người chết và 2.389 ca nhiễm mới trong ngày Phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Kianush Jahanpur chiều 26.3 thông báo trong 24 giờ trước đó có thêm 157 người chết vì COVID-19 và 2.389 ca nhiễm mới, theo Reuters. Số người chết vì COVID-19 ở Iran tăng lên hơn 2.200 . Ảnh Reuters Số người chết và số ca nhiễm mới nói trên nâng tổng số ca tử vong và...